Vụ học viên cãi thầy: Ai muốn "nổi loạn" ở giảng đường sẽ phải trả giá

25/04/2012 07:01
Độc giả Nguyễn Quốc Vỹ
(GDVN) - Thời gian gần đây, môi trường giáo dục Việt Nam xảy ra nhiều việc như giảng viên giảng tục trên giảng đường hay học viên cao học cãi “tay đôi” với thầy giáo trong giờ giảng. Cả xã hội đang chú ý vào các sự kiện ấy và nhiều bài viết, nhiều ý kiến của các nhà giáo dục cũng đã được đưa ra.
Ngay sau khi báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải đoạn video ghi lại cảnh một học viên ngồi trong giờ học không ghi chép bài, nghe điện thoại, khi bị nhắc nhở, học viên này còn đứng lên lớn tiếng "cãi nhau tay đôi" với thầy giáo, tòa soạn đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của độc giả.

Độc giả Nguyễn Quốc Vỹ (NCS về Giáo dục kỹ thuật tại CHLB Đức) đã gửi một bài viết tới tòa soạn bày tỏ quan điểm “qua các sự việc gần đây, chuẩn mực đạo đức, việc “kính trên nhường dưới” dường như đã không còn tồn tại trong nhà trường”.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng chuyển đến bạn đọc bài viết thể hiện quan điểm của độc giả Nguyễn Quốc Vỹ xung quanh sự việc này, mời bạn đọc cùng theo dõi:
Học viên Lê Trần Công đã có những lời nói, thái độ thiếu tôn trọng giảng viên trong lớp học. Ảnh cắt từ clip.
Học viên Lê Trần Công đã có những lời nói, thái độ thiếu tôn trọng giảng viên trong lớp học. Ảnh cắt từ clip.
Từ trước đến nay, nền giáo dục Việt Nam luôn chú trọng đến việc hình thành nhân cách cho người học qua từng bài giảng. Và trong mối quan hệ thầy trò cho dù có thân mật, gần gũi nhưng người học phải luôn thể hiện sự kính trọng của mình đối với người dạy vì “một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy. Bên cạnh đó, thầy cô cũng luôn phải thể hiện chuẩn mực trên giảng đường, trong lớp học thông qua từng lời nói, từng bài giảng để được tôn trọng, đúng nghĩa là “thầy”.

Nhưng qua các sự việc gần đây, chuẩn mực đạo đức, việc “kính trên nhường dưới” dường như đã không còn tồn tại trong nhà trường. Thầy giảng bài với nội dung chuyên môn thì không nhiều. Trò thì thách thức thầy, tự cho mình quyền được học, được ngồi trong giảng đường vì đã đóng học phí. Không những thế, có vị hiệu trưởng lại cho rằng “học sinh đánh nhau là bình thường”.
Nhiều luồng ý kiến, nhiều bài viết và cũng có nhiều người ủng hộ những việc như thế. Sự ủng hộ này giống như một phong trào, nhắm mắt làm liều, thích khác người nên nhấp chuột để có thêm thành viên “phát cuồng” và nghĩ đơn giản rằng cũng không ảnh hưởng gì đến cá nhân mình vì mình có học các giảng viên ấy đâu. Đó chính là một việc làm tai hại vô cùng.
Độc giả Nguyễn Quốc Vỹ - Hiện đang làm NCS về Giáo dục kỹ thuật tại CHLB Đức.
Độc giả Nguyễn Quốc Vỹ - Hiện đang làm NCS về Giáo dục kỹ thuật tại CHLB Đức.
Còn nếu cho rằng “ở nước ngoài cũng như thế” thì đó là hoàn toàn ngụy biện cho những hành động của mình. Ở các môi trường giáo dục tiên tiến, giảng viên càng không thể phát biểu lung tung về tôn giáo, về giới tính... Những phân biệt, tác động (nếu có) trong bài giảng đều có thể mất việc và phải ra tòa để giải quyết. Sinh viên các nước ấy vẫn có quyền sử dụng điện thoại nhưng đó là ngoài lớp học và ngoài giờ học. Còn tranh cãi ư? Xin thưa, đó chỉ là những tranh luận trong học thuật để làm sáng tỏ một vấn đề và điều đó hoàn toàn được ủng hộ, nó khác hoàn toàn với những tranh cãi.
May thay, nhà trường đang đào tạo học viên cao học ấy đã “kịp thời” đình chỉ việc học tập vô điều kiện để làm gương cho những người khác đang muốn “nổi loạn” trên giảng đường. Và, từ ngàn xưa “quốc có quốc pháp, gia có gia quy” thì môi trường giáo dục cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Pháp luật là tối thượng thì nội quy nhà trường cũng áp dụng cho tất cả mọi người đang giảng dạy và học tập trong môi trường ấy.
Điểm nóng
Hà Nội: Những con đường đầy bao cao su
Góc ảnh độc giả
Những kiểu ăn mặc lố lăng, phản cảm
Hình ảnh Chướng mắt ở cửa Phật
Những đám cưới khủng, đình đám
Bấm xem ảnh đẹp
Hình ảnh "cái bang" chỉ có ở VN
Bấm xem clip hot
Độc giả Nguyễn Quốc Vỹ