Ông Tô Lâm: “Tội phạm tham nhũng là đối tượng có chuyên môn, quan hệ rộng"

18/11/2017 14:56
Diệu Linh
(GDVN) - Bộ trưởng Bộ Công an cho biết đã chỉ đạo các lực lượng chức năng truy bắt bằng được các đối tượng phạm tội tham nhũng, kinh tế bỏ trốn ra nước ngoài.

Tại Quốc hội sáng nay (18/11), Thượng tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, hời gian qua một số đối tượng có dấu hiệu tham nhũng, vi phạm kinh tế bỏ trốn ra nước ngoài trước khi bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Do trước đó, những đối tượng này chưa bị khởi tố nên cơ quan chức năng chưa thể áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, sau khi xảy ra một trường hợp bỏ trốn như vậy, Bộ Công an đã chỉ đạo truy bắt bằng được các đối tượng để phục vụ điều tra, xử lý.

“Trong quá trình điều tra, nếu phát hiện đối tượng nào tiếp tay cho đối tượng bỏ trốn, chúng tôi sẽ cương quyết xử lý theo quy định”, ông Tô Lâm cho biết.

Bộ trưởng Tô Lâm cho biét: Tội phạm tham nhũng có trình độ chuyên môn, có quan hệ rộng, có nhiều thủ đoạn tinh vị che dấu hành vi phạm tội, gây khó khăn cho cơ quan chức năng. ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội.
Bộ trưởng Tô Lâm cho biét: Tội phạm tham nhũng có trình độ chuyên môn, có quan hệ rộng, có nhiều thủ đoạn tinh vị che dấu hành vi phạm tội, gây khó khăn cho cơ quan chức năng. ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội.

Về việc điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng, Thượng tướng Tô Lâm cho hay vẫn còn hạn chế, một số vụ án điều tra còn chậm, có 5 nguyên nhân chính: 

Thứ nhất là do tội phạm tham nhũng có trình độ chuyên môn, có quan hệ rộng, có nhiều thủ đoạn tinh vị che dấu hành vi phạm tội, gây khó khăn cho cơ quan chức năng.

Thứ hai, các vụ án tham nhũng thường do nhiều đối tượng thực hiện. Thời gian xảy ra khá lâu mới phát hiện, hành vi tham nhũng được che đậy, các đối tượng quan hệ chặt chẽ với nhau, che đậy tinh vi. 

Ông Tô Lâm: “Tội phạm tham nhũng là đối tượng có chuyên môn, quan hệ rộng" ảnh 2

Có công phải trọng thưởng, có tội xử thật nghiêm, lề dân ai đang đứng?

Các đối tượng cũng thường cất giấu tài sản, tiêu hủy hồ sơ, chứng cứ nên công tác điều tra khó khăn, thời gian kéo dài.

Thứ ba, việc điều tra tham nhũng có yếu tố nước ngoài thường phải qua công tác tương trợ tư pháp, liên quan đến nhiều cơ quan chức năng nên mất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn.

Thứ tư, công tác giám định tư pháp còn nhiều vướng mắc, kéo dài. Một số cơ quan giám định từ chối giám định, kéo dài thời gian.

Thứ năm, một số văn bản quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng chưa chặt chẽ.

Vụ án bị kéo dài phần lớn do công tác giám định 

Cũng tại Quốc hội sáng nay, trong phần phát biểu của mình, ông Lê Minh Trí - Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua có chuyển biến rõ nét, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nghiêm minh, nhưng so với các án khác thì án tham nhũng hiện nay đang là loại án bị kéo dài, trả hồ sơ bổ sung nhiều lần.

Thực trạng này thuộc trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, trong đó có ngành kiểm sát, nhưng có nhiều nguyên nhân cả khách quan, chủ quan.

Ông Tô Lâm: “Tội phạm tham nhũng là đối tượng có chuyên môn, quan hệ rộng" ảnh 3

Ông Nguyễn Đình Hương: Cục trưởng Cục Hàng hải có dấu hiệu không trung thực

Trước hết, án này là án truy xét, hành vi thực hiện phạm tội cũng như phát hiện rất lâu, xảy ra trên lĩnh vực quản lý Nhà nước, đối tượng là những người có quan hệ, có chức vụ quyền hạn, có kiến thức… để có thể tác động vào quá trình điều tra vụ án.

Chính vì vậy, nó đặt ra vấn đề khó khăn đầu tiên là kết quả giám định tư pháp, riêng với vụ án Phạm Công Danh phải giám định 5 lần mới có cơ sở xử lý vụ án. 

Giám định tư pháp là điều kiện gắn liền với các vụ án kinh tế, tham nhũng, vì tham nhũng xảy ra trên nhiều lĩnh vực, kiến thức chuyên môn, chuyên ngành các cơ quan tố tụng còn nhiều hạn chế, nếu nắm chắc Luật hình thức và các Luật tố tụng vẫn là chưa đủ để đánh giá phân tích, đặc biệt đánh giá thiệt hại của các vụ án.

Luật giám định tư pháp chưa xác định được thời hạn để trả lời kết quả giám định.

Vừa qua, yêu cầu giám định một số vụ án phải chờ chủ trương của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, vì quy mô dự án lớn tới mức nghìn tỷ, đòi hỏi xác định thiệt hại của các dự án đang “đắp chiếu hay chưa đưa vào sử dụng” là rất khó khăn.

Vì thế, chủ trương của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương là điều tra rõ đến đâu thì truy tố, xét xử đến đó, phần còn lại sẽ đưa vào khởi tố, điều tra một vụ án khác, chính vì vậy mà vừa rồi mới đưa được một số vụ án tham nhũng ra xét xử.

Nếu thông thường, với quy mô lớn mà không đánh giá thì không thể đưa ra xét xử được, nên không thể cầu toàn.

Ông Lê Minh Trí - Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội.
Ông Lê Minh Trí - Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội.

Một nguyên nhân khác khiến việc kéo dài vụ án, là việc phải phụ thuộc vào thời gian cung cấp tài liệu của các cơ quan chuyên môn, vào nội dung kết luận của cơ quan giám định.

Về nguyên nhân chính của việc trả hồ sơ nhiều lần để điều tra bổ sung, ông Trí thẳng thắn đánh giá là có liên quan đến năng lực, trình độ, trách nhiệm của các cán bộ thuộc cơ quan tố tụng, trong đó có Viện kiểm sát. Đặc biệt là năng lực, kiến thức trong quản lý tài chính, kinh tế nên tiến hành tố tụng còn hạn chế.

Ông Tô Lâm: “Tội phạm tham nhũng là đối tượng có chuyên môn, quan hệ rộng" ảnh 5

Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang sử dụng bằng Tiến sĩ không được công nhận

Bên cạnh đó có tâm lý sợ oan sai dẫn đến cầu toàn trong quá trình điều tra, đánh giá chứng cứ dẫn đến trả hồ sơ nhiều lần, nhằm an toàn về trách nhiệm của mình. 

Thực tế nhận thức và áp dụng pháp luật của các cán bộ trong cơ quan tố tụng có thể còn khác nhau, bên cạnh đó, trách nhiệm pháp lý và bồi thường Nhà nước cũng tác động đến góc nhìn và các cơ quan “sợ trách nhiệm” khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Vấn đề cơ quan tố tụng phải tranh luận tìm ra chân lý, nhưng không phải lúc nào cũng thống nhất một cách dễ dàng. Sự phối hợp chưa tốt của các cơ quan tố tụng và các bước tố tụng cũng là nguyên nhân.

Hiện Viện kiểm sát đang nghiên cứu phương án biệt phái Kiểm sát viên ở cấp tối cao tham gia vụ án xét xử ở cấp địa phương, nắm chắc nội dung vụ án để đảm bảo tranh tụng ở phiên toà thuyết phục hơn, đảm bảo chất lượng của các phiên toà xét xử. 

Vì thực tế có vụ án hàng chục nghìn trang hồ sơ, nhưng Kiểm sát viên ở địa phương không thể nào tiếp cận nổi, đây cũng là khó khăn.

Ông Trí cho biết thêm: “Vấn đề lớn nhất là kết quả giám định bị kéo dài ở nhiều vụ án. Chúng tôi kiến nghị, chủ trì phối hợp xây dựng thông tư liên tịch quy định hướng dẫn các trường hợp cần thiết giám định trong giải quyết án tham nhũng, kinh tế để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc này.

Đặc biệt là để ngăn chặn việc cản trở giám định nhằm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, hoặc là giám định không chính xác cho nên phải giám định lại nhiều lần, cũng dẫn tới kéo dài thời gian. Thông tư này phấn đấu ban hành trước 1/1/2018”.

Diệu Linh