Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sẽ bị giải thể nếu kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản.
Nội dung đáng chú ý trên được quy định trong điều lệ tổ chức, hoạt động của Vinalines vừa được Thủ tướng ký ban hành.
Ngoài ra, trong trường hợp tổng công ty không thực hiện được các nhiệm vụ do nhà nước quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc Chính phủ nhận thấy việc tiếp tục duy trì Vinalines là không thực sự cần thiết thì cũng sẽ tiến hành thủ tục giải thể tổng công ty.
Đáng chú ý, trong trường hợp chủ nợ có yêu cầu thanh toán nợ đến hạn phải trả mà Vinalines lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán được thì Tổng giám đốc Vinalines phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tổng công ty.
Điều lệ cũng nêu rõ, với vốn điều lệ 10.693 tỷ đồng, Vinalines sẽ hoạt động trong các ngành nghề chính như: kinh doanh vận tải đường biển, đường thuỷ nội địa, đường bộ, đa phương thức, khai thác cảng biển, cảng sông, kinh doanh kho bãi, dịch vu logistics…
Cùng với đó là một số ngành nghề, lĩnh vực có liên quan như sửa chữa, mua bán, sản xuất phương tiện vận tải biển, xuất khẩu lao động, nguyên vật liệu hàng hải…
Đặc biệt, sau những sai phạm về quản lý, sử dụng vốn tại Vinalines trong thời gian qua, điều lệ lần này đã quy định rõ, ngoài trách nhiệm chính của chủ sở hữu là Chính phủ, có đến 5 bộ chuyên ngành khác cũng phải tham gia trực tiếp giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vinalines, là các bộ Giao thông Vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ.
Đối với quyền hạn và trách nhiệm của lãnh đạo Vinalines, điều lệ nêu rõ, trong trường hợp để Tổng công ty thua lỗ hai năm liên tiếp hoặc tỷ suất lợi nhuận quá thấp, lâm vào tình trạng phá sản thì sẽ bị cách chức, miễn nhiệm trước thời hạn.
Riêng với các vị trí chủ chốt như Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc, các thành viên Hội đồng Thành viên sẽ không được thưởng, nâng lương và bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm nếu để Vinalines thua lỗ, mất vốn, sai phạm về quản lý vốn, không đảm bảo tiền lương và các chế độ khác cho người lao động…
Nội dung đáng chú ý trên được quy định trong điều lệ tổ chức, hoạt động của Vinalines vừa được Thủ tướng ký ban hành.
Với vốn điều lệ 10.693 tỷ đồng, Vinalines sẽ hoạt động trong các ngành nghề chính như: kinh doanh vận tải đường biển, đường thuỷ nội địa, đường bộ, đa phương thức, logistics... |
Ngoài ra, trong trường hợp tổng công ty không thực hiện được các nhiệm vụ do nhà nước quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc Chính phủ nhận thấy việc tiếp tục duy trì Vinalines là không thực sự cần thiết thì cũng sẽ tiến hành thủ tục giải thể tổng công ty.
Đáng chú ý, trong trường hợp chủ nợ có yêu cầu thanh toán nợ đến hạn phải trả mà Vinalines lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán được thì Tổng giám đốc Vinalines phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tổng công ty.
Điều lệ cũng nêu rõ, với vốn điều lệ 10.693 tỷ đồng, Vinalines sẽ hoạt động trong các ngành nghề chính như: kinh doanh vận tải đường biển, đường thuỷ nội địa, đường bộ, đa phương thức, khai thác cảng biển, cảng sông, kinh doanh kho bãi, dịch vu logistics…
Cùng với đó là một số ngành nghề, lĩnh vực có liên quan như sửa chữa, mua bán, sản xuất phương tiện vận tải biển, xuất khẩu lao động, nguyên vật liệu hàng hải…
Đặc biệt, sau những sai phạm về quản lý, sử dụng vốn tại Vinalines trong thời gian qua, điều lệ lần này đã quy định rõ, ngoài trách nhiệm chính của chủ sở hữu là Chính phủ, có đến 5 bộ chuyên ngành khác cũng phải tham gia trực tiếp giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vinalines, là các bộ Giao thông Vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ.
Đối với quyền hạn và trách nhiệm của lãnh đạo Vinalines, điều lệ nêu rõ, trong trường hợp để Tổng công ty thua lỗ hai năm liên tiếp hoặc tỷ suất lợi nhuận quá thấp, lâm vào tình trạng phá sản thì sẽ bị cách chức, miễn nhiệm trước thời hạn.
Riêng với các vị trí chủ chốt như Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc, các thành viên Hội đồng Thành viên sẽ không được thưởng, nâng lương và bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm nếu để Vinalines thua lỗ, mất vốn, sai phạm về quản lý vốn, không đảm bảo tiền lương và các chế độ khác cho người lao động…
Theo VnEconomy