Những mánh khóe để...học giả lấy bằng thật

20/11/2020 05:52
Trần Phương
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Đã có một thời rộ lên tình trạng bằng giả. Bây giờ nạn bằng giả sẽ dễ dàng được phát hiện nhưng lại nổi lên "nạn" bằng thật nhưng học giả.

Lâu nay đang tồn tại một tình trạng nhức nhối, nạn “học giả, bằng thật”, tức là chỉ đến trường “ghi danh” để theo học cho có, còn học hành thì buổi đực buổi cái, thậm chí chẳng cần phải đến trường.

“Có cung, ắt có cầu” và không ít trường đã bày đủ mánh khóe để học viên có thể học giả lấy bằng thật.

Năm 2019, một trong những sự việc thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian dài xảy ra tại trường Đại học Đông Đô chính là việc học “giả” nhưng lấy bằng “thật”.

Theo đó, trường này tổ chức dịch vụ đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh theo mô hình liên kết.

Riêng năm 2018, Hiệu trưởng Đại học Đông Đô là ông Dương Văn Hòa đã công nhận tốt nghiệp và cấp phát bằng cho hàng trăm sinh viên văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh.

Theo cơ quan điều tra, Hiệu trưởng Hòa “liên kết" với 200 trung tâm, tổ chức bên ngoài cấp (bán) văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh cho những người cần văn bằng ngoại ngữ để hoàn thiện hồ sơ cán bộ mà không cần học.

Để hợp thức hóa sai phạm, Trường Đại học Đông Đô tổ chức thi đầu vào, thi hết học phần gồm 27 tín chỉ và thi tốt nghiệp cho các học viên chỉ trong vài ngày. [1]

Bằng thật đáng sợ như bằng giả nếu người ta không cần học thật nhưng vẫn có bằng thật. Ảnh minh họa: VP

Bằng thật đáng sợ như bằng giả nếu người ta không cần học thật nhưng vẫn có bằng thật. Ảnh minh họa: VP

Ngoài mánh khóe trên, còn những mánh khóe cũng tinh vi không kém được một số nhân viên tuyển sinh tiếp thị đến người học.

Theo đó, học viên được phát giấy thi và đáp án để chép ngay tại chỗ coi như thi thật để nộp, để chấm, để có điểm trong hồ sơ và sau đó là có bằng tốt nghiệp hợp pháp.

Không ít các mánh khóe đã được các cơ sở đào tạo áp dụng để “qua mặt” các cơ quan chức năng cấp bằng giả.

Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã phản ánh, nhiều trường hợp sẵn sàng sử dụng “chiêu” ghép vào lớp sắp ra trường.

Chỉ cần ngày đến thi là có mặt để…chép bài, thậm chí từ lúc nộp hồ sơ đến lúc tốt nghiệp chỉ chưa đầy 1 tháng.

Đây là một cách hợp thức hóa hồ sơ, hô biến bất kỳ ai cũng có thể trở thành người học năm cuối mặc dù không học 1 ngày nào. [2]

Việc học giả, bằng thật còn trắng trợn đến mức có hiêu trưởng đã phải ngồi tù vì ký khống, cấp bằng thật cho những học viên giả.

Thời gian qua, việc học văn bằng 2 tiếng Anh "gây sốt" với những người có nhu cầu học sau đại học cũng như những người sắp bước vào các kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch viên chức, công chức.

Đây được coi là "tấm vé thông hành" giúp các ứng viên được miễn môn thi môn ngoại ngữ, hoặc đủ các tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo quy định.

Nắm bắt nhu cầu này, nhiều trường đại học đã thực tuyển sinh. Điều đáng nói, có trường không được cấp phép đào tạo vẫn thực hiện đào tạo “chui”.

Thậm chí có trường thực hiện mua bán bằng, chỉ cần nộp tiền là có bằng mà không cần học.

Liên quan đến việc cấp văn bằng 2 tiếng Anh để hưởng lợi nhiều lãnh đạo nhà trường đã bị khởi tố bị can. Bà Nguyễn Thị Minh Châu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh Bắc bị khởi tố bị can, bắt tạm giam. Ảnh: Đại học Kinh Bắc.

Liên quan đến việc cấp văn bằng 2 tiếng Anh để hưởng lợi nhiều lãnh đạo nhà trường đã bị khởi tố bị can. Bà Nguyễn Thị Minh Châu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh Bắc bị khởi tố bị can, bắt tạm giam. Ảnh: Đại học Kinh Bắc.

Đơn cử, ngày 28/12/2019, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án "giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường Đại học Kinh Bắc và các tỉnh.

Kết quả điều tra xác định bị can Nguyễn Thị Minh Châu đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh hệ văn bằng 2 chính quy không đúng quy định, nhằm thu lợi bất chính.

Kết quả điều tra xác định, bị can Nguyễn Thị Minh Châu đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh hệ văn bằng 2 chính quy không đúng quy định, nhằm thu lợi bất chính. [3]

Tháng 3/2020, Vũ Tiến Hiệp (sinh năm 1966, Hà Nội), cựu Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề kỹ thuật và nghiệp vụ xây dựng Hà Nội cùng các đồng phạm của mình đã chịu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật cũng vì hành vi bán bằng cấp giả như giấy lộn.

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Vũ Tiến Hiệp 5 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Theo đó, dù đã bị dừng hoạt động, song từ năm 2011 đến tháng 7/2017, Vũ Tiến Hiệp và các đồng phạm của mình đã ký hợp đồng dịch vụ đào tạo đối với 27 công ty, doanh nghiệp và cấp cho 857 trường hợp. Bộ đôi này cũng đã bán cho 127 người các chứng chỉ sơ cấp nghề, thu về tổng số tiền gần 1,2 tỷ đồng. [4]

Các bị can từ trái sang phải: Phan Thị Thùy Trang; Nguyễn Như Việt; Nguyễn Đăng Thuần. Ảnh: Công thông tin điện tử Bộ Công an.

Các bị can từ trái sang phải: Phan Thị Thùy Trang; Nguyễn Như Việt; Nguyễn Đăng Thuần. Ảnh: Công thông tin điện tử Bộ Công an.

Và mới đây nhất, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án “Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ.

Theo đó, ngày 16/11/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với: Phan Thị Thùy Trang, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ; Nguyễn Như Việt, nguyên Trưởng khoa Sư phạm Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương 3; và Nguyễn Đăng Thuần, giáo viên Trung tâm Đào tạo lái xe quận 12 thuộc Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương 3.

Các bị can bị nêu trên đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, nhận tiền của nhiều người, sau đó đã cấp khống Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp của Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ cho những người này nhưng không phải đi học bồi dưỡng theo chương trình đào tạo, trái với quy định tại Thông tư 38/2017 ngày 29/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Cũng theo Hiệu trưởng Trang Vũ Phương, Hiệu trưởng trường Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ cho biết, Trường có khoa Sư phạm Dạy nghề, và việc cấp Chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm là khóa đào tạo ngắn hạn, được Tổng Cục Dạy nghề cho phép làm. [5]

Căn cứ kết quả điều tra và hồ sơ, tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra xác định các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, nhận tiền của nhiều người, sau đó đã cấp khống Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp của Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ cho những người này nhưng không phải đi học bồi dưỡng theo chương trình đào tạo, trái với quy định tại Thông tư 38/2017 ngày 29/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. [6]

* Tài liệu tham khảo:

[1] https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/khoi-to-bat-giam-hieu-truong-dai-hoc-dong-do-post201112.gd

[2] https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/nop-30-trieu-dong-sau-2-3-thang-co-bang-cao-dang-su-pham-chinh-quy-post212188.gd

[3] http://bocongan.gov.vn/tintuc/Pages/lists.aspx?Cat=22&ItemID=27039

[4] https://thanhtra.com.vn/phong-chong-tham-nhung/tin-tuc/Phat-tu-nguyen-Hieu-truong-Truong-trung-cap-nghe-loi-dung-chuc-vu-161170.html

[5]https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/hieu-truong-truong-cao-dang-nghe-can-tho-noi-gi-ve-viec-can-bo-minh-bi-bat-post213725.gd

[6] http://bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/khoi-to-vu-an-gia-mao-trong-cong-tac-xay-ra-tai-truong-cao-dang-nghe-can-tho-t29105.html

Trần Phương