LTS: Qúy độc giả đang theo dõi bài viết của cô giáo Phan Tuyết nói về “hạnh phúc” qua câu chuyện của hai đồng nghiệp. Bài viết cũng là câu trả lời cho ai có ý nghĩ: “Có tiền là có tất cả” mà coi nhẹ tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ với người xung quanh.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Tôi có hai đồng nghiệp, mỗi người quan niệm giàu sang theo một cách khác nhau. Một người cho rằng: “Có tiền sẽ có tất cả” nên hàng ngày cô ấy cứ miệt mài kiếm tiền bằng mọi cách.
Người còn lại thì quan niệm: “Giàu về vật chất thì tầm thường quá, cái giàu về tâm hồn, về tình thương mới là đáng quý” cho nên cô ấy chỉ say sưa, mải miết ban phát tình yêu thương của mình cho những người bất hạnh đang cần sự giúp đỡ.
Với các thầy cô giáo, sự tin yêu của học sinh là món quà lớn nhất (Ảnh: Tuổi Trẻ) |
Năm tháng qua đi, sự nỗ lực đã được ghi nhận, mỗi người họ đều có một gia tài khổng lồ về những điều mình mong muốn, phấn đấu. Nhưng thực tế, ai là người hạnh phúc hơn?
Cô gái “ham tiền”
Cô ấy tên là Thắng, do ngay từ nhỏ cô phải sống trong gia cảnh nghèo khổ, thiếu thốn nên cô quyết tâm học thật giỏi để đổi đời, không còn nghèo khổ như cha mẹ nữa.
Thắng thi trượt trường kinh tế do thiếu nửa điểm nên cô đăng kí vào khoa sư phạm Toán của một trường Cao đẳng.
Tốt nghiệp loại giỏi, Thắng được chọn trường để dạy nên cô xin về ngôi trường điểm của thị xã để giảng dạy.
Phần vì có tiếng học giỏi từ hồi phổ thông, phần vì cô luôn có “chiêu bài” để buộc học sinh phải đi học thêm ở chỗ mình, ít học sinh nào dám từ chối.
Thầy cô eo hẹp về vật chất nhưng giàu có về tiếng cười(GDVN) - Bù lại sự eo hẹp về vật chất, sự nghèo nàn về kinh tế nhưng các thầy cô lại có được niềm vui, sự an ủi từ những cô cậu học trò vô cùng dễ thương của mình. |
Cha mẹ Thắng thấy con gái suốt ngày chỉ mải lo dạy học mà quên cả việc yêu đương, lấy chồng nên khuyên rằng:
“Phụ nữ kiếm tiền ít thôi, lo lấy chồng và sinh con đẻ cái” thì cô gạt phắt rằng: “Có tiền mua tiên cũng được, không lấy chồng thì sau con kiếm đứa con để nuôi”.
Vậy là ngoài giờ lên lớp, cô chạy sô dạy thêm hết ca này đến ca khác, lịch dạy kín đặc nên thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân khi còn trẻ thì không có.
Đến nay, cô đã có một gia tài kếch sù mà nhiều người mong ước. Đó là ba căn nhà lớn ở mặt tiền, hàng chục sổ đỏ với hàng trăm triệu đồng gửi ngân hàng.
Trước mặt cô, mọi người luôn miệng khen cô giỏi kiếm tiền nhưng sau lưng không ít người dè bỉu rằng: “Làm làm gì mà khổ nhục, giờ ở một mình. Chết có mang tài sản theo được không?”.
Tỷ phú tình thương
Đó là cô Hoa với quan điểm sống nhất quán: “Sống là cho đi” nên cô có thể nhịn phần ăn của mình để nhường cho một người bệnh, thậm chí cô sẵn sàng chia sẻ đồng bạc cuối cùng trong căn nhà khi gặp người khó khăn.
Cô cũng có thể bỏ hết công sức để dạy dỗ học sinh mà không thu học phí, vượt hàng trăm cây số chỉ để đến động viên, giúp đỡ một người bạn đang cô đơn.
Và cô Hoa “liều” tới mức dám cầm cố sổ đỏ vay ngân hàng để cứu giúp một gia đình đang lâm vào cảnh nguy kịch…
Chuyện nghề cô giáo “cắm bản”, vài lần xách vali định bỏ nghề nhưng không nỡ(GDVN) - Tại lễ gặp mặt Thầy cô tham dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô 2015”, chúng tôi có dịp gặp gỡ cô giáo “cắm bản” đã vài lần xách vali định bỏ nghề. |
Vì luôn sống cho người khác nên cô Hoa được từ người già đến người trẻ đều yêu quý hết mực, nhiều phụ huynh dù con không còn đi học nữa nhưng hàng năm vẫn lặn lội từ nơi xa đến biếu cô cặp bánh, con gà…
Nhiều lúc, cô Hoa cười và nói rằng: “Không có tiền cũng không bao giờ chết đói, nhiều gia đình phụ huynh, đồng nghiệp hay bạn bè sẵn sàng cưu mang cả năm”.
Tuy nhiên, gia đình cô vẫn sống trong căn nhà nhỏ hẹp với các vật dụng đơn sơ.
Cô con gái của cô Hoa vẫn ngày ngày đạp chiếc xe cà tàng lóc cóc tới trường nhưng cô thường động viên con cái rằng: “Cho đi không bao giờ mất, mình sẽ nhận được gấp nhiều lần như thế”.
Và cô luôn tự hào nói với mọi người rằng: “Mình rất giàu về tình yêu thương, sự tôn kính mà mọi người dành cho”.