Nhiều thí sinh nhận được giấy trúng tuyển dù họ không hề dự thi hay nộp đơn xét tuyển nguyện vọng vào trường đó |
Nguyên nhân tạm hiểu là trường ĐH-CĐ mới thành lập, muốn lôi kéo thí sinh nên kết nối với các trường THPT, lấy danh sách thí sinh có lực học khá, rồi gửi bừa giấy mời nhập học. Dù cứ cho là trong số học sinh được gửi giấy mời, chỉ phân nửa là đạt điểm sàn trở lên và một vài em trong số ấy nhập học, nhưng chừng ấy cũng là một thành công không nhỏ của nhà trường.
Kinh hoàng: Cô giáo mầm non bạt tai, đánh trẻ không thương tiếc
Nhiều thí sinh khi nhận được giấy trúng tuyển, nhưng phải sững sờ nhận ra mình không hề dự thi hay nộp đơn xét tuyển nguyện vọng vào trường đó. Phần lớn những trường hợp này đều rơi vào ĐH-CĐ tốp dưới, trường mới thành lập, yếu về thương hiệu. Năm nay, ngay cả khi Bộ GD&ĐT đã có văn bản nhắc nhở các trường "không được phép gửi giấy mời nhập học cho thí sinh không dự thi, không nộp đơn xét tuyển nguyện vọng tiếp theo vào trường đó”, thì vẫn phát sinh việc loạn giấy mời từ các trường ĐH-CĐ tốp dưới, Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Nhiều trường đưa ra hình thức lôi kéo, mời gọi thí sinh bằng giấy mời nhập học từ rất sớm, nhưng không cần ràng buộc bởi học bạ hay phiếu báo điểm, mà chỉ cần thư mời, sơ yếu lý lịch và làm thủ tục đóng học phí thì coi như trúng tuyển. Nhiều trường nghề, TCCN khá nhạy bén gửi giấy mời học trước cả thời điểm các trường ĐH công bố điểm. Nghĩa là trước khi thí sinh biết mình trượt ĐH, vẫn có vé vào TCCN. Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, kỳ tuyển sinh năm 2012 cả nước còn tới 300.000 chỉ tiêu đào tạo hệ TCCN, CĐ và trung cấp nghề. Nhiều trường trong số này có cả những hệ đào tạo của các trường ĐH, không thi tuyển mà chỉ xét tuyển học bạ hoặc nhận điểm chuẩn dưới sàn. Điều đáng nói là các trường này công khai thông báo, thí sinh sau khi tốt nghiệp sẽ được quyền học lên thông lên CĐ, ĐH. Vậy là con đường dẫn đến giảng đường ĐH đâu nhất thiết phải thi đậu? Thí sinh trượt thì đi học Trung cấp, sau đó học liên thông. Dường như việc học ĐH-CĐ, TCCN chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay, miễn là gia đình thí sinh có điều kiện nuôi học và tốn thêm chút thời gian liên thông, chuyển đổi. Không lẽ có được tấm bằng ĐH bây giờ lại bèo bọt và dễ dàng thế sao? Xin thưa là không. Đối với những trường ĐH có thương hiệu, chất lượng sinh viên ra trường vẫn luôn đảm bảo, đầu vào rất khó. Câu chuyện trên chỉ xảy ra đối với những trường cố tình lách luật, lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của Bộ chủ quản để chiêu sinh, mà không cần quan tâm đến chất lượng, đào tạo. Dĩ nhiên, một nguyên tắc không thể chối cãi là thiếu thí sinh, trường buộc phải đóng cửa. Nhưng vì sức ép tồn tại, nhiều trường vẫn nhắm mắt "xé rào”, lách luật, làm lệch lạc hình ảnh và chất lượng đào tạo ĐH-CĐ bởi những chiêu thức thương mại hoá đào tạo giáo dục. Sự học ngày xưa luôn được trân trọng, đỗ ĐH là một điều tự hào. Còn sự học ngày nay đã bị xu thế thương mại hoá làm nhạt đi hình ảnh đẹp. Nhiều trường tốp dưới không ngần ngại mang sự học ra chào hàng như một món đồ; áp dụng PR, quảng cáo chỉ để lôi kéo, vớt vát thí sinh mà ít quan tâm chất lượng dạy và học. Ngăn chặn điều này không khó, vấn đề là sự quyết tâm của Bộ GD&ĐT đến đâu. Bởi xét cho cùng, hệ luỵ trên cũng xuất phát từ việc thành lập ĐH-CĐ quá tràn lan, xảy ra tình trạng khó quản lý. Trường làm sai, làm ẩu, Bộ "tuýt còi” không xuể. Chỉ những thí sinh vẫn luôn là nạn nhân của sự thương mại hoá giáo dục.
ĐIỂM NÓNG |
|
Theo Đaiđoanket