Cách đây vài ngày, thông tin sách giáo khoa điện tử được giới thiệu tới xã hội. Dự án sách giáo khoa điện tử hoàn tòan rất cần thiết vì nó đáp ứng cho nhu cầu giáo dục tương lai. Tuy nhiên khi đọc kỹ chúng ta còn thấy có rất nhiều điều phải bàn về sản phẩm và dịch vụ này để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội và đáp ứng phát triển Việt Nam.
Điều đầu tiên chưa xét tới các sản phẩm, việc đưa ra một sản phẩm và dịch vụ có ảnh hưởng lớn tới xã hội và người tiêu dùng chỉ từ một chiều Bộ giáo dục và đào tạo - lần nữa phản ánh tư duy bao cấp và độc quyền của các cơ quan nhà nước.
Một công việc quan trọng như thế này cần phải được nghiên cứu cẩn thận và kỹ càng từ một hội đồng mang tính chất xã hội. Hội đồng này cần phải có đại diện của phụ huynh học sinh, đại diện của cộng đồng các công ty về công nghệ nổi tiếng ở Việt nam như FPT, Viettel,...
Đại diện của các nhà khoa học giáo dục, đại diện thầy cô, đại diện phụ huynh, đại diện các tổ chức quốc tế thường tài trợ giáo dục như WB, ADB, đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Một công việc quan trọng như thế này cần phải được nghiên cứu cẩn thận và kỹ càng từ một hội đồng mang tính chất xã hội. Hội đồng này cần phải có đại diện của phụ huynh học sinh, đại diện của cộng đồng các công ty về công nghệ nổi tiếng ở Việt nam như FPT, Viettel,...
Đại diện của các nhà khoa học giáo dục, đại diện thầy cô, đại diện phụ huynh, đại diện các tổ chức quốc tế thường tài trợ giáo dục như WB, ADB, đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Sách giáo khoa điện tử rất phù hợp với định hướng giáo dục tương lai. |
Hội đồng này sẽ quyết định các tiêu chuẩn của máy tính bảng học đường, các tính năng cần thiết hiện tại và hướng phát triển tương lai. Sau khi có được những tiêu chuẩn này, Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị chủ quản cần có đấu thầu công khai về sản xuất máy tính bảng học đường cho toàn bộ các công ty tại Việt Nam có uy tín trong lĩnh vực công nghệ thông tin để có được mức giá và tính năng tốt nhất.
Vấn đề thứ hai đó là chiếc máy tính bảng đề nghị thiếu rất nhiều các tính năng quan trọng cho giáo dục tương lai – khả năng tương tác. Thiết bị giáo dục tương lai phải là một nền tảng cho phép học sinh tại lớp học, cộng đồng học sinh, cộng đồng giáo viên, cộng đồng phụ huynh cùng tương tác để thực hiện, kiểm tra các hoạt động giáo dục.
Các sản phẩm như sổ tay điện tử, dạy tiếng anh, các sản phẩm phần mềm giáo dục khác, các dịch vụ giáo dục khác cần được tích hợp trên này Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải tạo ra một môi trường điện tử mở thông qua máy tính bảng học đường để mang lại giá trị cao nhất cho học sinh và phụ huynh.
Các sản phẩm như sổ tay điện tử, dạy tiếng anh, các sản phẩm phần mềm giáo dục khác, các dịch vụ giáo dục khác cần được tích hợp trên này Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải tạo ra một môi trường điện tử mở thông qua máy tính bảng học đường để mang lại giá trị cao nhất cho học sinh và phụ huynh.
GS Ngô Bảo Châu: Học sinh vùng khó khăn khó có SGK điện tử
Năm 2016 sẽ trang bị 2 triệu máy tính nối mạng cho HSSV
35.0000 sách giáo khoa điện tử iBook được download sau 3 ngày
Trên nền tảng này, các đơn vị và tổ chức sẽ cạnh tranh lành mạnh để đưa các dịch vụ và sản phẩm tốt nhất tới học sinh. Nếu ưu tiên cho vấn đề này, các công ty lớn như Viettel , VNPT sở hữu các đường truyền cần phải đóng vai trò lớn trong dự án vì tương tác sẽ tạo ra những lợi ích vô tận cho học sinh và giáo viên. Các tính năng tương tác khác như wifi, video camera, âm thanh cũng cần được tích hợp để mang lại giá trị nhiều nhất cho học sinh. Ví dụ, học sinh học sử tới chiến thắng điện biên phủ có thể xem video về chiến thắng, đọc các bài phỏng vấn , gửi câu hỏi trực tiếp tới các tác giả. Các tính năng này sẽ giúp rất nhiều cho học sinh và thầy giáo.
Vấn đề thứ ba đó là cơ chế giá còn rất nhiều bất cập. Ngành sách có chi phí in ấn và phát hành chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất. Khi triển khai trên diện rộng mô hình sách giáo khoa điện tử rõ ràng chi phí in ấn và phát hành là không có.
Như vậy giá sách điện tử cần phải rẻ hơn rất nhiều. Tiếp theo việc bán kèm 12 năm sách cho một học sinh là không hợp lý. Học sinh lớp 1 phải mua 12 năm sách cũng tương tự như một thuê bao điện thoại trả sau phải trả phí thuê bao hàng tháng cho 12 năm tới.
Cũng tương tự như vậy, một học sinh lớp 5 sẽ phải trả tiền cho toàn bộ sách giáo khoa từ lớp 1- 4 đã học qua. Em học sinh này sẽ phải trả tiền cho những thứ không cần thiết. Tiếp nữa, khi một bạn mua máy sử dụng cho lớp 1 -2-3, bạn đó đã trả tiền một lần cho 12 bộ sách giáo khoa. Khi máy hỏng, bạn này sẽ chỉ phải mua thiết bị vì đã trả tiền bản quyền cho sách giáo khoa tại lần mua đầu tiên rồi.
Như vậy giá sách điện tử cần phải rẻ hơn rất nhiều. Tiếp theo việc bán kèm 12 năm sách cho một học sinh là không hợp lý. Học sinh lớp 1 phải mua 12 năm sách cũng tương tự như một thuê bao điện thoại trả sau phải trả phí thuê bao hàng tháng cho 12 năm tới.
Cũng tương tự như vậy, một học sinh lớp 5 sẽ phải trả tiền cho toàn bộ sách giáo khoa từ lớp 1- 4 đã học qua. Em học sinh này sẽ phải trả tiền cho những thứ không cần thiết. Tiếp nữa, khi một bạn mua máy sử dụng cho lớp 1 -2-3, bạn đó đã trả tiền một lần cho 12 bộ sách giáo khoa. Khi máy hỏng, bạn này sẽ chỉ phải mua thiết bị vì đã trả tiền bản quyền cho sách giáo khoa tại lần mua đầu tiên rồi.
Vấn đề thứ tư đó là lãng phí nguồn lực của xã hội. Tại các thành phố hiện tại đã rất sẵn có các loại máy tính bảng từ giá 2 triệu cho tới hàng chục triệu. Ngoài ra cũng còn một lượng lớn smart phone trên thị trường. Bộ giáo dục và đào tạo cần cân nhắc giải pháp mở làm sao tích hợp được số lượng thiết bị thông minh này để sử dụng sách giáo khoa điện tử.
Đất nước của chúng ta còn rất nghèo, từng đồng tiền của mỗi cá nhân cần được chắt chiu để sử dụng cho những mục đích hiệu quả nhất. Cũng tương tự như vậy, khi các hệ thống thiết kế theo tiêu chuẩn mở, tài trợ từ các đơn vị và nhà hảo tâm cũng dễ dàng hơn do họ có được nhiều lựa chọn thiết bị.
Đất nước của chúng ta còn rất nghèo, từng đồng tiền của mỗi cá nhân cần được chắt chiu để sử dụng cho những mục đích hiệu quả nhất. Cũng tương tự như vậy, khi các hệ thống thiết kế theo tiêu chuẩn mở, tài trợ từ các đơn vị và nhà hảo tâm cũng dễ dàng hơn do họ có được nhiều lựa chọn thiết bị.
Vấn đề thứ năm đó là chúng ta đang đề cao vấn đề nội địa hóa các sản phẩm đặc biệt các sản phẩm dịch vụ công. Các trang thiết bị máy tính bảng học đường này cần phải đảm bảo tỷ lệ gia công tại Việt Nam là lớn nhất. Như vậy các ông lớn trong ngành công nghệ thông tin như Viettel, FPT, VNPT v/v sẽ phải tham gia vào dự án này một cách tính cực hơn trong công đoạn sản xuất. Với tiềm lực mạnh mẽ về công nghệ, sản xuất, chắc chắn máy tính bảng học đường sẽ rẻ hơn và tốt hơn.
Vấn đề thứ sáu đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đưa các tổ chức lớn tài trợ các dự án giáo dục như WB, ADB vào trong các chương trình như thế này. Tham gia của các tổ chức lớn sẽ giúp rất nhiều kinh nghiệm và thực tiễn của các chương trình giáo dục. Ngoài ra, hàng năm ADB và WB có dành nhiều ngân quỹ cho giáo dục và dự án sách giáo khoa điện tử nếu làm tốt sẽ nhận nhiều giúp đỡ từ ADB hoặc WB.
Sách giáo khoa điện tử rất phù hợp với định hướng giáo dục tương lai. Giáo dục cho xã hội vì vậy, các dự án lớn như thế này cần được triển khai nhằm huy động nguồn lực trong xã hội nhiều nhất và hiệu quả nhất. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là tổng tư lệnh cần đưa ra một chương trình hành động cụ thể để toàn xã hội có thể tham gia và đóng góp cho giáo dục.
Theo ý kiến chủ quan của tác giả, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nên chỉ nắm bản mềm sách giáo khoa điện tử và đưa ra các phần mềm chạy trên các hệ điều hành khác nhau để cho học sinh và phụ huynh có thể tự do cài đặt và tải về các bản mềm sách điện tử sử dụng trên các thiết bị điện tử thông minh.
Vũ Tuấn Anh – Viện Quản Lý Việt Nam