Vui tết Trung thu, trẻ em có còn thích đồ chơi truyền thống?

07/09/2019 06:00
Vũ Ninh
(GDVN) - Tháng 8 Âm lịch, về làng nghề Ông Hảo (Hưng Yên), nơi sản xuất những chiếc trống, mặt nạ giấy bồi truyền thống mới thấy Trung thu đến thật gần.

Làng nghề Ông Hảo (làng Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vẫn còn giữ gìn được nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống. Ngôi làng này đã có tuổi đời hơn 100 năm.

Những món đồ chơi dành cho trẻ em được sản xuất tại Làng Hảo được làm hoàn toàn thủ công. Nổi bật nhất có lẽ vẫn là những chiếc trống cơm và mặt nạ giấy bồi.

Trong bối cảnh thị trường đồ chơi trẻ em đang ngập tràn những món đồ chơi từ Trung Quốc, các sản phẩm được sản xuất tại Làng Hảo vẫn giữ nguyên được giá trị truyền thống, không bị thương mại hóa.

Vì được sản xuất hoàn toàn thủ công lại sử dụng nguyên liệu an toàn cho nên những món đồ chơi của Làng Hảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Người thợ tạo hình cho những chiếc trống cơm (Ảnh:V.N)
Người thợ tạo hình cho những chiếc trống cơm (Ảnh:V.N)
Trống được gọt đẽo từ loại gỗ xoan của làng, người thợ tỉ mẩn đục, đẽo khúc gỗ thành hình tròn làm tang trống (Ảnh:V.N)
Trống được gọt đẽo từ loại gỗ xoan của làng, người thợ tỉ mẩn đục, đẽo khúc gỗ thành hình tròn làm tang trống (Ảnh:V.N)
Công đoạn tiếp theo là tạo hình tang trống. Tang trống được tạo hình từ đôi bàn tay của người thợ với sự giúp sức của máy móc. Tang trống phải tròn, không quá dày mà cũng không quá mỏng. Từ một khúc gỗ có thể tạo hình từ 3-5 chiếc tang trống có kích thước khác nhau (Ảnh:V.N)
Công đoạn tiếp theo là tạo hình tang trống. Tang trống được tạo hình từ đôi bàn tay của người thợ với sự giúp sức của máy móc. Tang trống phải tròn, không quá dày mà cũng không quá mỏng. Từ một khúc gỗ có thể tạo hình từ 3-5 chiếc tang trống có kích thước khác nhau (Ảnh:V.N)
Trống thì có rất nhiều loại to nhỏ khác nhau, loại nhỏ nhất có giá 12.000 đồng/chiếc, loại to nhất có giá 200.000 đồng/chiếc (Ảnh:V.N)
Trống thì có rất nhiều loại to nhỏ khác nhau, loại nhỏ nhất có giá 12.000 đồng/chiếc, loại to nhất có giá 200.000 đồng/chiếc (Ảnh:V.N)
Trống được sơn màu đỏ. Nghệ nhân Thoan chia sẻ: Màu để sơn trống là loại sơn được làm hoàn toàn thủ công, không độc hại đến sức khỏe. Sau khi sơn, trống được phơi khô ngoài trời (Ảnh:V.N)
Trống được sơn màu đỏ. Nghệ nhân Thoan chia sẻ: Màu để sơn trống là loại sơn được làm hoàn toàn thủ công, không độc hại đến sức khỏe. Sau khi sơn, trống được phơi khô ngoài trời (Ảnh:V.N)
Ông Vũ Hữu Kê, 63 tuổi làm nghề đóng trống chia sẻ, ông đã gắn bó với nghề đóng trống từ năm 17 tuổi, trước kia gia đình ông làm tất cả các công đoạn, từ thuộc da, đẽo, đục, đóng, cho đến tô sơn. Tuy nhiên, hiện nay nghề đóng trống ngày càng mai một, kinh tế mang lại không cao nên con cháu ông không theo nghề, ông nhớ nghề nên nhận làm hàng cho các cơ sở sản xuất đồ chơi trung thu lớn trong làng (Ảnh:V.N)
Ông Vũ Hữu Kê, 63 tuổi làm nghề đóng trống chia sẻ, ông đã gắn bó với nghề đóng trống từ năm 17 tuổi, trước kia gia đình ông làm tất cả các công đoạn, từ thuộc da, đẽo, đục, đóng, cho đến tô sơn. Tuy nhiên, hiện nay nghề đóng trống ngày càng mai một, kinh tế mang lại không cao nên con cháu ông không theo nghề, ông nhớ nghề nên nhận làm hàng cho các cơ sở sản xuất đồ chơi trung thu lớn trong làng (Ảnh:V.N)

Bên cạnh những chiếc trống đồ chơi, làng nghề Ông Hảo còn nổi tiếng với việc sản xuất những chiếc mặt nạ giấy bồi truyền thống, hoàn toàn thủ công.

Bà Thoàn cho biết thêm, nghề làm đồ chơi trung thu có từ hơn trăm năm trước, truyền từ đời ông cha cho tới bây giờ, bản thân bà Thoàn đã gắn bó với nghề này được 50 năm. Hàng được gia đình bà làm quanh năm, trước mùa trung thu thì tập trung làm cốt, sau đó cho vào kho, chờ đến gần ngày lễ thì bắt đầu mang ra sơn màu, dính mắt…(Ảnh:V.N)
Bà Thoàn cho biết thêm, nghề làm đồ chơi trung thu có từ hơn trăm năm trước, truyền từ đời ông cha cho tới bây giờ, bản thân bà Thoàn đã gắn bó với nghề này được 50 năm. Hàng được gia đình bà làm quanh năm, trước mùa trung thu thì tập trung làm cốt, sau đó cho vào kho, chờ đến gần ngày lễ thì bắt đầu mang ra sơn màu, dính mắt…(Ảnh:V.N)
Những chiếc mặt nạ ở đây được người dân làm hết sức tỉ mỉ và chắc chắn (Ảnh:V.N)
Những chiếc mặt nạ ở đây được người dân làm hết sức tỉ mỉ và chắc chắn (Ảnh:V.N)
Hàng chuẩn bị cho Trung thu được làm từ đầu tháng 6, sau đó được xuất đi các tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên,… Những năm gần đây nhu cầu đồ chơi truyền thống ngày một tăng, năm sau so với năm trước cao hơn (Ảnh:V.N)
Hàng chuẩn bị cho Trung thu được làm từ đầu tháng 6, sau đó được xuất đi các tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên,… Những năm gần đây nhu cầu đồ chơi truyền thống ngày một tăng, năm sau so với năm trước cao hơn (Ảnh:V.N)
Người dân làng Hảo cũng thường xuyên cải tiến mẫu mã mặt nạ cập nhật theo xu hướng hiện nay. Tuy nhiên toàn bộ công đoạn làm mặt nạ hoàn toàn thủ công, giữ được hồn cốt truyền thống (Ảnh:V.N)
Người dân làng Hảo cũng thường xuyên cải tiến mẫu mã mặt nạ cập nhật theo xu hướng hiện nay. Tuy nhiên toàn bộ công đoạn làm mặt nạ hoàn toàn thủ công, giữ được hồn cốt truyền thống (Ảnh:V.N)

Đến với làng Ông Hảo những ngày này để cảm nhận không khí Trung thu đang đến thật gần và cũng để cảm nhận giá trị truyền thống còn lưu giữ tại ngôi làng nghề 100 năm tuổi này.

Vũ Ninh