Tôi tin phụ huynh đến sau cũng bất ngờ về ý tưởng của HS khi trải nghiệm thực tế

27/05/2022 06:08
Bài, ảnh: Trung Dũng
0:00 / 0:00
0:00
GDVN-Tôi tin rằng, nhiều phụ huynh của các trường khác tiếp sau đây cũng sẽ thấy bất ngờ về các ý tưởng của con nếu được tham gia các hoạt động tương tự.

Ngày 25/5, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư Du lịch văn hóa Việt Nam (VinITC) và Trường Phổ thông Liên cấp Phenikaa tổ chức hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp theo chủ đề "Tìm hiểu văn hóa qua di sản văn hóa Sử thi (Sử thi Đăm Săn - Văn hóa dân tộc Ê-Đê)".

Tại đây, các học sinh tham dự có cơ hội được trải nghiệm nhiều hoạt động bổ ích, mang tính tích hợp các giá trị văn hóa dân tộc vào chương trình học chính thức.

Được biết, đây là một phần của chương trình thí điểm trong chuỗi các hoạt động sẽ được diễn ra, kể từ sau buổi hội thảo với chủ đề “Đa dạng và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục giá trị văn hoá thông qua tổ chức trải nghiệm cho học sinh, sinh viên” được tổ chức hồi tháng 3/2022.

Ban tổ chức cho hay, sau này sẽ có nhiều trường khác cùng tham gia, các hoạt động cũng sẽ đa dạng hơn, có sự hỗ trợ sâu sắc hơn về chuyên môn từ Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Các học sinh trường Phenikaa có mặt rất sớm tại sân làng Ê-Đê để bắt đầu cho hoạt động trải nghiệm.
Các học sinh trường Phenikaa có mặt rất sớm tại sân làng Ê-Đê để bắt đầu cho hoạt động trải nghiệm.

Trong buổi sáng, các học sinh đã được tham gia hoạt động trải nghiệm với chủ đề "khám phá văn hóa cùng đồng bào dân tộc". Bằng phương pháp Game-based learning: Vận động thân thể kết hợp giải đố, thông qua việc tìm hiểu về: Tục Chuê Nuê, điệu múa Khiel, hình tượng hoa sung, hoa đa, cây lồ ô, quả bầu và hình tượng nữ thần Mặt trời.

Sau đó, các nhóm học sinh sẽ cùng nhau truy tìm ra các mảnh ghép liên quan đến văn hóa Sử thi Đăm Săn theo nội dung nhóm đó lựa chọn. Các mảnh ghép sẽ được ban tổ chức cất giấu tại các khu vực đã được chọn sẵn. Khi tìm thấy mảnh ghép, các thành viên trong nhóm sẽ dùng khẩu ngữ riêng theo linh vật của nhóm để liên lạc với nhau. Việc này để tránh lộ các mảnh ghép khi các thành viên trong nhóm tìm ra.

Sau một khoảng thời gian giới hạn, các học sinh sẽ quay về khu vực ban đầu để hoàn thiện các mảnh ghép, đội nào có nhiều mảnh ghép và hoàn thành trong thời gian sớm nhất sẽ giành chiến thắng.

Ngoài ra, các em còn được tham gia vào trò chơi giải mã mật thư nhằm tìm kiếm mục tiêu trên các bản đồ được bố trí sẵn để tìm ra 7 thẻ bài kho báu. Các thẻ bài này tượng trưng cho 7 Chương của Sử thi Đăm Săn. Đội nào kiếm được đủ 7 thẻ bài trước và sắp xếp thành công thì đội ấy giành chiến thắng.

Vì là hoạt động trải nghiệm ngoài trời, được ban tổ chức xây dựng dựa trên nguyên tắc vừa cho các học sinh được vui chơi thỏa thích nhưng vẫn lồng ghép các yếu tố giáo dục giá trị văn hóa dân tộc nên hầu hết học sinh đều tỏ ra phấn khích và hào hứng tham gia.

Ngoài ra, các kiến thức về văn hóa dân tộc trước đây thường thấy trong sách giáo khoa, thông qua các hoạt động trải nghiệm như thế này, các học sinh cũng dễ nhớ và ấn tượng với nội dung đó lâu hơn.

Để tăng thêm tính thực tế, sau khi thỏa thích với các trò tìm kiếm mảnh ghép liên quan đến văn hóa Sử thi Đăm Săn, các học sinh còn được tham quan, đối thoại cùng với nhân vật đại diện cho đồng bào dân tộc Ê - Đê "bằng xương, bằng thịt". Các nhân vật này mặc trang phục của dân tộc họ và kể cho học sinh hiểu hơn về bản sắc dân tộc mình, những kiến thức mà có thể trong sách giáo khoa các học sinh chưa "lĩnh hội" được hết.

Các nhóm học sinh chia nhau đi tìm các mảnh ghép.
Các nhóm học sinh chia nhau đi tìm các mảnh ghép.

Buổi chiều, các học sinh tập trung tại hội trường khu lưu trú của Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam để thực hành thiết kế ý tưởng cho sản phẩm văn hóa. Các sản phẩm này chủ yếu được lấy cảm hứng từ Sử thi Đăm Săn.

Trước khi bắt đầu vào thực hành các ý tưởng, thầy cô, phụ huynh và học sinh được "thưởng thức" trích đoạn sân khấu hóa Đăm Săn - Mtao - Mxây do một nhóm học sinh trường Phenikaa biểu diễn.

Sau khi đoạn diễn kết thúc, cả hội trường ồ lên vì quá bất ngờ trước diễn xuất của học sinh cấp 2. Bởi lẽ, các kiến thức về Sử thi Đăm Săn vốn khô khan trong sách giáo khoa trước nay lại có thể tái hiện sinh động như vậy.

Để vào phần thực hành, các học sinh được chia thành 5 nhóm, các em bắt đầu bằng việc tìm hiểu và nghiên cứu để để làm sao đưa ra các sản phẩm có tính ứng dụng, sáng tạo dựa trên chất liệu là Sử thi Đăm Săn vào các sản phẩm văn hóa.

Để học sinh không bỡ ngỡ và "bí" ý tưởng, chuyên gia đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội và các đại diện của đồng bào dân tộc Ê - Đê sẽ hướng dẫn và hỗ trợ để các nhóm nhanh chóng hiện thực hóa ý tưởng của nhóm mình. Sau thời gian quy định, các nhóm lên thuyết trình ý tưởng của mình.

Đánh giá về buổi trải nghiệm, cô Đoàn Thu Hà - Phó Hiệu trưởng phụ trách khối Trung học cơ sở, Trường Phổ thông Liên cấp Phenikaa cho rằng, những hoạt động như thế này rất có ý nghĩa và cần thiết với học sinh của nhà trường.

Cô Hà cho biết thêm: "Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam có nhiều khuôn viên thoáng đãng và trong lành gắn với các cảnh quan đại diện cho 54 dân tộc anh em. Việc này có thể giúp học sinh lĩnh hội được các kiến thức giáo dục giá trị văn hóa thông qua hoạt động trải nghiệm một cách thiết thực nhất.

Bên cạnh đó, dù còn trong giai đoạn thí điểm, nhưng đơn vị phối hợp tổ chức là Công ty VinITC cũng đã rất khéo léo trong việc lồng ghép các chương trình giáo dục giá trị văn hóa dân tộc thông qua các buổi dã ngoại của học sinh.

Các nhóm học sinh cũng đã cùng nhau tạo ra các ý tưởng rất mới lạ và táo bạo, tôi cũng thấy được lợi ích của việc các em được tham gia hoạt động trải nghiệm và làm việc nhóm. Tôi tin rằng, nhiều phụ huynh của các trường khác tiếp sau đây cũng sẽ thấy bất ngờ về các ý tưởng của con nếu được tham gia các hoạt động tương tự.

Tuy nhiên, việc trải nghiệm các giá trị văn hóa đối với học sinh trong khuôn viên rộng lớn như tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, trong thời gian vỏn vẹn chỉ 1 ngày, để các em có thể "hấp thu" được các kiến thức văn hóa như chúng ta mong muốn, theo tôi là chưa đủ".

Cô Đoàn Thu Hà - Phó Hiệu trưởng phụ trách khối Trung học cơ sở, Trường Phổ thông Liên cấp Phenikaa cho rằng, phụ huynh các trường khác cũng sẽ thấy bất ngờ với các ý tưởng học sinh nghĩ ra trong buổi trải nghiệm.
Cô Đoàn Thu Hà - Phó Hiệu trưởng phụ trách khối Trung học cơ sở, Trường Phổ thông Liên cấp Phenikaa cho rằng, phụ huynh các trường khác cũng sẽ thấy bất ngờ với các ý tưởng học sinh nghĩ ra trong buổi trải nghiệm.

Ông Nguyễn Minh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Hợp tác, Công ty VinITC cho rằng: "Để hướng đến việc hoàn thiện một sản phẩm giáo dục gắn với các hoạt động trải nghiệm của học sinh tại văn hóa tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động có chất lượng thì chúng tôi còn phải "cải tiến" rất nhiều.

Xa hơn nữa, sau này giữa công ty VinITC và Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam có thể tổ chức được các buổi sinh hoạt chung giữa các trường với nhau liên quan đến chủ đề này. Dù đang trong giai đoạn thí điểm nhưng đến lúc này cũng đang cho thấy những bước đi đúng hướng.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy cũng cần phải rút kinh nghiệm trong khâu tổ chức. Các khu chức năng trong khuôn viên Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng cần được cải tạo, thay đổi để phù hợp với các hoạt động trải nghiệm sẽ diễn ra".

Một số hình ảnh khác trong buổi trải nghiệm ngày 25/5:

Hai học sinh vừa tìm ra được mảnh ghép
Hai học sinh vừa tìm ra được mảnh ghép
Học sinh "phân tích" bản đồ "kho báu" của nhóm mình vừa nhận được
Học sinh "phân tích" bản đồ "kho báu" của nhóm mình vừa nhận được
Một bức mật thư đầy "ẩn ý"

Một bức mật thư đầy "ẩn ý"

Sau khi tìm được các mảnh ghép, các học sinh nhanh chóng ghép chúng lại với nhau
Sau khi tìm được các mảnh ghép, các học sinh nhanh chóng ghép chúng lại với nhau
Một nhóm khác vẫn loay hoay tìm kiếm mảnh ghép trong khuôn viên rộng lớn của Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Một nhóm khác vẫn loay hoay tìm kiếm mảnh ghép trong khuôn viên rộng lớn của Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Kết thúc quá trình tìm kiếm các mảnh ghép, các học sinh được giao lưu cùng người đồng bào dân tộc Ê - Đê "bằng xương, bằng thịt"

Kết thúc quá trình tìm kiếm các mảnh ghép, các học sinh được giao lưu cùng người đồng bào dân tộc Ê - Đê "bằng xương, bằng thịt"

Buổi chiều, các học sinh tập trung tại hội trường khu lưu trú của Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam để thực hành thiết kế ý tưởng cho sản phẩm văn hóa. Mở đầu bằng tiết mục sân khấu hoá Sử thi Đăm Săn do các học sinh trường Phổ thông Liên cấp Phenikaa biểu diễn.
Buổi chiều, các học sinh tập trung tại hội trường khu lưu trú của Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam để thực hành thiết kế ý tưởng cho sản phẩm văn hóa. Mở đầu bằng tiết mục sân khấu hoá Sử thi Đăm Săn do các học sinh trường Phổ thông Liên cấp Phenikaa biểu diễn.
Sau đó các em bước vào hiện thực hoá ý tưởng của các nhóm
Sau đó các em bước vào hiện thực hoá ý tưởng của các nhóm
Nhóm 1 nổi bật với ý tưởng muốn kể lại Sử thi Đăm Săn bằng bức tranh giấy sống động. Mục đích là muốn thay đổi cách tiếp cận Sử thi của người học bằng con đường khác, dễ nhớ, dễ hiểu hơn.
Nhóm 1 nổi bật với ý tưởng muốn kể lại Sử thi Đăm Săn bằng bức tranh giấy sống động. Mục đích là muốn thay đổi cách tiếp cận Sử thi của người học bằng con đường khác, dễ nhớ, dễ hiểu hơn.
Nhóm 2, gây ấn tượng với việc lên ý tưởng tạo ra phong cách thời trang tương lai dựa trên nhân vật Đăm Săn, với các chất liệu được lấy từ sự diễn tả nhân vật trong Sử thi.

Nhóm 2, gây ấn tượng với việc lên ý tưởng tạo ra phong cách thời trang tương lai dựa trên nhân vật Đăm Săn, với các chất liệu được lấy từ sự diễn tả nhân vật trong Sử thi.

Nhóm 3, đề ra giải pháp để mọi người có thể biết đến Sử thi nhiều hơn thông qua việc tạo ra túi xách thời trang có khắc chữ "Sử thi Đăm Săn" và các biểu tượng có liên quan.

Nhóm 3, đề ra giải pháp để mọi người có thể biết đến Sử thi nhiều hơn thông qua việc tạo ra túi xách thời trang có khắc chữ "Sử thi Đăm Săn" và các biểu tượng có liên quan.

Nhóm 4, lên hẳn ý tưởng làm phim dựa trên các câu chuyện trong Sử thi Đăm Săn. Điểm khác biệt mà nhóm này đề cập đó chính là trong bộ phim có nhiều yếu tố hài hước, gây cười để lứa tuổi nào cũng có thể tiếp cận.
Nhóm 4, lên hẳn ý tưởng làm phim dựa trên các câu chuyện trong Sử thi Đăm Săn. Điểm khác biệt mà nhóm này đề cập đó chính là trong bộ phim có nhiều yếu tố hài hước, gây cười để lứa tuổi nào cũng có thể tiếp cận.
Riêng nhóm 5 lại muốn quảng bá về văn hóa Ê - Đê và Sử thi Đăm Săn thông qua các poster sinh động. Nhóm thực hiện ý tưởng này còn muốn hiện thực hóa bằng việc treo các poster này tại một số vị trí dễ quan sát và nơi công cộng để mọi người biết đến văn hóa Ê - Đê và Sử thi Đăm Săn nhiều hơn.

Riêng nhóm 5 lại muốn quảng bá về văn hóa Ê - Đê và Sử thi Đăm Săn thông qua các poster sinh động. Nhóm thực hiện ý tưởng này còn muốn hiện thực hóa bằng việc treo các poster này tại một số vị trí dễ quan sát và nơi công cộng để mọi người biết đến văn hóa Ê - Đê và Sử thi Đăm Săn nhiều hơn.

Bài, ảnh: Trung Dũng