Ngày 16/1, tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, phía Ấn Độ vừa bác bỏ mới lo ngại cho rằng Pakistan tiếp tục dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật đe dọa Quân đội Ấn Độ trên chiến trường, cho biết không có ai “ngớ ngẩn” đến mức dùng vũ khí hạt nhân cho tác chiến.
Thông tin này được tờ “Thời báo Ấn Độ” dẫn lời từ Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ V.K. Singh trong buổi lễ thành lập Lục quân Ấn Độ ngày 15/1/2012.
Singh cho biết: “Cho chúng tôi nói rõ vấn đề này… Vũ khí hạt nhân hoàn toàn không dùng cho tác chiến. Chúng có ý nghĩa chiến lược, đây cũng là ý nghĩa tồn tại của chúng”.
Tên lửa đạn đạo Shaheen-II của Pakistan |
Khi được hỏi về vấn đề có tin cho rằng Trung Quốc và Pakistan đang tăng cường nhanh chóng sức mạnh của kho vũ khí hạt nhân, Singh nói rằng: “Tôi và quân đội của chúng tôi không lo ngại ai sở hữu vũ khí hạt nhân”.
Singh cho biết: “Chúng tôi có nhiệm vụ của mình – làm cho Lục quân Ấn Độ với 1,3 triệu quân trở thành một lực lượng linh hoạt, có sức chiến đấu chí tử và hệ thống hóa”, có thể nhanh chóng tiến hành tập kết ở khu vực biên giới và thực hiện tác chiến thiết giáp.
Singh còn nhấn mạnh: “Từ sau chiến dịch “Operation Parakram” (Năm 2001, Ấn Độ tập kết lực lượng hùng hậu ở biên giới Ấn Độ-Pakistan), tình hình đã có sự thay đổi rất lớn.
Khi đó, chúng tôi cần 15 ngày mới có thể tiến hành được tập kết lực lượng, hiện nay 7 ngày là có thể hoàn thành. Sau 2 năm nữa, chúng tôi có thể hoàn thành trong vòng 3 ngày”.
Lực lượng xe tăng Ấn Độ tập trận |
Ngoài ra, Singh thừa nhận Lục quân Ấn Độ đang có sửa đổi nhỏ “chiến lược đánh đòn phủ đầu” của họ. Chiến lược này nhằm phát động cuộc tấn công chớp nhoáng, hơn nữa còn từng được tiến hành thử trong 2 cuộc tập trận năm 2011.
Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, chiến lược này của Ấn Độ làm cho Pakistan vô cùng sợ hãi. Đáp trả, Pakistan đã mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình đến 90-100 đầu đạn hạt nhân (Ấn Độ có 80-100 đầu đạn), đồng thời Pakistan còn triển khai tên lửa Nasr mang theo đầu đạn hạt nhân, có tầm phóng tới 60 km, và đề phòng Ấn Độ phát động cuộc tấn công chớp nhoáng.