Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn Trung Nguyên đã chia sẻ nhân dịp Lễ hội cà phê lần thứ IV diễn ra tại Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk từ ngày 9/ - 13/3 vừa qua.Ngành cà phê Việt Nam sẽ còn bay xa- Trong bối cảnh nền cà phê Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn thách thức nhưng cũng có những dấu hiệu lạc quan. Anh có thể chia sẻ điều gì về vấn đề đó?Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Thực ra lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Brazil về sản lượng xuất khẩu ra thế giới đem về kim ngạch gần 4 tỷ đô la. Tôi nghĩ cái đó là vấn đề đáng mừng. Nhưng mà tôi cũng nói nhiều lần rồi, chúng ta có thể làm được nhiều hơn thế nếu chúng ta xác lập cho mình được chiến lược tổng thể và toàn diện cho ngành cà phê Việt Nam.
Tôi tin rằng ngành cà phê Việt Nam sẽ còn vươn cao hơn nữa, không chỉ là xuất khẩu cà phê thô mà còn xuất khẩu cà phê đã qua chế biến. Nhưng với điều kiện chúng ta cùng nhau bàn luận để có thể xác lập cho mình một chiến lược, nhất là các cấp làm chính sách. Tôi nghĩ chúng ta phải có hoài bão đó, ước mơ đó, và biết biến mong ước, hoài bão đó thành hiện thực. Vì tất cả những điều kiện để hoạch định chiến lược này đều có đầy đủ cả. Chỉ có chăng là chúng ta thiết kế những loại hạ tầng, chính sách để hiện thực hóa nó mà thôi.- Cuộc tọa đàm “Hướng đến phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam” sáng ngày 10/3 dường như chưa tháo được nút thắt cho những người quan tâm. Đặc biệt, tại bàn điện thoại, có rất nhiều câu hỏi gửi về cho ông những vẫn chưa được giải đáp. Vì thế, trong cuộc trao đổi hôm nay, ông có chia sẻ gì thêm?Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Thực tế mà nói, tọa đàm nào cũng đi đến vấn đề chiến lược và đi đến hành
Cô gái đẹp nhất Miss Teen trở thành 'Nữ hoàng cà phê VN'
Vì sao thị trường cà phê thế giới 100 tỷ USD, Việt Nam chỉ chiếm 3%?
động. Những hành động mà chúng tôi muốn thấy và chúng ta cùng nhau chia sẻ là phải xét lại vấn đề nông nghiệp cà phê của Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn có thể nâng ngành cà phê của mình, tăng thu nhập gấp 2-3 lần cho người nông dân với công thức mới. Đó là đem khoa học, đem công nghệ, đem kỹ thuật, đem trình độ quản lý mới vào cho họ. Khi đó có thể giảm đầu tư đầu vào, gia tăng được sản lượng và chất lượng. Có thể áp dụng công nghệ của các nước như Nhật Bản, New Zealand... Thứ hai, việc nhanh chóng kiến tạo được cụm ngành cà phê quốc gia của mình vì bây giờ thương mại của chúng ta vô cùng đơn giản. Lạc hậu trong nền nông nghiệp dẫn đến việc Việt Nam xuất khẩu xuất thô cho những nhà sản xuất qua những khâu trung gian,dẫn đến việc mất tên tuổi cà phê Việt Nam của mình, rồi cuối cùng cũng không biết mình uống cà phê gì. Thứ ba, trong công tác hoạch định công tư hiện nay đối với chính phủ mình đang triển khai với các tập đoàn đa quốc gia. Phải mở rộng hơn nữa trong cộng tác đa phương này, nhưng phải quy hoạch họ lại trong những phân đoạn mà chúng ta chủ động kiểm soát được. Đừng để khi họ khống chế được rồi thì sau này dù ta có chiến lược cũng không thể thực thi được. Lúc đó họ đã nắm rất là chặt.Vấn đề Starbucks không có gì phải quá lo lắng- Vấn đề Starbucks, có rất nhiều ý kiến đa chiều. Bằng phát ngôn, ông có thể kết thúc vấn đề này như thế nào?Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Thực ra vấn đề Starbucks có thể chia thành 2 việc. Một là các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với ông khổng lồ này tại thị trường Việt Nam và quốc tế. Có thể nói Starbucks không có đáng ngại đâu, họ khổng lồ nhưng không có bản chất. Một ngày nào đó người Việt ngay tại thị trường Việt Nam nhận ra rằng những giá trị Starbucks không còn đủ quyến rũ nữa thì họ đi về cái chất. Đó là điều tôi biết chắc khi người tiêu dùng trưởng thành hơn, có thể nhận chân đâu là giá trị thực sự thì lúc đó họ sẽ có cách hành xử khác. Tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam phải cung ứng được những giá trị mà người tiêu dùng mong muốn. Vấn đề thứ 2 rất quan trọng với dân tộc Việt Nam mình. Đó là tâm thế của người Việt khi ứng phó với thế lực vô cùng to lớn, chúng ta có dám cạnh tranh với họ không? Phải dám cạnh tranh với họ, phải tìm cách cạnh tranh với họ rồi sau đó mới biết cách thắng họ. Trước một tập đoàn lớn, chúng ta quy hàng sao? Người Việt cũng chỉ là người đi tôn vinh và ngưỡng mộ họ sao? Chúng ta không có một cái gì sao? Đầu tiên não trạng chúng ta phải độc lập đã, phải có một tâm thế để xử lý được, rồi cần có tâm thế ảnh hưởng nữa. Chúng ta phải đi chinh phục, phải khám phá chứ. Cái mà tôi muốn nói chính là căn cốt sự hùng mạnh quốc gia của mình. Bây giờ bí quyết mềm là hàng hóa họ ở đâu, văn hóa họ ở đâu thì quốc gia họ đến đó. Có thể nói một dân tộc hùng mạnh là một dân tộc sáng tạo văn hóa và cung ứng hàng hóa. Chứ không phải là 1 dân tộc tiêu thụ văn hóa và hàng hóa, nếu thế đó là 1 dân tộc yếu. Nhiều người đánh giá hoài bão đi chinh phục thế giới của chúng tôi là những điều không tưởng. Tôi muốn gửi gắm điều này: Đặng Lê Nguyên Vũ và những người cộng sự Trung Nguyên phải có mặt khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là nước Mỹ. Nếu tôi không đi được, họ Đặng không đi được thì có họ Trần, họ Nguyễn... .hay họ gì đó của Việt Nam phải đi được. Chỉ khi và khi chúng ta ghi dấu của mình bằng những hàng hóa, nét văn hóa trên toàn cầu, đặc biệt là những nước lớn như thế thì chúng ta mới có tương lai. Đừng ngồi đây mà phán xét chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng đi dù có kết quả, hoặc không có kết quả Tóm lại, sự cạnh tranh với Starbucks đừng có lo lắng gì lắm.- Được biết Trung Nguyên đang mở rộng thị trường sang Mỹ và các nước lớn khác trên thế giới. Ông có tự tin rằng sẽ thành công? Và nếu có thì sẽ là thời gian bao lâu?Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Hiện nay tôi tự tin. Nếu ko có niềm tin thì mình ko làm được. Phải có niềm tin và tôi nghĩ niềm tin là then chốt. Vấn đề quyết định là hoài bão lớn và niềm tin vào hoài bão đó. Đó là điều căn bản cho những gì to lớn. Vì thế tôi khẳng định tôi tự tin. Giờ này, dám ước mơ là được rồi. Nhưng để kiến tạo và hiện thực hóa nó thì chúng ta phải vô cùng tỉnh táo, phải xét trên nhiều chiều. tính toán lại, làm thế nào để có chiến lược đặc sắc, làm thế nào để thực thi thông minh. Lựa chọn đúng rồi nhưng phải thực thi có hiệu quả. Cái này dù tôi chủ động suy nghĩ nhưng phải cùng các công ty tư vấn số 1 số 2 thế giới, chúng tôi ngồi nghĩ làm thế nào để thắng họ.
Gian hàng của Trung Nguyên tại Hội chợ - Triển lãm chuyên ngành cà phê và thương hiệu Việt |
Với nền móng Trung Nguyên thế này, công thức có sẵn rồi, thực thi nghiêm túc những nguyên tắc thì chúng tôi phải mất 10 năm để chúng tôi thành một thế lực trên toàn cầu. Mình có một sự bùng nổ chứ không phải làm theo trình tự. Nếu làm trình tự thế này có lẽ nó sẽ khó. Nhưng nó có những phương thức khác để mình có thể tạo được những hiệu ứng mạnh mẽ hơn
- Mỗi người, mỗi quốc gia đều có những văn hóa thưởng thức cà phê khác nhau. Cà phê Việt có đáp ứng được tất cả nhu cầu đó không?Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Thực sự đến nay, cà phê phin và cà phê sữa đá của Việt Nam được sự ngưỡng mộ trên thế giới. Tôi cho rằng đây là một nền văn hóa cà phê vô cùng quan trọng mà chúng ta đóng góp cho nhân loại. Nhưng ngoài ra, chúng ta cũng có thể liệt kê những nền văn hóa khác đại diện được: Ethiopia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Ý... Những nền văn hóa cà phê này chúng ta phải lưu ý vì nó mang tính đại diện cao, vì nước Mỹ họ không có văn hóa cà phê mang tính đại diện. Vì thế nguyên tắc chinh phục thế giới của Trung Nguyên là không thể áp đặt văn hóa cà phê phin hay cà phê sữa đá... lên bất kỳ một nước nào. Nếu ta có giấc mộng thật sự thì chúng ta nên cung ứng giá trị người tiêu dùng cần chứ không phải là những gì chúng ta có. Tôi cũng đính chính liên tục Trung Nguyên không phải chỉ có cà phê Việt, chúng tôi có nhiều loại cà phê khác nhau ấy chứ. Nhưng cũng nói thêm một ý đó là: Trung Nguyên trong quá khứ, Trung Nguyên trong hiện tại đó không phải là những gì chúng tôi nghĩ. Còn tương lai nó phải là một cuộc cách mạng và cuộc cách mạng đó chỉ trong sớm thôi.
- Tại Hội chợ - Triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt, chúng tôi thấy có rất nhiều các thương hiệu cà phê đang nỗ lực nâng cao chất lượng và cả đánh bóng tên tuổi. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên, ông có đánh giá thế nào về chuyện đó?Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Tôi nghĩ đó là tín hiệu đáng mừng. Chúng ta muốn Việt Nam là thủ phủ cà phê toàn cầu, muốn vươn lên hơn nữa thì phải tùy thuộc vào nhiều tác nhân khác nhau: Một là kiến tạo được những sản phẩm tuyệt hảo. Hai là luôn luôn có cách quảng bá thế nào đối với trong nước và quốc tế. Nếu càng nhiều doanh nghiệp như vậy thì chúng ta sẽ nhanh chóng trở thành quốc gia cà phê.
Sứ mệnh của Nữ hoàng cà phê rất nặng nề
- Hành trình đi tìm Đại sứ Cà phê Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam, cũng là hoạt động chính của lễ hội thu hút sự quan tâm của hàng triệu người. Ông cho biết từ đâu ông có ý tưởng này? Ngành cà phê Việt Nam đã chọn được Nữ hoàng cà phê, tiếp theo sẽ là những công việc gì dành cho người đăng quang? Qua đây, ông muốn gửi gắm điều gì, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ Việt Nam?Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Trong công tác quảng bá đưa Việt Nam nhanh chóng ra thế giới cần rất nhiều khấu phần. Và muốn quảng bá hình ảnh cà phê Việt Nam ra thế giới không chỉ bằng việc cung ứng các sản phẩm mà nên qua những hoạt động văn hóa, những cuộc thi như thế này. Đây là diễn trình dài hơi, bây giờ mới chỉ là khởi đầu thôi. Chắc chắn nội dung này chúng tôi phải bồi đắp thêm nhiều. Người đoạt giải này cũng phải làm sao để quảng bá cà phê VN ra thế giới. Nhưng phải trang bị nhiều hơn cái mà hiện nay cô ấy có
- Mỗi người, mỗi quốc gia đều có những văn hóa thưởng thức cà phê khác nhau. Cà phê Việt có đáp ứng được tất cả nhu cầu đó không?Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Thực sự đến nay, cà phê phin và cà phê sữa đá của Việt Nam được sự ngưỡng mộ trên thế giới. Tôi cho rằng đây là một nền văn hóa cà phê vô cùng quan trọng mà chúng ta đóng góp cho nhân loại. Nhưng ngoài ra, chúng ta cũng có thể liệt kê những nền văn hóa khác đại diện được: Ethiopia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Ý... Những nền văn hóa cà phê này chúng ta phải lưu ý vì nó mang tính đại diện cao, vì nước Mỹ họ không có văn hóa cà phê mang tính đại diện. Vì thế nguyên tắc chinh phục thế giới của Trung Nguyên là không thể áp đặt văn hóa cà phê phin hay cà phê sữa đá... lên bất kỳ một nước nào. Nếu ta có giấc mộng thật sự thì chúng ta nên cung ứng giá trị người tiêu dùng cần chứ không phải là những gì chúng ta có. Tôi cũng đính chính liên tục Trung Nguyên không phải chỉ có cà phê Việt, chúng tôi có nhiều loại cà phê khác nhau ấy chứ. Nhưng cũng nói thêm một ý đó là: Trung Nguyên trong quá khứ, Trung Nguyên trong hiện tại đó không phải là những gì chúng tôi nghĩ. Còn tương lai nó phải là một cuộc cách mạng và cuộc cách mạng đó chỉ trong sớm thôi.
- Tại Hội chợ - Triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt, chúng tôi thấy có rất nhiều các thương hiệu cà phê đang nỗ lực nâng cao chất lượng và cả đánh bóng tên tuổi. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên, ông có đánh giá thế nào về chuyện đó?Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Tôi nghĩ đó là tín hiệu đáng mừng. Chúng ta muốn Việt Nam là thủ phủ cà phê toàn cầu, muốn vươn lên hơn nữa thì phải tùy thuộc vào nhiều tác nhân khác nhau: Một là kiến tạo được những sản phẩm tuyệt hảo. Hai là luôn luôn có cách quảng bá thế nào đối với trong nước và quốc tế. Nếu càng nhiều doanh nghiệp như vậy thì chúng ta sẽ nhanh chóng trở thành quốc gia cà phê.
Sứ mệnh của Nữ hoàng cà phê rất nặng nề
- Hành trình đi tìm Đại sứ Cà phê Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam, cũng là hoạt động chính của lễ hội thu hút sự quan tâm của hàng triệu người. Ông cho biết từ đâu ông có ý tưởng này? Ngành cà phê Việt Nam đã chọn được Nữ hoàng cà phê, tiếp theo sẽ là những công việc gì dành cho người đăng quang? Qua đây, ông muốn gửi gắm điều gì, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ Việt Nam?Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Trong công tác quảng bá đưa Việt Nam nhanh chóng ra thế giới cần rất nhiều khấu phần. Và muốn quảng bá hình ảnh cà phê Việt Nam ra thế giới không chỉ bằng việc cung ứng các sản phẩm mà nên qua những hoạt động văn hóa, những cuộc thi như thế này. Đây là diễn trình dài hơi, bây giờ mới chỉ là khởi đầu thôi. Chắc chắn nội dung này chúng tôi phải bồi đắp thêm nhiều. Người đoạt giải này cũng phải làm sao để quảng bá cà phê VN ra thế giới. Nhưng phải trang bị nhiều hơn cái mà hiện nay cô ấy có
Đại sứ cà phê Việt Nam giao lưu với sinh viên Đại học Tây Nguyên với chủ đề “Sáng tạo vì khát vọng Việt” |
Tôi luôn luôn kỳ vọng vào giới trẻ Việt Nam. Tôi đau đáu với sức mạnh dân tộc là làm sao để các bạn trẻ thành công? Tôi rất mong đợi các bạn phải có khát vọng đua tranh, đó là việc vô cùng quan trọng. Đừng tự mãn, đừng thỏa mãn rồi lao vào những việc tầm thường trong khi quốc gia dân tộc trong bối cảnh toàn cầu này có quá nhiều mối đe dọa. Trải qua mấy ngàn năm, Việt Nam bây giờ mới có cơ hội hội nhập với thế giới, nên lớp trẻ phải luôn có khát vọng đua tranh, ra thế giới khẳng định mình, khẳng định Việt Nam với thế giới. Tôi mong các bạn có 3 tinh thần mà tôi thường cổ đông: Tinh thần chiến binh, ứng phó với tất cả mọi thách thức; tinh thần doanh nhân cao độ vì quốc gia hùng mạnh là quốc gia phải lấy kinh tế làm trung tâm; nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo. Nếu luôn nuôi dưỡng 3 tinh thần này thì tôi đảm bảo sẽ có một Việt Nam mới, vươn tầm ra thế giới.
- Cảm ơn ông đã đối thoại cùng chúng tôi và chúc ông sức khỏe, chúc Trung Nguyên sớm thành công trong việc xâm nhập thị trường thế giới.
- Cảm ơn ông đã đối thoại cùng chúng tôi và chúc ông sức khỏe, chúc Trung Nguyên sớm thành công trong việc xâm nhập thị trường thế giới.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Theo Thể thao&Văn hóa