Tháng 5 năm 2013, Hải quân Trung Quốc cho cả 3 hạm đội lớn (Hạm đội Nam Hải, Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Bắc Hải) tập trận trên Biển Đông. |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu", một phiên bản của tờ "Nhân Dân" - tờ báo điện tử chính thống của Trung Quốc đăng bài viết nhan đề "Chuyên gia: Trung Quốc cần để Philippines nhận rõ hậu quả vì dám thách thức" của Chu Phương Ngân, một "chuyên gia" mang danh "giáo sư" thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Quảng Đông, Trung Quốc.
Bài viết dẫn lời phát biểu của ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao vào ngày 10 tháng 4 năm 2014 cho rằng, Trung Quốc sẽ kiên quyết đáp trả những "hành vi khiêu khích phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Đông".
Theo bài viết, Philippines vừa đệ trình lên Tòa án strọng tài quốc tế một báo cáo dài 4.000 trang, bác bỏ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, khẳng định "đường lưỡi bò" này đã vi phạm Luật biển của Liên hợp quốc, tuyên bố Philippines có "chủ quyền duy nhất" đối với các đảo, đá ngầm như bãi Cỏ Mây.
Đối mặt với vụ kiện, Trung Quốc không biết làm cách nào, chỉ biết tìm mọi cách trong đó có đe nẹt để Philippines dừng vụ kiện, nhưng bất lực. Trung Quốc buộc phải tuyên bố "không chấp nhận" vụ kiện (tức không chấp nhận luật pháp quốc tế) và phê phán Philippines.
Trung Quốc cho quân xuống tận bãi ngầm James ở cực nam Biển Đông để "tuyên thệ bảo vệ chủ quyền" bất hợp pháp |
Theo bài viết thì rất nhiều chủ trương của Trung Quốc là "có đạo lý của mình" (?), cho rằng, thách thức từ cách làm của Philippines là ở chỗ, cách làm này "không đứng vững về luật pháp quốc tế" (?) hoặc "đạo lý không đầy đủ" (?).
Cho rằng, nếu Trọng tài quốc tế dựa trên những nguyên nhân nào đó chấp nhận đơn kiện của Philippines thì Philippines sẽ nhấn mạnh "cách làm của họ là hợp pháp và có lý", đồng thời phê phán lập trường của Trung Quốc là vô lý và bất hợp pháp! Do đó, tình hình xảy ra là Philippines dựa vào sự ủng hộ của Tòa án quốc tế, làm cho lập trường của Trung Quốc trở nên “bị động”!
Bài báo cho rằng, Philippines đưa tranh chấp Biển Đông lên Trọng tài quốc tế, vấn đề quan trọng hàng đầu ở phía sau là "chơi cờ" giữa các nước, chứ không chỉ là vấn đề áp dụng luật pháp quốc tế đơn thuần.
Có thể nói, cách làm của Philippines là "có dụng ý khác". Tương ứng, sự ứng phó của Trung Quốc cũng không thể dừng ở việc bác bỏ về mặt luật pháp quốc tế. Việc bác bỏ "đường lưỡi bò" này ở trong và ngoài Tòa trọng tài quốc tế là bất đối xứng.
Theo bài viết, để kiện Trung Quốc, Philippines đã chuẩn bị rất nhiều thời gian. Quá trình này đến nay đã hơn 1 năm. Cùng với sự thay đổi của thời gian, sức ép gây ra cho Trung Quốc về khách quan sẽ có xu thế tăng mạnh.
Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông |
Rõ ràng, Philippines hoàn toàn không chỉ muốn thông qua trọng tài quốc tế để đạt hiệu quả "giải quyết dứt khoát", mục đích cốt lõi của họ là giới hạn kênh chính giải quyết vấn đề Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines, ngày càng rời xa con đường giải quyết song phương/trực tiếp giữa các bên liên quan do Trung Quốc chủ trương, làm mất tác dụng (không còn đất dụng võ) chủ trương lịch sử, pháp lý (bất hợp pháp) và ưu thế thực lực của Trung Quốc.
Cách làm của Philippines là cưỡng chế lập ra một "sàn đấu" chính có lợi cho mình trong tranh chấp Biển Đông, đồng thời muốn thông qua sức ép quốc tế để ép Trung Quốc tham gia "cuộc đấu này", mong muốn kết quả cuộc đấu này giữa hai bên quyết định kết quả tranh chấp.
Theo bài viết, Trung Quốc cần tìm biện pháp để phá vỡ cục diện (bế tắc) này, đặc biệt là phải phá vỡ cách "chơi cờ" do Philippines đặt ra. Về vĩ mô, Philippines đã gài một cái "bẫy" cho Trung Quốc, nếu tư duy của Trung Quốc quanh quẩn trong giới hạn đó thì không thể phá vỡ cục diện đó. Vì vậy, ở mức độ rất lớn, Trung Quốc cần phải "nỗ lực vượt bậc".
Bài viết đề xuất, Trung Quốc muốn cải thiện tình hình của mình trong tranh chấp Biển Đông, cần phải tìm cách để đạt được hiệu quả chính sách trên một số phương diện:
Một là phải để các nước có liên quan nhận thức rõ hơn "quyết tâm bảo vệ quyền lợi chủ quyền" (bất hợp pháp) của Trung Quốc, phải "tiêu diệt triệt để hơn tư tưởng không an phận", trên phương diện này, Trung Quốc cần "có quyết tâm đập nồi dìm thuyền - quyết đánh đến cùng".
Ngày 21 tháng 3 năm 2014, Trung Quốc biên chế tàu khu trục tên lửa thế hệ mới Type 052D đầu tiên mang tên Côn Minh cho Hạm đội Nam Hải, tác chiến trên Biển Đông. |
Hai là để cho Philippines nhận thức được cách làm không ngừng thách thức Trung Quốc sẽ phải trả giá, phải để họ nhận thức rõ hơn về cái giá phải trả, chứ không phải là để lại quá nhiều không gian mơ hồ. Ba là phải để Philippines nhìn thấy "đàm phán song phương là lối thoát", chứ không phải chỉ có đối đầu.
Bài viết tuyên truyền không ngượng ngùng cho rằng, sự kiện lần này cũng giúp thúc đẩy ngoại giao Trung Quốc "thức tỉnh", làm cho Trung Quốc nhận thức được rằng, "kiềm chế chiến lược" vừa có mặt làm yên lòng các nước xung quanh, nhưng cũng có thể có lúc "gây ra hậu quả tiêu cực rất nghiêm trọng", đó chính là sự xói mòn của khả năng đe dọa, uy hiếp chiến lược, khiến cho một số nước xung quanh làm việc "vô lý, bất hợp pháp" lại không sợ gì.
Làm thế nào để kết hợp có hiệu quả giữa 3 phương diện gồm kiên trì hợp tác cùng có lợi, duy trì đe dọa, uy hiếp chiến lược và tiến hành trấn an chiến lược thích hợp, để cho môi trường xung quanh ổn định với ý nghĩa tương đối tích cực, thực sự là vấn đề chiến lược mà Trung Quốc luôn gặp phải từ xưa đến nay.
Hiện nay, trên phương diện này, ngoại giao Trung Quốc cần có nhiều "tư duy sáng tạo" hơn và thủ đoạn chính sách chắc chắn hơn (để thôn tính các đảo, đá ngầm còn lại trên Biển Đông).- bài viết đề xuất.
Tàu ngầm Hà Nội lớp Kilo của Hải quân Nhân dân Việt Nam |
Trên đây là nội dung của toàn bộ bài viết đăng trên “Thời báo Hoàn Cầu”, được Tân Hoa xã và nhiều báo khác của Trung Quốc đăng lại. Nội dung bài báo sặc mùi “hỏa lực mồm”!
Trung Quốc nếu có lý, nếu tuân thủ luật pháp, nếu muốn làm gương là mình đang là người đàng hoàng thì Trung Quốc nên tham gia vụ kiện, sao lại phải “sợ sệt” một “nước nhỏ” như vậy!? Học giả Trung Quốc bảo Philippines “không đứng vững về luật pháp quốc tế”, vậy tại sao còn phải đề xuất dọa nạt nước khác ? Tại sao phải sợ Trung Quốc sẽ bị thua kiện và sẽ bị động?
Bài viết cho rằng, phải để các nước khác nhận rõ hơn “quyết tâm bảo vệ chủ quyền” của Trung Quốc, nghĩa là Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp DOC, tiếp tục dùng sức mạnh để làm thay đổi hiện trạng? dùng sức mạnh để đe dọa nước khác, muốn làm nhụt chí bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển chính đáng của các nước ven Biển Đông?!
“Học giả” này muốn Trung Quốc tăng cường “đe dọa, uy hiếp chiến lược”, tức là dùng vũ lực và răn đe vũ lực đối với các nước ven Biển Đông?! Điều này là đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế! đi ngược lại đường lối “trỗi dậy hòa bình”, “phát triển hòa bình”, “vĩnh viễn không xưng bá”… như chính Trung Quốc đã tuyên bố!
Tàu ngầm Hồ Chí Minh lớp Kilo của Hải quân Nhân dân Việt Nam |
Trên thực tế, Trung Quốc đã tìm mọi cách để làm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông, đáng kể là Trung Quốc đã dùng sức mạnh để cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippines; thành lập trái phép cái gọi là “thành phố Tam Sa”, ngang nhiên mời thầu thăm dò dầu khí ở thềm lục địa của Việt Nam, cho tàu cắt cáp của tàu thăm dò Việt Nam, bắn cháy tàu cá Việt Nam… Những hành vi khiêu khích mang tính bạo lực và xâm lược này đã đi ngược lại DOC, chà đạp lên luật pháp quốc tế.
Đồng thời, Trung Quốc hiểu được ở Biển Đông các nước nhỏ có thực lực yếu hơn mình, nên đã ưu tiên bố trí, triển khai quân sự trên Biển Đông, nhất là biên chế vũ khí trang bị mới cho Hạm đội Nam Hải; thường xuyên dùng tàu chiến tập trận bất hợp pháp trên các quần đảo, hòn đảo, đá ngầm đã xâm lược của Việt Nam; thậm chí cho tàu chiến và binh lính đến bãi ngầm James – cực nam Biển Đông để “tuyên bố chủ quyền” bất hợp pháp.
Như vậy, ai đang chà đạp lên luật pháp quốc tế? Có tật thì giật mình! Ai đang dùng vũ lực đe dọa, uy hiếp nước khác? Ai đang để cho truyền thông dùng “võ mồm” hòng “cả vú lấp miệng em”, để “đổi trắng thay đen”, “nghe nhiều thành quen”?
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo. Sức mạnh thuộc về chính nghĩa! Chính nghĩa sẽ chiến thắng! Công pháp quốc tế sẽ được thực thi! “Đường lưỡi bò” sẽ bị cắt! “Giấc mơ viển vông” Biển Đông của một số thế lực thù địch sẽ tan tành!
Máy bay chiến đấu Su-30 ném bom. Không quân Việt Nam hiện nay có khoảng 30 máy bay chiến đấu Su-27SK/UBK và Su-30MKV2... |