2 năm chặng đường đào tạo GV CISCO: Lan tỏa tri thức CNTT tới SV toàn quốc

12/09/2023 07:42
Mai Phương
0:00 / 0:00
0:00
GDVN-  Chương trình được triển khai từ 2021 bởi Chương trình Học viện Công nghệ BKACAD (Trực thuộc BK Holdings, Đại học Bách Khoa HN).

Chương trình Đào tạo giảng viên “Mở rộng quy mô nhân lực Quản trị mạng” thực hiện trong khuôn khổ Hoạt động “Nguồn nhân lực cho Đổi mới sáng tạo - Hệ sinh thái khởi nghiệp” (USAID WISE) tài trợ bởi Cơ Quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chương trình được triển khai từ năm 2021 bởi Chương trình Học viện Công nghệ BKACAD (Trực thuộc BK Holdings, Đại học Bách Khoa HN) với sự hỗ trợ từ Cisco Networking Academy, đồng hành bởi USAID WISE và NIC trong 02 năm qua đã thu về được nhiều kết quả đáng tự hào.

Sau gần 2 năm phát động và thực hiện, Chương trình đào tạo Giảng viên Học viện mạng Cisco đến nay đã đào tạo được được 265 Giảng viên của 3 bộ môn: Quản Trị mạng CCNA, Lập Python for IoT và Bảo mật mạng CyberOps Associate đến từ hơn 50 trường đại học, học viện, cao đẳng và trung cấp trên toàn quốc. Hiện tại, đã có gần 2.000 sinh viên khoa Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông được đào tạo lại các kiến thức chuẩn hãng Cisco ngay tại trường mình.

Thầy cô giảng viên và sinh viên đã được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo chuẩn hãng Cisco. Giảng viên hoàn thành các yêu cầu của khóa đào tạo được cấp chứng nhận hoàn thành do Chương trình Học viện Công nghệ BKACAD và NIC cấp, chứng nhận Giảng viên Cisco Networking Academy do Cisco cấp.

Các em sinh viên cũng được đảm bảo đầy đủ quyền lợi khi học các kiến thức của Cisco tại trường như: Học kiến thức và giáo trình chuẩn hãng Cisco, được nhận huy hiệu số - chứng nhận hoàn thành mỗi học phần kiến thức và voucher giảm 58% lệ phí thi chứng chỉ quốc tế do Cisco cấp. Chương trình Học viện Công nghệ BKACAD vẫn tiếp tục hỗ trợ các giảng viên trong suốt quá trình Giảng viên đào tạo sinh viên, hỗ trợ chia sẻ thông tin tới sinh viên về lộ trình nghề nghiệp và cơ hội nghề nghiệp của ngành Quản trị mạng.

Đã có gần 2.000 sinh viên khoa Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông được đào tạo lại các kiến thức chuẩn hãng Cisco ngay tại trường mình.
Đã có gần 2.000 sinh viên khoa Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông được đào tạo lại các kiến thức chuẩn hãng Cisco ngay tại trường mình.

Trong xu hướng phát triển hiện nay, Công nghệ chính là nền tảng, là động lực, và mấu chốt đảm bảo cho sự thành công đối với sự phát triển của nhân loại. Công nghệ thông tin đã có mặt và lan tỏa sâu rộng đến mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, tạo giá trị gia tăng mới cho từng ngành cũng như cho toàn bộ nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Đối với mỗi quốc gia, công nghệ trở thành công cụ chiến lược để phát triển kinh tế – xã hội một cách nhanh chóng và bền vững. Để có thể triển khai chương trình thành công và rộng khắp tới tất cả các trường Cao đẳng, đại học trên cả nước, các đơn vị tài trợ đã luôn cùng đồng hành, phối hợp chặt chẽ với mục tiêu mở rộng, nâng cao kiến thức và kỹ năng của nguồn nhân lực công nghệ thông tin để đưa Việt Nam sải cánh trên nền công nghệ thế giới.

Các thầy cô giảng viên cũng hợp lại và tham gia vào cộng đồng Mạng lưới giảng viên Cisco, được gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ, tạo nên một cộng đồng kết nối lớn mạnh, thường xuyên tham dự các Workshop trao đổi về công nghệ hoặc cập nhật các xu hướng công nghệ để kiến thức và kĩ năng công nghệ thông tin sẽ được nhân lên và phát huy cho nhiều sinh viên.

Buổi giao lưu, kết nối mạng lưới Giảng viên Cisco – nằm trong khuôn khổ hoạt động USAID WISE được tổ chức tại Hà Nội.

Buổi giao lưu, kết nối mạng lưới Giảng viên Cisco – nằm trong khuôn khổ hoạt động USAID WISE được tổ chức tại Hà Nội.

Đạt giải Giảng viên tích cực, bộ môn Quản trị Mạng CCNA - Chương trình Đào tạo Giảng viên Cisco, thầy Lê Duy Tân – một trong những Giảng viên trẻ tuổi nhất đến từ Đại Học Quốc tế - Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh đã có những bước tiến quan trọng trong hành trình hướng dẫn sinh viên ngành công nghệ thông tin.

Đào tạo được 6 lớp với gần 200 sinh viên học các khóa học CCNA và Python for IoT sau khi hoàn thành khóa đào tạo, thầy Lê Duy Tân nhận được phản hồi rất tích cực của sinh viên về Khóa học, thầy chia sẻ: “Tham gia khóa đào tạo, tôi được học hỏi từ chính các anh chị học viên- những người cũng đang là thầy cô tại các trường đại học, cao đẳng, cộng với việc có những bài giảng chuẩn từ Netacad, việc giảng dạy đối với tôi dễ dàng hơn, tôi áp dụng tốt mô hình Flipped classroom model vào giảng dạy sinh viên.Lãnh đạo đơn vị đánh giá rất cao việc tôi sử dụng Netacad vào việc bổ trợ giảng dạy các môn học ở Khoa. Đây là một dự án rất hay, đào tạo giảng viên từ đó giúp việc đào tạo sinh viên ngành Mạng đạt nhiều kết quả, giúp nâng cao chất lượng sinh viên tốt nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng.”

Mai Phương