ĐH Hàng hải VN gặp mặt các thế hệ 'Xếp bút nghiên lên đường ra trận chiến đấu'

26/04/2022 15:54
LÃ TIẾN
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Ngày 26/4, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tổ chức gặp mặt các thế hệ cựu giảng viên, sinh viên “Xếp bút nghiên lên đường ra trận chiến đấu” từ năm 1964-1979.

Chương trình được tổ chức nhằm trân trọng và tri ân sự đóng góp, hy sinh của các thế hệ cựu giảng viên, sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam xung phong lên đường ra mặt trận chiến đấu.

Tại chương trình, các đại biểu đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, những người đã hi sinh xương máu của đời mình để dành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Các đại biểu đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, những người đã hi sinh xương máu của đời mình để dành lại độc lập, tự do cho dân tộc (Ảnh: LT)

Các đại biểu đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, những người đã hi sinh xương máu của đời mình để dành lại độc lập, tự do cho dân tộc (Ảnh: LT)

Trong diễn văn khai mạc, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Xuân Dương – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Hôm nay là một ngày vô cùng đặc biệt đối với Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, ngôi trường đã được các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên đặt cho một cái tên vô cùng thân thương - Mái trường của Đại Dương.

Mái trường Đại dương thân yêu hôm nay được đón những người lính cựu sinh viên cùng đồng đội, người thân trở về, như những người con thân yêu trở về ngôi nhà thứ hai sau bao năm năm xa cách.

Một cuộc gặp mặt ngắn ngủi, đầy xúc động, nhưng để tổ chức được, Nhà trường và Ban Liên lạc CCB-CSV đã phải mất gần 3 năm để chuẩn bị”.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Xuân Dương – Hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai mạc (Ảnh: LT)

Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Xuân Dương – Hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai mạc (Ảnh: LT)

Ngày 01/4/1956, Mái trường Đại dương chính thức được ra đời giữa lòng thành phố Hải Phòng trung dũng, quyết thắng, với tiền thân là Trường Sơ cấp Lái tàu, Trường Sơ cấp Máy tàu.

Năm 1959, mái trường được nâng cấp thành Trường Trung cấp Hàng hải; năm 1961 được đổi tên thành Trường Hàng hải; năm 1976, được nâng cấp thành Trường Đại học Hàng hải.

Năm 1968, Phân hiệu Giao thông đường thuỷ thuộc Trường Đại học Giao thông vận tải được thành lập tại Hải Phòng và được nâng cấp thành Trường Đại học Giao thông đường thuỷ vào năm 1979. Năm 1984, Trường Đại học Giao thông đường thuỷ được sáp nhập vào Trường Đại học Hàng hải.

Năm 2013, Trường Đại học Hàng hải được Thủ tướng Chính phủ chính thức đổi tên thành Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

Thiếu tướng Lưu Xuân Cải, Chủ tịch Hội Chủ tịch Hội cựu chiến binh thành phố Hải Phòng phát biểu tại cuộc gặp mặt (Ảnh: LT)Thiếu tướng Lưu Xuân Cải, Chủ tịch Hội Chủ tịch Hội cựu chiến binh thành phố Hải Phòng phát biểu tại cuộc gặp mặt (Ảnh: LT)

Năm tháng qua đi, lớp lớp các thầy cô giáo, các cán bộ giảng viên, sinh viên của nhà trường đã không tiếc công sức, xương máu, với trí tuệ và lòng nhiệt huyết đã góp phần không nhỏ cho sự nghiệp thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ chủ quyền cả trên đất liền và biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.

Nhiều thầy giáo, cô giáo, nhiều cựu sinh viên đã tham gia thiết kế, chế tạo ra những con tàu không số, nhiều người khác kiên cường trực tiếp giữ vững tay lái những con tàu đặc biệt đó, những con tàu đã làm nên đường mòn Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại, trực tiếp chi viện vũ khí cho chiến trường Miền Nam.

Đại tá Đoàn Ngọc Hải, đại diện Ban liên lạc các thế hệ cựu chiến binh, cựu sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam báo cáo các hoạt động của các thế hệ cựu chiến binh, cựu sinh viên trong thời gian vừa qua (Ảnh: LT)Đại tá Đoàn Ngọc Hải, đại diện Ban liên lạc các thế hệ cựu chiến binh, cựu sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam báo cáo các hoạt động của các thế hệ cựu chiến binh, cựu sinh viên trong thời gian vừa qua (Ảnh: LT)

Nhiều thầy cô giáo, cựu sinh viên khác đã dũng cảm vận hành các con tàu rà phá thuỷ lôi, bom mìn tại khu vực Cảng Hải Phòng trong những năm tháng đế quốc Mỹ điên cuồng bắn phá Miền Bắc, mà mỗi lần trước khi bước lên tàu là một lần họ được truy điệu sống.

Có những cựu sinh viên khác đã viết những bức tâm thư bằng máu để được lên đường ra trận chiến đấu trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất đất nước, bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới Đông Bắc, và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.

Đại tá Lê Anh Bút - Đại diện cựu chiến binh, cựu sinh viên của nhà trường phát biểu tại cuộc gặp mặt (Ảnh: LT)Đại tá Lê Anh Bút - Đại diện cựu chiến binh, cựu sinh viên của nhà trường phát biểu tại cuộc gặp mặt (Ảnh: LT)

Theo thống kê chưa đầy đủ của nhà trường và Ban liên lạc Hội Cựu cán bộ -Cựu sinh viên, trong giai đoạn từ 1964 đến 1979, đã có 6 thầy giáo và gần 600 sinh viên nhà trường nhập ngũ lên đường ra trận.

Trong số đó, đã có 47 liệt sĩ anh dũng hi sinh trên các chiến trường chống Mỹ và 2 cuộc chiến tranh biên giới, trong cuộc chiến đấu bảo vệ từng tấc biển thân yêu của Tổ Quốc; gần 50 người là thương binh, gần 50 người nhiễm chất độc màu da cam.

Sinh viên Hoàng Thu Trang - sinh viên lớp KTN59ĐH - đại diện cho sinh viên nhà trường tri ân đến các thế hệ cha anh - những người đã hy sinh phần máu thịt để tô thắm thêm lá cờ của Tổ Quốc (Ảnh: LT)Sinh viên Hoàng Thu Trang - sinh viên lớp KTN59ĐH - đại diện cho sinh viên nhà trường tri ân đến các thế hệ cha anh - những người đã hy sinh phần máu thịt để tô thắm thêm lá cờ của Tổ Quốc (Ảnh: LT)

Nhưng sâu thẳm trong trái tim và khối óc của những người còn sống trở về luôn có hình ảnh Mái trường Đại dương thân yêu.

Họ luôn mong có một ngày được trở về Mái trường đại học đầu tiên, đánh dấu những ngày tháng thanh xuân đẹp nhất của họ.

Đại diện lãnh đạo nhà trường trao quà tặng các cựu chiến binh,cựu sinh viên (Ảnh: LT)Đại diện lãnh đạo nhà trường trao quà tặng các cựu chiến binh,cựu sinh viên (Ảnh: LT)

Qua 66 năm xây dựng và trưởng thành, với những đóng góp vô cùng to lớn của các thế hệ thầy cô giáo và sinh viên, trong đó có những anh hùng liệt sĩ, những cựu chiến binh-cựu giảng viên, sinh viên của nhà trường, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý nhất mà không phải trường Đại học nào cũng có được.

Đó là Danh hiệu Anh hùng Lao động (2006), Huân chương Độc lập Hạng Nhất (2006), Huân chương Hồ Chí Minh (2011), Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (2016), và rất nhiều những huân chương cao quý khác.

Đại diện lãnh đạo nhà trường trao quà tặng các cựu chiến binh,cựu sinh viên (Ảnh: LT)

Đại diện lãnh đạo nhà trường trao quà tặng các cựu chiến binh,cựu sinh viên (Ảnh: LT)

Tháng 12/2000, nhà trường đã góp phần không nhỏ đưa Việt Nam trở thành một trong 73 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tiên trên thế giới được công nhận vào Danh sách Trắng (White List) của Tổ chức Hàng hải Quốc tế, và được công nhận là thành viên đầy đủ thứ 44 của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải Quốc tế (IAMU) năm 2004.

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định đưa nhà trường vào Danh sách các trường được đầu tư để trở thành Trường đại học trọng điểm quốc gia, khẳng định vị thế quan trọng của nhà trường trong Chiến lược phát triển bền vững Kinh tế biển Việt Nam đến 2030 tầm nhìn đến 2045.

Đại diện lãnh đạo nhà trường trao quà tặng các cựu chiến binh,cựu sinh viên (Ảnh: LT)

Đại diện lãnh đạo nhà trường trao quà tặng các cựu chiến binh,cựu sinh viên (Ảnh: LT)

Trong những năm qua, bằng sự kiên định trong triết lý giáo dục: “Trí tuệ - Sáng tạo - Trách nhiệm - Nhân văn”, uy tín của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ngày càng được nâng cao cả trong nước và quốc tế, chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh, hợp tác quốc tế và mọi mặt công tác khác của trường đã có những bước tiến rất lớn.

Chất lượng sinh viên tốt nghiệp của trường được các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp trong và ngoài nước, cộng đồng xã hội đánh giá rất cao.

Đại diện cựu chiến binh, cựu sinh viên tặng nhiều phần quà ý nghĩa cho nhà trường (Ảnh: LT)Đại diện cựu chiến binh, cựu sinh viên tặng nhiều phần quà ý nghĩa cho nhà trường (Ảnh: LT)

Nhà trường luôn coi trọng những giá trị truyền thống vô cùng quý giá, trong đó việc giáo dục truyền thống anh hùng của lớp cha anh đi trước cho các thế hệ giảng viên trẻ và sinh viên đi sau là một nhiệm vụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Buổi gặp mặt các thế hệ giảng viên, sinh viên xếp bút nghiên ra trận chiến đấu ngày hôm nay thực sự sẽ góp một phần không nhỏ để đạt được mục đích quan trọng đó.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm (Ảnh: LT)

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm (Ảnh: LT)

Nhân dịp này, đại diện lãnh đạo nhà trường trao quà cho đại diện thân nhân gia đình của các liệt sỹ (10 liệt sỹ, trong đó có liệt sỹ Phạm Văn Thiều – Hy sinh tại Gạc Ma năm 1978).

Đồng thời, tặng quà và trao Kỷ niệm chương cho khoảng 120 cựu chiến binh, cựu sinh viên là thương binh.

Đại diện cựu chiến binh, cựu sinh viên đã tặng nhiều phần quà ý nghĩa cho Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

LÃ TIẾN