Trung Quốc rất khó chế tạo được tàu sân bay trong ngắn hạn

14/06/2014 08:16
Việt Dũng
(GDVN) - Tạp chí Trung Quốc nói nước này chế tạo được 3 tàu sân bay trước năm 2019 là không tưởng, vì ngay cả nước Mỹ có nhiều kinh nghiệm cũng khó thực hiện được.
Trung Quốc chỉ mới tân trang tàu sân bay do Liên Xô chế tạo, đặt tên là Liêu Ninh.
Trung Quốc chỉ mới tân trang tàu sân bay do Liên Xô chế tạo, đặt tên là Liêu Ninh.

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 13 tháng 6 dẫn tạp chí "Vũ khí tàu chiến" Trung Quốc tháng 6 năm 2014 cho biết, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc đang chế tạo ở Đại Liên, sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trước năm 2017.

Trang mạng "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 11 tháng 6 cũng có bài viết nhan đề "Xây dựng cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc" cho rằng, họ đã nắm được tài liệu chính thức về tàu sân bay kế tiếp của tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh (CV16) của hải quân Trung Quốc. Chuyên gia nghiên cứu vấn đề quân sự Trung Quốc Martin Andrew cho rằng, nguồn tin này là đáng tin cậy.

Bài báo này cho biết, Trung Quốc có kế hoạch tiếp tục chế tạo được 3 tàu sân bay trước năm 2019 và đưa vào sử dụng. Chiếc thứ nhất là phiên bản cải tiến và nâng cấp của tàu Liêu Ninh, lượng giãn nước là 85.000 tấn, sẽ được gọi là "tàu sân bay Type 001A", nghe nói thời gian hạ thủy không muộn hơn năm 2016, sau khi tiến hành thử nghiệm trên biển 12 tháng, sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động trước cuối năm 2017. Các tàu sân bay khác sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động năm 2018 và trước cuối năm 2019.

Theo bài báo, trong báo cáo thường niên về Trung Quốc công bố ngày 5 tháng 6 của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cho rằng, Trung Quốc "có thể sẽ chế tạo vài tàu sân bay trong 10 năm tới", nhưng dự đoán của họ là "tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc chế tạo có thể sẽ bắt đầu sử dụng vào một thời điểm nào đó đầu thập kỷ tới".

Cụm chiến đấu tàu sân bay động cơ hạt nhân USS John C Stennis (CVN74) lớp Nimitz của Hải quân Mỹ
Cụm chiến đấu tàu sân bay động cơ hạt nhân USS John C Stennis (CVN74) lớp Nimitz của Hải quân Mỹ

Quan điểm của tạp chí "Vũ khí tàu chiến" là hải quân Trung Quốc sẽ tiếp nhận chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên trước năm 2017, toàn bộ 3 tàu sân bay sẽ bàn giao trước năm 2019.

Có nhà phân tích khác cho rằng, quan điểm này quá lạc quan, khó mà thực hiện, nguyên nhân chủ yếu ở chỗ, một chiếc tàu sân bay trang bị hệ thóng mới bắt đầu đi vào hoạt động trong 3 năm ngắn ngủi là hoàn toàn không thực tế.

Nhìn vào hình ảnh vệ tinh gần đây, nhà máy đóng tàu Đại Liên hiện nay hoàn toàn không có tàu sân bay được khởi công chế tạo, cho dù tàu sân bay có mô đun chế tạo xong trước, sau đó lắp ráp ở xưởng đóng tàu thì cũng cần một khoảng thời gian - tàu sân bay lớp HMS Queen Elizabeth đầu tiên do Anh chế tạo cũng đã chứng minh điều này.

Bài báo cho rằng, xét tới thời gian biểu cấp bách như vậy là một thách thức ngay cả đối với Mỹ, một quốc gia có kinh nghiệm chế tạo tàu sân bay nhiều năm, đối với Trung Quốc thì càng khó khăn hơn.

Đến nay, Trung Quốc chỉ là đã tân trang một chiếc tàu sân bay, hơn nữa chiếc tàu sân bay này cho đến nay vẫn chưa bố trí được liên đội máy bay hoàn thiện và đi vào trạng thái hoạt động sẵn sàng chiến đấu.

Anh đang chế tạo tàu sân bay HMS Queen Elizabeth
Anh đang chế tạo tàu sân bay HMS Queen Elizabeth

Nghe nói, tàu sân bay chế tạo mới của Trung Quốc sẽ trang bị máy phóng điện từ, điều này cũng làm cho thời gian biểu mà tạp chí "Vũ khí tàu chiến" công bố bị nghi ngờ.

Cố vấn vấn đề hải quân tờ "Jane's Defense Weekly" Richard Scott từng cho rằng, hệ thống phóng điện từ của Hải quân Mỹ đang đối mặt với trở ngại to lớn về công nghệ.

Tháng 3 năm 2012, ông viết: "Muốn tinh thông và thục luyện vận dụng phần cứng và phần mềm lĩnh vực điện tử hoàn toàn không dễ dàng. Công ty General Atomics năm 2004 được chọn phụ trách công tác thiết kế và nghiên cứu phát triển hệ thống phóng điện từ đang đối mặt với thách thức kỹ thuật to lớn".

Bài báo cho rằng, xét tới thách thức này, quan điểm về tàu sân bay Hải quân Trung Quốc trang bị thiết bị phóng điện từ có thể sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong 3 năm hầu như là điều không thể thực hiện.

Tàu sân bay Charles de Gaulle, Hải quân Pháp (ảnh minh họa)
Tàu sân bay Charles de Gaulle, Hải quân Pháp (ảnh minh họa)
Việt Dũng