Sau khi đưa ra lời tuyên bố làm dậy sóng giới truyền thông, cộng đồng mạng và người tiêu dùng vào trung tuần tháng 7, Vinacafé đã có hành động thiết thực chứng minh rằng quyết định này không chỉ là cam kết mang tính phát ngôn của lãnh đạo và còn là hành động.
Ngày 28/8/2016, toàn thể hàng trăm nhân viên Vinacafé từ công nhân sản xuất cho đến các lãnh đạo cấp cao như: ông Phạm Quang Vũ - Chủ tịch HĐTQ, Nguyễn Tân Kỷ - TGĐ đã “xuống đường” đi đến các điểm bán sỉ, lẻ của trên toàn quốc để chia sẻ và thuyết phục các nhà bán lẻ, chủ quán cà phê và người tiêu dùng với thông điệp “hãy chọn”.
Hàng trăm nhân viên Vinacafé từ công nhân sản xuất cho đến các lãnh đạo cấp cấp cao đã "xuống đường”, đi đến các điểm bán sỉ, lẻ của trên toàn quốc để chia sẻ và thuyết phục các nhà bán lẻ, chủ quán cà phê và người tiêu dùng với thông điệp “hãy chọn”. |
Cà phê không phải là cà phê, nguyên nhân do đâu?
Đưa ra quyết định này, Vinacafé chắc hẳn đã lường trước những khó khăn và phản ứng của người tiêu dùng. Rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi “vậy thật ra từ trước đến nay họ đã uống gì trong ly cà phê?”. “Cà phê không phải cà phê thì thật ra là gì?”.
Đã có rất nhiều người tiêu dùng đã cảm thấy tức giận vì cảm giác bị lừa “vậy trước đây họ cho chúng tôi uống cái gì?”. Tuy nhiên, khi cơn giận dữ qua đi, người tiêu dùng nhận ra rằng sự thật là từ trước đến nay, họ chưa được thưởng thức một ly cà phê đúng nghĩa, tức là “cà phê trộn” đã giết chết cái vị cà phê nguyên chất.
Theo tính toán, trung bình với 1kg cà phê nguyên nhất giá từ 120.000 đến 150.000, cộng thêm giá vận chuyển, thuê mặt bằng, thuê nhân công thì quán bán ra phải trên > 20.000-30.000 đồng/ly mới có lãi.
Rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi “vậy thật ra từ trước đến nay họ đã uống gì trong ly cà phê?”. “Cà phê không phải cà phê thì thật ra là gì?”. |
Trong khi đó, bằng hóa chất, hương liệu cà phê, với 150.000 đồng/bình 5 lít hương liệu (như vậy giá thành chỉ khoảng 1000-1.300 đồng/ly), bán ra ở các quán vỉa hè (10.000 - 13.000 đồng/ly) hoặc hơn như ở các quán cá phê nhỏ vùng ven (20.000 - 30.000 đồng/1 ly, tức là lãi gấp 10- 20 lần).
Lợi nhuận chính là nguyên nhân giết chết “hương vị cà phê nguyên chất”.
“Hãy cho tôi biết, trong ly cà phê có cà phê không?"(GDVN) - Làm thế nào trả lại danh tiếng cho cà phê Việt, đem thức uống đặc sắc này vươn ra thế giới, sánh ngang với Americano hay Espresso? |
Thế nhưng còn một lý do nữa, đó là thói quen uống cà phê nhiều năm đã hình thành “khẩu vị”. Một số người còn cho rằng uống cà phê độn bắp hay đậu nành lại dễ uống hơn một ly cà phê nguyên chất.
Chính vì thế mà các doanh nghiệp cũng nương theo thị hiếu của người tiêu dùng để cho ra đời các sản phẩm cà phê có pha trộn nhằm đáp ứng và chạy theo nhu cầu của thị trường.
Vinacafé là một ví dụ điển hình và điều này cũng đã được chính các thủ lĩnh của Vinacafe thú nhận.
Lãnh đạo Vinacafé đã nói gì?
Ngày 23/8/2016, tại tọa hội thảo “Đón sóng thực phẩm sạch”, ông Nguyễn Tân Kỷ - Tổng giám đốc Vinacafé Biên Hòa đã thành thật chia sẻ: “Cách đây 3 - 4 năm, chính xác là năm 2012, đứng trước sức ép của thị trường, chúng tôi ra 2 dòng sản phẩm, Wake up và Phinn có trộn đậu nành để phục vụ thị hiếu người dùng.
Thực sự cả hai sản phẩm Wake up và Phinn đều tạo được kết quả kinh doanh tốt, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy day dứt vì đã đi ra khỏi triết lý cà phê nguyên bản của mình”.
Trước đó, tại TP.HCM, ông Phạm Quang Vũ – Chủ tịch HĐQT Vinacafe cũng không giấu diếm việc trộn thêm đậu nành do sức ép của thị trường nhưng công ty đã có ghi rõ thành phần trên bao bì.
Như vậy, Vinacafé đã chính thức thừa nhận trong vài năm gần đây, họ đã bán cà phê độn ra thị trường.
“Lời thú tội” này xem như rất dũng cảm bởi Vinacafé là một trong những doanh nghiệp có tiếng tăm và đã tạo dựng được lòng tin đối với người tiêu dùng. Xây dựng rồi đạp đổ để làm lại, một bài toán hóc búa mà không phải một doanh nghiệp nào cũng dám làm.
Tuy nhiên, ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ nhân viên Công ty Vinacafé quyết tâm cùng nhau hướng đến việc thay đổi thói quen uống cà phê của người Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm chất lượng, nguyên bản, thay thế cho những sản phẩm độn trước đó.
Hiện tượng “chúng tôi chọn cà phê phải là cà phê”
Ngày 1/8/2016 được xem như dấu mốc quan trọng của Vinacafé khi chính thức cung cấp cà phê với cam kết hoàn toàn nguyên chất cho thị trường.
Nhưng để thay đổi một thói quen vốn ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng liệu có dễ dàng? Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của Vinacafé đã cùng nhau thực hiện một chiến dịch thuyết phục khách hàng vào ngày 28/8/2016 trên toàn quốc và kết quả thu lại đã làm doanh nghiệp này có thêm niềm tin để theo đuổi triết lý kinh doanh của mình.
Đã có hơn 5.100 các nhà hàng, quán ăn, các nhà cung cấp sỉ lẻ đã kí tên ủng hộ “chúng tôi chọn cà phê phải là cà phê” nhằm góp phần thay đổi hiện trạng cà phê tại Việt Nam hiện nay. |
Đã có 109.000 ly cà phê được bán ra trong ngày “vận động” đó (trung bình các ngày khác là khoảng 15.000 ly), nâng tổng số ly được bán ra trong 4 tuần triển khai chiến dịch lên 650.000 ly.
Hơn 5.100 các nhà hàng, quán ăn, các nhà cung cấp sỉ lẻ đã kí tên ủng hộ “chúng tôi chọn cà phê phải là cà phê” nhằm góp phần thay đổi hiện trạng cà phê tại Việt Nam hiện nay.
Cũng trong ngày 28/8, đã có 4 triệu gói cà phê các loại được các chủ cửa hàng tạp hóa đặt hàng. Đây là tín hiệu đáng mừng và cũng là sự khích lệ đối với Vinacafé, một doanh nghiệp dám nghĩ, dám làm nhằm mang lại sự nguyên chất cho những ly cà phê Việt với mong muốn “cà phê phải là cà phê”.