Tàu chiến Pháp và Australia đều đến thăm Trung Quốc và tập trận ở Biển Đông

02/11/2015 09:04
Đông Bình
(GDVN) - Thời điểm này, Biển Đông trở thành nơi diễn ra nhiều hoạt động giao lưu quân sự giữa các nước, cho thấy vị trí chiến lược của Biển Đông ngày càng quan trọng.

Tàu hộ vệ Pháp thăm Trung Quốc và diễn tập ở Biển Đông

Theo tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 1 tháng 11, ngày 30 tháng 10, tàu hộ vệ tên lửa Vận Thành Type 054A thuộc một chi đội tàu khu trục của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc và tàu hộ vệ tên lửa Vendemiaire Hải quân Pháp đã tổ chức một cuộc diễn tập liên hợp trên biển ở Biển Đông.

Ngày 30 tháng 10 năm 2015, tàu hộ vệ Vận Thành, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc và tàu hộ vệ Vendemiaire Hải quân Pháp tiến hành diễn tập ở Biển Đông.
Ngày 30 tháng 10 năm 2015, tàu hộ vệ Vận Thành, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc và tàu hộ vệ Vendemiaire Hải quân Pháp tiến hành diễn tập ở Biển Đông.

Cuộc diễn tập này nhằm thực hiện “Quy tắc gặp nhau bất ngờ trên biển”, nội dung gồm chiếm lĩnh vị trí tiếp tế và vận động biên đội. Hoạt động này được cho là đã tăng cường lòng tin giao lưu giữa hai bên, tăng cường tình hữu nghị song phương.

Cuộc diễn tập diễn ra vào buổi trưa cùng ngày. Trong thời gian diễn tập, tàu hộ vệ Vận Thành đã tiến hành tiếp tế cho tàu Vendemiaire. Sau đó, chúng tổ chức vận động biên đội. Cuộc diễn tập kết thúc sau vài giờ.

Trước đó, theo tờ “Giải phóng quân” Trung Quốc ngày 28 tháng 10, vào sáng ngày 27 tháng 10, tàu hộ vệ tên lửa Vendemiaire Hải quân Pháp được tàu hộ vệ Vận Thành dẫn đường, đến thăm một quân cảng ở Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, bắt đầu tiến hành chuyến thăm Trung Quốc dài 4 ngày.

Ngày 30 tháng 10 năm 2015, tàu hộ vệ Vận Thành, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc và tàu hộ vệ Vendemiaire Hải quân Pháp tiến hành diễn tập ở Biển Đông.
Ngày 30 tháng 10 năm 2015, tàu hộ vệ Vận Thành, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc và tàu hộ vệ Vendemiaire Hải quân Pháp tiến hành diễn tập ở Biển Đông.

Chuyến thăm này là chuyến thăm Trung Quốc lần thứ 8, là chuyến thăm Trạm Giang lần thứ hai của tàu hộ vệ Vendemiaire Pháp. Trong thời gian chuyến thăm, binh sĩ hải quân hai bên sẽ thăm quan tàu chiến của nhau, tổ chức các hoạt động giao lưu như thi đấu bóng đá. Hải quân hai nước còn tiến hành diễn tập như trên, tăng cường hiểu biết và hợp tác với nhau.

Được biết, tàu hộ vệ tên lửa Vendemiaire Pháp lớp Floreal, số hiệu F-734, đi vào hoạt động tháng 10 năm 1993, biên chế tiêu chuẩn 90 người, tốc độ 20 hải lý/giờ, dài 93,5 m, rộng 14 m, mớn nước 4,4 m, khả năng chạy liên tục khoảng 10.000 hải lý.

Theo hãng tin Reuters Anh ngày 28 tháng 10, chuyến thăm Trung Quốc lần này của tàu chiến Pháp đúng vào thời điểm Hải quân Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen đi vào phạm vi 12 hải lý của đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những đá ngầm này hiện do Trung Quốc chiếm đóng và đang xây dựng bất hợp pháp thành đảo nhân tạo và căn cứ quân sự.

Ngoài cho tàu chiến thăm Trung Quốc, đáng chú ý, hãng tin Reuters cho biết, trong tuần này, Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng sẽ đến thăm Trung Quốc.

Ngày 30 tháng 10 năm 2015, tàu hộ vệ Vận Thành, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc và tàu hộ vệ Vendemiaire Hải quân Pháp tiến hành diễn tập ở Biển Đông.
Ngày 30 tháng 10 năm 2015, tàu hộ vệ Vận Thành, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc và tàu hộ vệ Vendemiaire Hải quân Pháp tiến hành diễn tập ở Biển Đông.

Các nguồn tin khác cho biết, quan hệ giữa Trung Quốc và châu Âu đang được hai bên thúc đẩy phát triển lên tầm cao mới. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có chuyến thăm quan trọng đến Anh. Sau đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã nhanh chân đến thăm Trung Quốc. Hợp tác kinh tế là vấn đề quan trọng giữa Trung Quốc và châu Âu.

Ngoài thăm Trung Quốc, theo thông báo từ Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng, tàu hộ vệ tên lửa Vendemiaire Pháp sẽ thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Lễ đón chính thức sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 11 ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

Các tàu chiến Australia thăm Trung Quốc và tập trận ở Biển Đông

Ngoài tàu chiến Pháp thăm và diễn tập với Hải quân Trung Quốc, các tờ báo điện tử Trung Quốc ngày 31 tháng 10 còn cho biết, 2 tàu chiến của Hải quân hoàng gia Australia gồm các tàu hộ vệ HMAS Arunta và HMAS Stuart ngày 31 tháng 10 cũng được tàu hộ vệ Vận Thành dẫn đường, đã đến quân cảng ở Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, tiến hành chuyến thăm đối với Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc trong thời gian 3 ngày.

Sáng ngày 31 tháng 10 năm 2015, các tàu hộ vệ HMAS Arunta và HMAS Stuart Hải quân hoàng gia Australia đến cảng Trạm Giang, bắt đầu tiến hành thăm Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, thời gian 3 ngày
Sáng ngày 31 tháng 10 năm 2015, các tàu hộ vệ HMAS Arunta và HMAS Stuart Hải quân hoàng gia Australia đến cảng Trạm Giang, bắt đầu tiến hành thăm Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, thời gian 3 ngày

Theo bài báo, trên 2 tàu chiến của Australia có 390 người. Trong thời gian chuyến thăm, binh sĩ hải quân hai nước Trung Quốc và Australia sẽ thăm quan tàu chiến của nhau, tổ chức tiệc trên boong tàu, thi đấu bóng đá, chơi bóng bầu dục…

Hải quân hai nước cũng triển khai diễn tập thực binh dựa trên “Quy tắc gặp nhau bất ngờ trên biển”, tiếp tục tăng cường hiểu biết, lòng tin, tăng cường hợp tác, thúc đẩy tình hữu nghị.

Các tàu HMAS Arunta và HMAS Stuart đều thuộc tàu hộ vệ lớp Anzac của Hải quân hoàng gia Australia, số hiệu lần lượt là F153, F155; lần lượt biên chế vào tháng 12 năm 1998 và tháng 8 năm 2002.

Loại tàu này dài 118 m, rộng 14,8 m, mớn nước 4,4 m, lượng giãn nước đầy 3.700 tấn, biên chế tiêu chuẩn 174 người, tốc độ cao nhất 18 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục khoảng 6.000 hải lý.

Sáng ngày 31 tháng 10 năm 2015, các tàu hộ vệ HMAS Arunta và HMAS Stuart Hải quân hoàng gia Australia đến cảng Trạm Giang, bắt đầu tiến hành thăm Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, thời gian 3 ngày
Sáng ngày 31 tháng 10 năm 2015, các tàu hộ vệ HMAS Arunta và HMAS Stuart Hải quân hoàng gia Australia đến cảng Trạm Giang, bắt đầu tiến hành thăm Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, thời gian 3 ngày

Bình luận về chuyến thăm này, tờ “Đa chiều” tiếng Trung ngày 29 tháng 10 cho rằng, Australia không phải là nước đương sự của tranh chấp Biển Đông, nhưng là nước xung quanh Biển Đông.

Australia luôn duy trì quan hệ chặt chẽ với Mỹ, nhưng không hoàn toàn nghiêng hẳn về phía Mỹ, bởi vì, hải quân hai nước Trung Quốc và Australia còn có kế hoạch tiến hành diễn tập liên hợp ở Biển Đông.

Theo Ngoại trưởng Australia Jolie Bishop ngày 29 tháng 10, Australia không được yêu cầu gia nhập hành động Biển Đông của Mỹ, Australia cũng không có kế hoạch làm nhiều việc hơn.

Bà Jolie Bishop nói: “Trên thực tế, chúng tôi và Hải quân Mỹ tiến hành diễn tập liên hợp, chúng tôi và Hải quân Trung Quốc cũng tiến hành diễn tập liên hợp, chúng tôi sẽ tiếp tục làm những công việc này ở khu vực này”.

Sáng ngày 31 tháng 10 năm 2015, các tàu hộ vệ HMAS Arunta và HMAS Stuart Hải quân hoàng gia Australia đến cảng Trạm Giang, bắt đầu tiến hành thăm Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, thời gian 3 ngày
Sáng ngày 31 tháng 10 năm 2015, các tàu hộ vệ HMAS Arunta và HMAS Stuart Hải quân hoàng gia Australia đến cảng Trạm Giang, bắt đầu tiến hành thăm Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, thời gian 3 ngày

Ngày 27 tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Australia cũng khẳng định, 2 tàu chiến hải quân nước này sẽ thăm cảng Trạm Giang, Trung Quốc và hai bên sẽ tiến hành diễn tập ở Biển Đông. Theo báo chí Australia, cuộc diễn tập bao gồm cả nội dung bắn đạn thật.

Báo chí Australia cho rằng, mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Australia công khai ủng hộ tàu chiến Mỹ đi vào 12 hải lý của đá ngầm ở Biển Đông, nhưng điều này không ảnh hưởng đến cuộc diễn tập lần này của hải quân hai nước ở Biển Đông. 

Đông Bình