Nguyên quan chức Quốc hội:"Đừng đánh đồng mại dâm với nghề giáo" (P12)

02/07/2012 14:28
Hồng Chính Quang
(GDVN) – Bà Nguyễn Thị Hoài Thu nói, bà không bao giờ ủng hộ ý kiến coi mại dâm là một nghề bởi như vậy là đánh đồng với các nghề cao quý như nghề giáo, nghề y.
Như Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, hiện tượng “gái gọi sinh viên” đang diễn ra và có xu hướng phát triển. Chính điều này đã khiến cho tệ nạn mại dâm thêm khó giải quyết và dẫn đến những hậu quả khó lường về mặt xã hội. Trước thực trạng đó, phóng viên Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Chưa bao giờ sinh viên lại không khó khăn

Khi được hỏi về những lý do mà các gái mại dâm sinh viên đưa ra để lý giải cho hành vi bán dâm của mình, bà Thu cho biết: “Tôi cho rằng chưa bao giờ cuộc sống sinh viên lại không khó khăn cả (trừ số ít gia đình khá giả, sinh viên đó không gặp nhiều khó khăn thôi).

Nói chung qua nhiều thời kỳ, để sau khi ra trường trở thành một người có ích cho xã hội, các sinh viên đã phải trải qua rất nhiều cực khổ nhưng không phải ở thời đại nào sinh viên cũng đi “bán trôn nuôi miệng” như nhiều trường hợp xảy ra mà báo chí đã đưa tin.


Ở đây, tôi nghĩ chiều hướng phẩm chất đạo đức có sự xuống cấp hơn là về vấn đề kinh tế vì hiện nay các sinh viên thuộc diện kinh tế khó khăn đều được Chính phủ hỗ trợ cho vay vốn. Nhiều sinh viên khó khăn đã sẵn sàng chấp nhận làm nhiều việc như đi bán hàng, rửa bát đũa, đi gia sư, làm xe ôm… để kiếm thêm tiền học chứ đâu có đi làm gái mại dâm. 

Mà tôi nghĩ những sinh viên đi làm gái mại dâm chưa chắc đã là do đời sống khó khăn mà đi làm gái mại dâm, có thể là do tính ham chơi, đua đòi, đi làm gái mại dâm để có tiền tiêu xài, sắm hàng hiệu… thoải mái. Đó là những người không quý trọng nhân phẩm của mình . 

Tôi cũng rất buồn khi nghe tin cả những hoa khôi, hoa hậu, người mẫu đi bán dâm. Điều đó cho thấy giá trị đạo đức xã hội trong một bộ phận giới trẻ đang bị xuống cấp trầm trọng”.

Bà Hoài Thu nói tiếp về những sinh viên làm gái gọi: “Có thể có số ít những người vì hoàn cảnh khó khăn mà họ đã chấp nhận đi làm gái mại dâm 1 – 2 năm rồi từ bỏ con đường ô nhục đó để hoàn lương thì họ cũng sẽ trở thành những người lương thiện.

Hiện trường một vụ sinh viên bán dâm mới bị phá trong tháng 6/2012 (Ảnh: Truyền hình An ninh).
Hiện trường một vụ sinh viên bán dâm mới bị phá trong tháng 6/2012 (Ảnh: Truyền hình An ninh).

Tuy nhiên với những sinh viên thích đi làm gái mại dâm vì kiếm được tiền một cách dễ dàng, không phải lao động vất vả thì chưa chắc đã mong muốn hoàn lương. Họ sẵn sàng chấp nhận lối sống buông thả không biết đến ngày mai ra sao”. 

"Không bao giờ ủng hộ ý kiến coi mại dâm là một nghề"

Khi được hỏi về việc công khai danh tính của những người mua dâm, bà Hoài Thu cho biết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ những việc làm theo pháp lệnh phòng chống tệ nạn mại dâm: thông báo danh tính của người mua dâm về cơ quan làm việc, về địa phương nơi người mua dâm sinh sống…

Video: Trải lòng của một gái gọi "sinh viên trường nghệ thuật"

Cận cảnh bản danh sách 1800 "gái gọi sinh viên Hà thành"

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần cân nhắc kỹ để làm sao việc thông báo danh tính vừa mang tính răn đe, vừa ngăn ngừa tệ nạn xảy ra chứ không phải là để cho gia đình người mua dâm bị ảnh hưởng”.

Trước ý kiến cho rằng không nên công khai danh tính người mua dâm để tránh ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của người đó, bà Hoài Thu cho rằng: “Nếu người mua dâm không muốn bị công khai danh tính như quy định thì đừng có đi mua dâm. Mà làm sao họ lại sao có thể vừa muốn lén lút đi mua dâm vừa có một gia đình hạnh phúc? Thật tham lam!”.

Cô gái gọi từng là sinh viên tên H. tiết lộ những bí mật về giới mại dâm sinh viên
Cô gái gọi từng là sinh viên tên H. tiết lộ những bí mật về giới mại dâm sinh viên

Bà Hoài Thu cũng cho biết bà không bao giờ ủng hộ ý kiến coi mại dâm là một nghề bởi như vậy là đánh đồng với các nghề cao quý như nghề giáo, nghề y.


Có người nói đó không phải là một nghề vì không có trường đào tạo, không ai cấp bằng, nâng cao tay nghề… nhưng người ta sống bằng hoạt động đó thì cũng cứ coi là một nghề. Nói như vậy là không ổn. Hành vi đó không chỉ làm băng hoại đạo đức xã hội mà còn băng hoại hạnh phúc của từng gia đình Việt Nam.

Về những biện pháp để giải quyết thực trạng “gái gọi sinh viên”, bà Hoài Thu cho biết: “Vấn đề tuyên truyền giáo dục cũng cần phải được chú trọng một cách đặc biệt. Bây giờ phải giáo dục từ gia đình chứ đổ hết cho xã hội là không được. Bản thân gia đình cũng phải giáo dục con em họ.

Giải quyết vấn đề đó đi đôi với giải quyết vấn đề cuộc sống là việc tăng cường hỗ trợ những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Đừng để cho sinh viên dựa vào cớ “nghèo” mà lại đi bán dâm lấy tiền “ăn học”…”.

Điểm nóng

Từ thảm án con giết cha mẹ: "Nguyên nhân do giáo dục không chu đáo"

Giai thoại ly kỳ về những "mỹ nhân giang hồ" Sài Gòn (Kỳ 2)

Tiếng khóc đau xót của những nữ sinh bán thân (Kỳ 9)

Hàng nghìn người tiễn đưa đôi vợ chồng bị con trai sát hại

HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG

Những bức ảnh hiếm hoi về các vị vua cuối cùng ở Việt Nam (phần 1)

Những giai nhân tuyệt sắc đi qua cuộc đời vị vua đa tình Bảo Đại

Ảnh màu hiếm về Miền Bắc Việt Nam năm 1915 qua mắt người nước ngoài

Hình ảnh mới nhất về vị sư Việt Nam đi 1 bước, lạy một cái

Hồng Chính Quang