Trung Quốc vẫn nhập khẩu đến 80% động cơ máy bay chiến đấu

24/05/2012 09:02
My Thái (Theo Thời báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Mặc dù Trung Quốc sớm thành công trong việc bắt chước các công nghệ kỹ thuật quân sự của nước ngoài nhưng...
Trang mạng Chiến lược của Mỹ mới đây có bài bình luận, mặc dù Trung Quốc sớm thành công trong việc bắt chước các công nghệ kỹ thuật quân sự của nước ngoài, nhưng không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió”, ví dụ như nước này đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất các động cơ phản lực cho các loại máy bay chiến đấu của mình.

Hiện Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật động cơ máy bay chiến đấu của Nga, mà theo đánh giá của các chuyên gia, trong một tương lai gần vẫn chưa thể thay đổi được tình hình này.


Cho đến nay, ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc vẫn chưa thể nắm bắt được công nghệ chế tạo động cơ máy bay phản lực và phương pháp giám sát chất lượng tiên tiến nhất.

Thậm chí nước này còn chưa đạt được tiêu chuẩn sản xuất công nghệ của các nhà sản xuất động cơ máy bay Nga, bởi vậy hiện tại Trung Quốc chưa thể đáp ứng được các yêu cầu hiện đại của lực lượng vũ trang.

Bất chấp việc tăng cường chi tiêu quân sự trong nhiều năm qua, hiện tại chỉ có khoảng 20% động cơ máy bay là được sản xuất bởi Trung Quốc, trong khi 80% các thiết bị động cơ còn lại là phải nhập khẩu.

Trong 10 năm qua, Trung Quốc luôn chú trọng thúc đẩy việc nghiên cứu và sản xuất động cơ máy bay, nhưng giống với Liên Xô trước kia, hiện Trung Quốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn để sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu, bởi khả năng tự nghiên cứu và phát triển động cơ máy bay của Trung Quốc là tương đối thấp.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn một số lợi thế: thứ nhất, Trung Quốc thấu hiểu những sai lầm trước đây của Liên Xô;

Thứ hai, Trung Quốc có nhiều con đường dẫn đến công nghệ sản xuất động cơ máy bay của phương Tây;

Thứ ba, trước điều kiện kinh tế thị trường hiện nay Trung Quốc có khả năng thúc đẩy phát triển hiệu quả ngành chế tạo động cơ máy bay.

Các chuyên gia kỹ thuật quân sự Mỹ đánh giá, trong nhiều năm nay, Trung Quốc luôn cố gắng làm nhái lại 2 loại động cơ máy bay chiến đấu của Nga, trong đó có động cơ WS-10A trên máy bay J-10 và J-11, sao chép lại động cơ AL-31 của Nga và động cơ WS-13 trên máy bay JF-17, sao chép lại động cơ RD-93.

Động cơ AL-31FN của Nga
Động cơ AL-31FN của Nga

Mặc dù Trung Quốc được coi là đã sao chép thành công công nghệ sản xuất động cơ máy bay AL-31 của Nga, nhưng độ tin cậy của động cơ mà Trung Quốc sao chép vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết.

Các thiết bị của động cơ máy bay chiến đấu là vô cùng phức tạp, trong khi tiến hành sao chép và nghiên cứu Trung Quốc đã gặp phải rất nhiều vấn đề.

Năm 2010, Trung Quốc đã tuyên bố muốn lắp đặt động cơ WS-10A cho máy bay J-10 thay thế cho động cơ do Nga sản xuất. Nhưng đến năm 2011, Trung Quốc lại đặt hàng mua thêm hàng trăm động cơ AL-31FN của Nga (trước đó Trung Quốc đã mua hơn 1.000 động cơ loại này).

Trung Quốc đã tuyên bố, tính năng kỹ thuật của động cơ WS-10A do nước này sản xuất đã được nâng cấp nhiều so với động cơ AL-31FN của Nga. Nhưng trên thực tế, Trung Quốc vẫn chưa thể làm chủ được một số công nghệ sản xuất chính của động cơ phản lực.

Hiện tại, Nga cũng đang tích cực nâng cấp tuổi thọ của sản phẩm này từ 900 giờ lên đến 2.000 giờ.

Các chuyên gia hàng không Nga cho rằng, Trung Quốc không giải quyết một cách nhanh chóng vấn đề nghiên cứu và sản xuất động cơ máy bay.

Những sự kiện nổi bật

PUTIN TRỞ LẠI ĐIỆN KREMLI

HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG QUỐC TẾ

CĂNG THẲNG MỸ - IRAN

KIM JONG UN - TRIỀU TIÊN

PHÂN TÍCH - GÓC NHÌN

BÍ ẨN - KỲ LẠ - KHOA HỌC

VIỆT NAM và THẾ GIỚI

XEM - NGHE THỜI SỰ QUỐC TẾ

Tình Hình Biển Đông

TÌNH HÌNH SYRIA, YEMEN

CÁC NỘI DUNG KHÁC

XEM - NGHE TIN TỨC QUỐC PHÒNG

BÌNH LUẬN QUÂN SỰ

Hải Quân Các Nước

Vũ khí phòng thủ của Iran

Trang bị tên lửa

Không quân các nước

Quốc Phòng Nhân Dân Việt Nam

Lục quân các nước

Sức mạnh quân sự Israel

PHÂN TÍCH - GÓC NHÌN

Bảo tàng quân sự các nước

Cảnh sát vũ trang

My Thái (Theo Thời báo Hoàn Cầu)