Liên quan đến thông tin Công ty CP Đường Biên Hòa có ý định nhập đường thô do Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) sản xuất từ bên Lào về Việt Nam để gia công và xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã lên tiếng phản đối với nhiều lo ngại được VSSA đưa ra.
Cụ thể, ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), cho biết đã gửi công văn số 64/2013/CV/HHMĐ lên Thủ tướng Chính phủ, VSSA kiến nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không chấp thuận việc nhập khẩu này cũng như không cho phép xuất khẩu đường có nguồn gốc không phải từ mía do người dân Việt Nam trồng qua cửa khẩu tiểu ngạch, lối mở sang Trung Quốc – mà cụ thể ở đây là cửa khẩu phụ Bản Vược, huyện Bát Xát – Lào Cai.
Cụ thể, ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), cho biết đã gửi công văn số 64/2013/CV/HHMĐ lên Thủ tướng Chính phủ, VSSA kiến nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không chấp thuận việc nhập khẩu này cũng như không cho phép xuất khẩu đường có nguồn gốc không phải từ mía do người dân Việt Nam trồng qua cửa khẩu tiểu ngạch, lối mở sang Trung Quốc – mà cụ thể ở đây là cửa khẩu phụ Bản Vược, huyện Bát Xát – Lào Cai.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) lo ngại việc HAGL bán 30.000 tấn đường thô cho Công ty CP Đường Biên Hòa sẽ ảnh hướng đến thị trường đường trong nước, khiến lượng đường tồn kho trong nước tăng lên |
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), việc cho phép Công ty CP Đường Biên Hòa nhập đường thô của HAGL từ Lào về tinh chế sẽ “bóp chết” hơn 40 doanh nghiệp mía đường trong nước. “Quan điểm của VSSA là phản đối việc này vì sẽ ảnh hưởng đến ngành mía đường trong nước” - ông Long nói.
Theo ông Long, nguồn đường thô của Công ty CP Đường Biên Hòa thời gian qua chủ yếu do DN này sản xuất tại nhà máy ở Tây Ninh và một phần nhập khẩu được Bộ Công Thương phê duyệt theo lộ trình thực hiện cam kết WTO. Do vậy ông Long lo ngại việc cho phép nhập khẩu đường của HAGL từ Lào về sẽ ảnh hưởng thị trường đường trong nước, tăng lượng hàng tồn kho.
Theo ông Long, nguồn đường thô của Công ty CP Đường Biên Hòa thời gian qua chủ yếu do DN này sản xuất tại nhà máy ở Tây Ninh và một phần nhập khẩu được Bộ Công Thương phê duyệt theo lộ trình thực hiện cam kết WTO. Do vậy ông Long lo ngại việc cho phép nhập khẩu đường của HAGL từ Lào về sẽ ảnh hưởng thị trường đường trong nước, tăng lượng hàng tồn kho.
Chứng minh điều này, ông Long cho biết lượng đường tồn kho trong nước hiện rất lớn, lại sắp đến mùa thu hoạch mía. Chưa kể, nguồn đường nhập lậu từ Thái Lan và một nước khác đang chiếm đến 30% thị phần trong nước. Đường thô của HAGL sản xuất tại Lào có giá thành thấp hơn đường trong nước từ 7-8 triệu đồng/tấn. Nếu Công ty CP Đường Biên Hòa được nhập đường thô về để tinh chế và xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc thì nhiều DN khác cũng sẽ làm theo.
Lĩnh vực mía đường thời gian qua đóng góp rất lớn trong tổng doanh thu của HAGL |
Điều này khiến các DN mía đường trong nước và hàng triệu nông dân trồng mía điêu đứng. “Chi phí cho 1 tấn mía nguyên liệu ở Việt Nam lên đến 1 triệu đồng trong khi mía của HAGL sản xuất chỉ vài trăm ngàn đồng thì nông dân Việt Nam không có cách gì cạnh tranh được” - ông Long chia sẻ.
Bầu Đức: "HAGL không bán bất kỳ hạt đường nào trong nước"
HAGL nhập 30 nghìn tấn đường: Bộ trưởng Cao Đức Phát nói gì?
Theo con số của VSSA đưa ra, trong niên vụ 2012-2013 lượng đường dư thừa là 400.000 tấn, niên vụ 2013-2014 sẽ lên đến 600.000 tấn, cộng với đường nhập lậu có giá rẻ từ Thái Lan sang Campuchia, Lào rồi vào Việt Nam với số lượng lớn do không ngăn chặn được đã buộc ngành đường Việt Nam phải mất 30% thị phần nội địa. Trước ý kiến phản đối của VSSA, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Đoàn Nguyên Đức (thường được biết đến tên gọi bầu Đức) - Chủ tịch HĐTV Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai. Xác nhận với phóng viên, ông Đức cho biết, giữa Công ty CP Đường Biên Hòa và HAGL có thống nhất việc HAGL bán 30.000 tấn đường thô do HAGL sản xuất tại Nhà máy mía đường Hoàng Anh Attapeu (Lào). “Chúng tôi và nhà máy đường Biên Hòa đã thống nhất một chương trình HAGL bán cho nhà máy đường Biên Hòa 30.000 tấn đường thô, 30.000 tấn này nhà máy đường Biên Hòa tinh chế ra đường tinh luyện và xuất khẩu. Tôi khẳng định lại ở đây tôi bán là bán đường thô, thì nhà máy đường Biên Hòa xuất đi, tất cả số đường này không tiêu thụ ở thị trường trong nước” – ông Đoàn Nguyên Đức khẳng định. Sau tuyên bố không tiêu thụ đường tại thị trường Việt Nam nhưng với công suất rất lớn của Nhà máy mía đường Hoàng Anh Attapeu nhiều người đặt câu hỏi thị trường chính của mía đường HAGL ở đâu? Liệu đơn vị này có hướng đến việc chuyên xuất khẩu đường thô hay không? Việc bán đường cho công ty đường Biên Hòa gây ảnh hưởng thế nào đến thị trường trong nước? Trả lời những thắc mắc này, ông Đoàn Nguyên Đức khẳng định thị trường đường rộng lớn bởi vì nhu cầu đường của thị trường rất lớn không chỉ ở Việt Nam hay các nước trong khu vực. “Tôi khẳng định đường HAGL không bán đường ở thị trường trong nước còn thị trường của chúng tôi, giá mua đường thô tại Lào như thế nào đó là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Những nơi có nhu cầu về đường, thuận lợi về giá cả thì đều là thị trường của HAGL”, bầu Đức nói. Về lo ngại của ông Nguyễn Thành Long – Chủ tịch VSSA đồng thời TGĐ Công ty CP mía đường Cần Thơ cho rằng việc HAGL bán đường thô cho Công ty CP Đường Biên Hòa sẽ làm doanh nghiệp đường trong nước điêu đứng, tăng lượng đường tồn kho, ông Đoàn Nguyên Đức cho rằng những lo ngại của chủ tịch VSSA là góc nhìn của một doanh nghiệp cỏn con, thiếu hiểu biết. “Việc Hiệp Hội đường đang phản đối, các nhân tôi cho rằng ông Long chưa hiểu biết gì mà rất vội vã, chưa hiểu người ta làm gì. Nếu như đây là việc gì bất lợi cho đất nước, cho Hiệp hội mía đường thì ông Long phản đối tôi rất là “ok”. Nhưng HAGL làm việc này vì lợi ích chung, lợi ích cho cả đất nước và cho cả HAGL, HAGL là một doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài cũng giải quyết công ăn việc làm cho Việt Nam mình và đồng thời cũng đem nguồn trợ cho Việt Nam”, ông Đức khẳng định. Theo lý giải của ông Đức việc HAGL bán 30.000 tấn đường thô cho Công ty CP Đường Biên Hòa sẽ mang lại lợi ích cho Đường Biên Hòa khi công nhân có thêm việc làm, khi lượng đường tinh luyện xuất khẩu tiếp tục đóng thuế cho Nhà nước. “Nó cũng giống như các mặt hàng giày dép, may mặc, nhập vải vóc rồi gia công xong xuất khẩu đi nói tóm lại là chỉ có tốt hơn thôi, và trong đó có tốt cho Hoàng Anh Gia Lai”, ông Đức nhấn mạnh.
Bầu Đức cho rằng: Góc nhìn của Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam VSSA là chưa hiểu biết, cỏn con. |
Cũng liên quan đến việc mua bán đường thô giữa HAGL và Công ty CP Đường Biên Hòa trong ý kiến của VSSA có lo ngại khó kiểm soát đường, dẫn đến vấn đề gian lận, nhập lậu đường. Về điều này ông Đoàn Nguyên Đức cho rằng: “Đường thì ai kiểm soát được? Làm sao kiểm soát được xuất khẩu đi? Ông ấy nói vậy là theo một tư tưởng cỏn con, một doanh nghiệp nhỏ chỉ có ông ấy thôi. Nhà máy đường Biên Hòa là một tập đoàn lớn, cực kì lớn, điều đó không thể xảy ra được, chưa gì ông ấy đã nghĩ bậy cho người ta. Ông ấy nói là không kiểm soát được sao lại bán ra, cứ nghĩ là bán lậu đó. Như vậy tư tưởng đó là tư tưởng bậy...”. Cũng trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Đức cho biết sẽ không làm việc với VSSA để giải thích vấn đề. Bầu Đức cho hay: “Đáng nhẽ Hiệp hội Mía đường nên hỏi Bộ Công thương, các ban ngành để nắm rõ vấn đề rồi hãy lên tiếng. Còn chưa hiểu vấn đề, chưa có chuyên môn không biết người khác làm thế đã vội kết luận”.
Hoàng Lực