Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, ngày 20/11 năm nay niềm vui của các thầy cô giáo, cán bộ, công chức ngành giáo dục sẽ được nhân lên gấp bội khi Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết về đổi mới căn toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Mỗi thầy cô giáo xác định trách nhiệm của mình trong kỳ đổi mới lần này. Ảnh minh họa Internet |
Tư lệnh ngành giáo dục đồng thời cũng tin tưởng rằng, mỗi nhà giáo, mỗi tập thể sư phạm và toàn ngành giáo dục ý thức đầy đủ vinh dự và trách nhiệm của mình, quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện một cách chủ động, sáng tạo Nghị quyết của Đảng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho biết, trong những năm qua nhiều thế hệ các nhà giáo, cán bộ, công chức ngành giáo dục đã vượt qua nhiều khó khăn, thiếu thốn, tiếp tục xây dựng, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.
“Nhân dịp này, tôi xin gửi tới các đồng chí lời cảm ơn chân thành nhất về những đóng góp bền bỉ, to lớn của các đồng chí trong sự nghiệp trồng người”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói.
Trước đó, khi trả lời phỏng vấn báo điện tử Giáo dục Việt Nam về đội ngũ nhà giáo trong kỳ đổi mới lần này, PGS. TS.Trần Kiều cho biết, với hơn 1 triệu nhà giáo trong cả nước thì mỗi người phải xác định được trách nhiệm, động lực của mình trong kỳ đổi mới giáo dục.
“Trách nhiệm đặc biệt quan trọng của đội ngũ giáo viên đối với sự thành bại của đổi mới, điều này liên quan tới động lực, sức mạnh bên trong của giáo viên. Trách nhiệm đó thì trước hết phải làm cho các thầy, cô giáo đồng thuận, sau đó mới nói tới chuyện họ phải làm gì, và để cho họ làm được gì thì xã hội và nhà nước cùng làm gì cho họ”, PGS. TS. Trần Kiều nhấn mạnh.
Trước đó, khi trả lời phỏng vấn báo điện tử Giáo dục Việt Nam về đội ngũ nhà giáo trong kỳ đổi mới lần này, PGS. TS.Trần Kiều cho biết, với hơn 1 triệu nhà giáo trong cả nước thì mỗi người phải xác định được trách nhiệm, động lực của mình trong kỳ đổi mới giáo dục.
“Trách nhiệm đặc biệt quan trọng của đội ngũ giáo viên đối với sự thành bại của đổi mới, điều này liên quan tới động lực, sức mạnh bên trong của giáo viên. Trách nhiệm đó thì trước hết phải làm cho các thầy, cô giáo đồng thuận, sau đó mới nói tới chuyện họ phải làm gì, và để cho họ làm được gì thì xã hội và nhà nước cùng làm gì cho họ”, PGS. TS. Trần Kiều nhấn mạnh.
Xuân Trung