Tàu cấp tỉnh TQ sẽ làm gia tăng rủi ro đối đầu với láng giềng

13/09/2014 09:14
Đông Bình
(GDVN) - Mấy năm qua, Bắc Kinh luôn khuyến khích và trao quyền cho các tỉnh duyên hải tham gia tuần tra vùng biển nước sâu, nhưng nó liên quan đến quan hệ với các nước.
Tàu hải cảnh Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu hải cảnh Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tờ "China in Brief" Quỹ Jamestown Mỹ ngày 10 tháng 9 có bài viết cho rằng, năm 2013, Trung Quốc thông qua lập pháp, sáp nhập 4 trong số 5 cơ quan chấp pháp trên biển vào Cục cảnh sát biển Trung Quốc mới thành lập - đặt dưới sự quản lý của Cục hải dương quốc gia Trung Quốc. Các nhà quan sát nhanh chóng đặt nó vào bối cảnh Bắc Kinh tìm cách thúc đẩy chủ trương trên biển của họ ở châu Á.

Quá trình tập trung quyền lực này còn đang tiến hành, nhưng nó đã che lấp một động thái đáng chú ý khác. Cách đây không lâu, cái mà Bắc Kinh gọi là "bảo vệ quyền lợi biển" hầu như còn hoàn toàn là chức trách của cơ quan cấp trung ương của Trung Quốc.

Khoảng từ năm 2010 trở đi, lực lượng "bảo vệ quyền lợi biển" của 11 tỉnh, thành duyên hải - trước đây chỉ đáp ứng hoạt động lái tàu nhỏ, thuyền nhỏ ở duyên hải, bắt đầu có ngày càng nhiều tàu tuần tra lượng giãn nước lớn chạy tới vùng biển tranh chấp (thậm chí vào vùng biển chủ quyền của nước khác) tiến hành đối đầu với hoạt động của nước ngoài. Động thái này đáng để chú ý, nó gây ảnh hưởng tới Trung Quốc và các nước có biển khác ở châu Á.

Tàu hải cảnh Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu hải cảnh Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Trước năm 2010, việc chế tạo tất cả các tàu lượng giãn nước tăng lớn mới đều do cơ quan trung ương Trung Quốc tiến hành. Bắc Kinh thực hiện chính sách ngoại giao ở vùng biển sâu, các tỉnh duyên hải thực hiện nhiệm vụ cốt lõi thứ yếu của hải giám - bảo vệ môi trường biển. 

Mãi đến năm 2003, Quảng Tây, Hải Nam và Thượng Hải đều chưa lập ra cơ quan hải giám liên quan. Ngư chính Trung Quốc, một cơ quan "bảo vệ quyền lợi biển" quan trọng khác của Trung Quốc cũng được phân công tương tự.

Từ năm 2009, Cục hải dương quốc gia Trung Quốc bắt đầu áp dụng biện pháp làm thay đổi hiện trạng, khuyến khích cơ quan hải giám các tỉnh đóng vai trò tích cực hơn. Nguyên nhân của quyết định này có lẽ là Trung ương hy vọng các tỉnh quyên hải - những người có lợi ích chủ yếu trên biển - đảm đương một phần gánh nặng tài chính.

Năm 2009, lực lượng hải giám đến từ Quảng Đông, Liêu Ninh và Quảng Tây bắt đầu tiến hành hoạt động "bảo vệ quyền lợi biển". Cơ quan ngư chính cấp tỉnh cũng bắt đầu tuần tra thường lệ. Nhưng khi đó lực lượng hải giám và ngư chính cấp tỉnh đa số có trang bị kém, đều sử dụng tàu cỡ nhỏ, thời gian hoạt động liên tục ngắn, rất yếu ở vùng biển quốc tế.

Tàu Hải cảnh-3306 được truyền thông Trung Quốc cuối tháng 7 đưa tin là mới trang bị cho chi đội 7, Hải giám Trung Quốc (thuộc Tổng đội Nam Hải), là tàu chấp pháp biển đa năng, lớp 3.000 tấn (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu Hải cảnh-3306 được truyền thông Trung Quốc cuối tháng 7 đưa tin là mới  trang bị cho chi đội 7, Hải giám Trung Quốc (thuộc Tổng đội Nam Hải), là tàu chấp pháp biển đa năng, lớp 3.000 tấn (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Sau khi Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc ở vùng biển đảo Senkaku vào năm 2010, Bắc Kinh tuyên bố kế hoạch trợ giúp cơ quan hải giám cấp tỉnh mua sắm 36 tàu tuần tra mới, tiến một bước đi quan trọng hướng tới giải quyết vấn đề mang tính hạn chế của thiết bị tàu thuyền địa phương.

Mấy năm qua, Bắc Kinh luôn khuyến khích và trao quyền cho các tỉnh duyên hải tham gia hoạt động tuần tra vùng biển nước sâu do Trung ương thực hiện, được hưởng ứng tích cực. Đối với việc Trung Quốc lấy lực lượng chấp pháp biển làm thủ đoạn "trị quốc", sự phát triển này có ý nghĩa đáng chú ý.

Trước hết, xu thế này không có lợi cho Bắc Kinh tập trung kiểm soát lực lượng chấp pháp biển. Cục hải dương quốc giả tiến hành "chỉ đạo" địa phương, đây là loại quan hệ tế nhị. Hầu như chắc chắn liên quan đến đàm phán giữa Trung ương và các tỉnh địa phương, sự quan tâm của Trung ương là "bảo vệ giá trị chiến lược lớn của chủ trương lãnh thổ" sự quan tâm của địa phương là đi các "đảo tranh chấp xa xôi" tuần tra, bản thân lại hoàn toàn không có vấn đề sinh ra từ lợi ích trực tiếp.

Sự phân tán của cơ quan "bảo vệ quyền lợi biển" cấp tỉnh cũng sẽ gây ra lãng phí. Sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương có thể bị cản trở bởi các tiêu chuẩn và trang bị khác nhau.

Tàu Hải cảnh-3306 Trung Quốc được biết là tàu trang bị hệ thống quang điện, hệ thống tiếp nhận hình ảnh vô tuyến, hệ thống định vị Bắc Đẩu tiên tiến, có thể đáp ứng nhiều nhu cầu chấp pháp trên biển (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu Hải cảnh-3306 Trung Quốc được biết là tàu trang bị hệ thống quang điện, hệ thống tiếp nhận hình ảnh vô tuyến, hệ thống định vị Bắc Đẩu tiên tiến, có thể đáp ứng nhiều nhu cầu chấp pháp trên biển (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Thứ hai, tuần tra vùng biển có tranh chấp hoặc theo dõi tàu do thám nước ngoài, không chỉ là hành vi gây căng thẳng, trên thực tế còn là đang thực hiện chính sách ngoại giao của Bắc Kinh. Vì vậy, việc phân cấp quyền lực nêu trên cũng có nghĩa là đặc quyền của chính sách ngoại giao từ Trung ương phân xuống địa phương.

Đối với việc thực hiện chức năng quan trọng này, các tỉnh duyên hải chuẩn bị đến mức độ nào? Những nhân viên trên biển tốt nhất đều muốn làm việc trong các đơn vị của Trung ương, các địa phương có thể không thu hút và giữ lại được nhân tài. Nhân viên không được huấn luyện đầy đủ có thể sẽ thiếu kiềm chế, tăng rủi ro - tàu thuyền cấp tỉnh kéo Bắc Kinh vào đối đầu ngoại giao, thậm chí đối đầu quân sự ngoài ý muốn.

Nhưng, đồng thời, thiếu kinh nghiệm và chuẩn bị cũng làm cho thuyền viên Trung Quốc bị hoảng sợ và khiếp đảm, từ đó làm suy yếu những nỗ lực "bảo vệ chủ quyền lãnh thổ" của Trung Quốc.

Cuối cùng, tàu tuần tra cấp tỉnh được bổ sung có thể là tuyến đầu trong nỗ lực quy mô lớn xây dựng hạm đội chấp pháp biển lớn nhất thế giới của Bắc Kinh. Hiện nay, sự mất cân bằng lệ thuộc hơn vào địa phương này có lẽ chỉ là tạm thời. Trong thời kỳ yên ổn này, kỹ sư và nhà máy đóng tàu Trung Quốc đang thiết kế tàu lớn thế hệ mới cho Trung ương.

Tàu Hải cảnh-3306 Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu Hải cảnh-3306 Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu Hải cảnh-3307 Trung Quốc hạ thủy (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu Hải cảnh-3307 Trung Quốc hạ thủy (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Đặc tả mũi tàu hải cảnh Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Đặc tả mũi tàu hải cảnh Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu Hải cảnh-1306 Trung Quốc đang lắp ráp (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu Hải cảnh-1306 Trung Quốc đang lắp ráp (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu Hải cảnh Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu Hải cảnh Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Đông Bình