Máy tính, công nghệ máy học với AI: Khi nào tội ác chống con người được dừng lại

23/06/2019 06:28
Nguyễn Thị Lan Hương
(GDVN) - Những tội ác nhân danh nghiên cứu khoa học, nhân danh xóa đói nghèo, nhân danh vì con người, không phải chuyện mới ở thế giới loài người.

LTS: "Máy tính, công nghệ máy học với AI: Khi nào tội ác chống con người được dừng lại?" là bài viết tiếp theo của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương gửi đến quý độc giả Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Trong một quảng bá về điện thoại công nghệ đời mới, họ viết thế này:

“Trong khoảng 10 năm nữa, điện thoại thông minh sẽ biến mất” [1].

Câu hỏi, thế tiếp theo là gì?

Chưa rõ, nhưng 2 chuyện có lẽ liên quan đã được công bố với đầy tự hào từ những nhà nghiên cứu công nghệ:

Não – Trí Tuệ Con Người và AI trong giáo dục: Liệu có những điểm mù?
Não – Trí Tuệ Con Người và AI trong giáo dục: Liệu có những điểm mù?

“Lần đầu tiên, kết nối não người dưới dạng mạng xã hội đã thực hiện thành công…” [2].

“Watson, với chương trình được thiết lập, đã copy và paste thành công trí tuệ và kinh nghiệm của 30 năm con người, chỉ chưa đầy một đêm. 

Từ nay, chương trình máy học với sự giúp đỡ của AI sẽ hỗ trợ con người học tập với những năng lực cá nhân…” [3].

Tất cả những điều trên đây, đều có vẻ đẹp đẽ.

Nhưng đó có là những tội ác chống lại con người, khi những nghiên cứu và thực nghiệm trên con người, kéo dài hơn 30 năm qua, là bất hợp pháp và phi nhân tính? 

Quyền con người ở đâu, khi trí não họ được kết nối mà không hề được nhận thức, thông tin và kiểm soát, không hề được biết, tại sao họ lại rơi vào tình trạng họ “được kết nối” và kéo dài suốt cuộc đời họ?

Con người là gì, khi trí tuệ con người được “hacking” trực tiếp bởi “đồng loại” qua công nghệ, bởi những kết nối với chương trình máy tính do ai đó thiết kế, điều khiển và liên kết sử dụng cùng với hàng triệu, hàng tỷ máy tính và trí não người khác trên thế giới?

Câu trả lời nằm ở 2 mẩu thông tin dưới đây:

Ngày 15-18/5/2019, UNESCO tổ chức chương trình Giáo dục AI, Bước Nhảy Phát Triển, tại Bắc Kinh [4].

Báo cáo về nhân quyền của Amnesty trong việc hầu hết máy tính, điện thoại cá nhân, các thiết bị điện tử chúng ta hiện đang dùng, có máu và cuộc đời của con trẻ ở Congo, ở các nước châu Phi, mà hàng chục thế kỷ qua đi, họ đã, vẫn và sẽ chỉ là “chết” vì giàu có tài nguyên! [5].

Báo cáo 2017 của Amnesty về sử dụng lao động trẻ em ở Congo và các hãng công nghệ của thế giới đã sử dụng như thế nào, trong thế giới máu trẻ em – công nghệ xanh. [5] (Ảnh: tác giả cung cấp).
Báo cáo 2017 của Amnesty về sử dụng lao động trẻ em ở Congo và các hãng công nghệ của thế giới đã sử dụng như thế nào, trong thế giới máu trẻ em – công nghệ xanh. [5] (Ảnh: tác giả cung cấp).

“Máu người” được khai thác từ Congo, châu Phi, tập trung tại Trung Quốc, qua Nhật Bản và Hàn Quốc để đến Châu Âu và Mỹ…với câu hỏi:

“Khi nào tôi có thể mua điện thoại và máy tính, không dính máu trẻ con?” [6].

“Khi nào máy tính, điện thoại, các thiết bị điện tử khác, những công nghệ được nghiên cứu, dựa trên máu và cuộc đời con người, được chấm dứt”?

Những câu hỏi cần phải nêu ra ở các tổ chức lãnh đạo thế giới cao nhất như Liên Hợp Quốc, Hội Đồng Nhân Quyền, các tổ chức hỗ trợ nhân đạo, xóa đói nghèo và vì giáo dục, công bằng và tiến bộ của con người. 

Tiếc thay, với ví dụ của UNESCO về tổ chức giáo dục AI ở Bắc Kinh tháng 5/2019, UNESCO không hề nhắc đến lịch sử vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh trong bao năm tháng, về những vi phạm đạo đức nghiên cứu khoa học trên con người, khai thác và sử dụng những nhóm người dân Trung Quốc để nghiên cứu. 

Và họ, Trung Quốc, vẫn đang cần thêm những gương mặt “châu Phi” [7], như những gì mà các nước Phương Tây đã và đang làm ở đó, hàng chục thế kỷ qua.

Những tội ác nhân danh nghiên cứu khoa học, nhân danh xóa đói nghèo, nhân danh vì con người, không phải chuyện mới ở thế giới loài người.

Nhưng chúng ta đang ở thế kỷ 21, giáo dục cho thế kỷ 21 với con người là trung tâm (khẩu hiệu của UN-UNESCO) [*] cơ mà?

Xin được điểm vài nét để chúng ta hiểu, nhìn lại và lên tiếng!

Giáo dục ở Mỹ giờ là chỉ dấu của bất bình đẳng xã hội
Giáo dục ở Mỹ giờ là chỉ dấu của bất bình đẳng xã hội

Khi nào tội ác dùng con người để thử nghiệm khoa học, công nghệ, giáo dục, kinh tế, qua những người dân, những con trẻ, những học sinh, kéo dài hàng thập kỷ, phải chấm dứt?

Hãy bắt đầu từ cựu Chủ tịch Harvard, Derek Bok với cuốn Đại học trong thời kỳ thị trường. Thương Mại hóa Giáo dục Đại học [8].

Bok đã dành hơn 5 chương mô tả chi tiết, tại sao, trong hơn 30 năm qua, xu hướng thương mại hóa đại học, đặc biệt trong nghiên cứu khoa học, giáo sư và đại học Mỹ đã và đang trở thành “nô lệ” cho các hãng công nghệ và kinh doanh, và bởi những hoạt động nghiên cứu trên tầm toàn cầu của họ.  

Ví dụ về việc hãng thuốc, hợp tác với đại học để thử nghiệm sản phẩm trên người dân Kenya và gây chết người. Tất cả đều được “mua” im lặng!

Sự thật mà Bok nêu ra, không chỉ ở châu Phi, ở tất cả mọi góc của thế giới, nơi đồng tiền, nơi sức mạnh kinh tế - chính trị và quân sự được khai thác tối đa, chỉ vì lợi nhuận.

Ngay tại Mỹ, điều cần đặt câu hỏi cho những con người tài năng như chủ tịch Microsoft, rằng: “Nếu con cái ông, gia đình ông, được dùng làm đối tượng nghiên cứu bất hợp pháp, để hacking trí não, để kết nối trí não chúng với các chương trình máy tính phục vụ cho Deep Mind, cho các nghiên cứu ứng dụng về AI và máy móc, ông nghĩ thế nào?”. [9] 

Những nghiên cứu bất lương, bất vị con người, chà đạp lên nhân loại kéo dài hơn 30 năm, qua hơn 3 thế hệ của gia đình nghèo của Việt Nam, ai trả lời cho họ? [9]

Sự bất lương đó, thực hiện ở ngay tại Mỹ, với chính học sinh sinh viên Mỹ và người dân Mỹ, nếu có ai nhìn đến mối quan hệ kinh doanh – nghiên cứu giữa các nhà công nghệ - quân đội Mỹ, chính phủ Mỹ [10]!

Chả ai lạ gì mối quan hệ đầy nguy hiểm, đầy lợi nhuận và đầy “câu hỏi” về đạo đức trong giáo dục với hàng triệu trẻ em Mỹ, việc sử dụng nghiên cứu công nghệ trong giáo dục!

Tại sao hơn 20 năm qua, nghiên cứu ứng dụng công nghệ hỗ trợ giáo dục đã thất bại tại Mỹ?

Qua những chương trình học online, hay thậm chí, đơn giản hơn, những chương trình hỗ trợ giáo viên giảng dạy, nhưng bằng những công nghệ giám sát, lưu giữ và phân tích hoạt động của các giáo viên và học sinh sinh viên, trong từng phút một?

Cách mạng đại học Mỹ sẽ đi về đâu?
Cách mạng đại học Mỹ sẽ đi về đâu?

Nhưng phản ứng của giáo viên với những hỗ trợ này lại là, “Họ nghiên cứu chúng tôi, họ quan sát chúng tôi, và để thực hiện những mục đích gì mà chúng tôi không kiểm soát được!”.

Nghiên cứu của 3 tổ chức khác nhau, về mô hình giáo dục lựa chọn, dành cho học sinh da màu và dân nghèo Mỹ, được học với số lượng lớn qua online và hỗ trợ của máy học, chất lượng kém so với những mô hình học truyền thống…nói lên điều gì ở đây? [11]

Câu hỏi phải hỏi, là tại sao dự án hỗ trợ giảng dạy hiệu quả của Gates Foundation lại chỉ có RAND, một tổ chức nghiên cứu thuộc quân đội Mỹ, đánh giá [12]? 

Bởi hơn 20 năm qua, chỉ có Gates và số ít những tập đoàn như Microsoft mới có thể “lê” đi qua hàng chục triệu lớp học, học sinh sinh viên, ở tất cả các cấp, và để thu thập dữ liệu!

Nếu có ai muốn hỏi về tại sao, những người làm việc trong công nghệ nghiên cứu ứng dụng dựa trên “kinh tế - chiến tranh” mà Mỹ là điển hình, mới gần đây, họ phản đối sự hợp tác giữa quân đội Mỹ và các hãng công nghệ [13]? 

Chỉ có số ít người làm trong những hãng lớn, dám từ bỏ lợi ích lớn, để hành xử như một con người có lương tâm, với chính con người và xã hội loài người, nếu chúng ta nhìn và so sánh giữa một bên biểu tình phản đối của ai đó chống lại những nghiên cứu bất hợp pháp và phi nhân tính ở vài hãng công nghệ gần đây, và hành động quảng bá giáo dục AI của UNESCO ở Trung Quốc, dưới góc độ của “tiền” tài trợ!

Câu hỏi với Mỹ về nhân quyền, về đạo đức kinh doanh, về đạo đức nghiên cứu dựa trên con người và dữ liệu cá nhân con người, và với tất cả các nước khác trên thế giới này…ai trả lời?

Với mơ ước chiếm lĩnh 5,5 tỷ người kết nối, khi đạo đức về “máu và con người” chảy dài theo lịch sử của thế kỷ này, cùng với những công nghệ được coi là phục vụ con người, nhưng bằng chính máu con trẻ, bằng chính nghiên cứu bất hợp phát trên trí não con người, bằng chính cuộc đời và dữ liệu hàng tỷ cá nhân con người trên thế giới này…chúng ta đã “Đồng thuận phạm tội ác chống con người?”.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/smartphone-se-bien-mat-sau-10-nam-nua-281109.html

[2] https://www.technologyreview.com/s/612212/the-first-social-network-of-brains-lets-three-people-transmit-thoughts-to-each-others-heads

[3] Thank you for being late, Thomas Friedman, 2018, p. 74, toàn chương 3;

[4] https://en.unesco.org/events/international-conference-artificial-intelligence-and-education

[5] https://www.amnesty.org/en/latest/news/2017/11/industry-giants-fail-to-tackle-child-labour-allegations-in-cobalt-battery-supply-chains/

[6] https://money.cnn.com/2016/01/18/technology/smartphone-child-labor-cobalt/index.html;

[7] https://foreignpolicy.com/2018/07/24/beijings-big-brother-tech-needs-african-faces/

(*) https://www.un.org/sustainabledevelopment/blog/2015/09/we-the-people-needs-you-global-goals/

[8] Universities in the Marketplace: The Commercialization of Higher Education (The William G. Bowen Series), Derek Bok

[9] http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-con-nguoi-trong-the-gioi-internet-va-nen-kinh-te-chia-xe.html; http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/thu-gui-nhung-ai-dang-lam-ve-cntt.html

[10] https://www.usatoday.com/story/money/2019/02/21/military-spending-defense-contractors-profiting-from-war-weapons-sales/39092315/;  https://en.wikipedia.org/wiki/Military%E2%80%93industrial_complex; http://economicsandpeace.org/wp-content/uploads/2015/06/The-Economic-Consequences-of-War-on-US-Economy_0.pdf; https://www.csis.org/analysis/americas-military-spending-and-uncertain-costs-its-wars-need-transparent-reporting;

[11] https://www.rand.org/pubs/research_briefs/RB9994.html; https://credo.stanford.edu/pdfs/OnlineCharterStudyFinal2015.pdf;  https://www.nea.org/assets/docs/Online%20Learning%20Programs%20Research%20Brief%20NBI%20135%202017.pdf;

[12] https://www.rand.org/education-and-labor/projects/evaluating-teaching-effectiveness.html

[13] https://www.nytimes.com/2018/04/04/technology/google-letter-ceo-pentagon-project.html;

Nguyễn Thị Lan Hương