Độc giả bàn luận về văn hóa ứng xử:

Người tự trọng thì không thể chấp nhận ăn bún mắng cháo chửi ở Hà Nội

10/07/2012 10:30
H.P (Tổng hợp)
(GDVN) - “Thực ra chẳng ở đâu phải xấu hổ cả. Nói chung văn hóa hoặc thuần phong mỹ tục ở các vùng miền cũng đều cần báo động”, độc giả Đinh Khắc Bình chia sẻ.
Sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài viết xung quanh vấn đề văn hóa ứng xử và văn hóa phục vụ, mới đây là bài viết của độc giả Hoàng Tuấn “Văn hóa ứng xử của một bộ phận người ở Hà Nội thật đáng xấu hổ”, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả. 

Đồng quan điểm với độc giả Hoàng Tuấn, độc giả Trần Năm cho rằng: “Thật đáng xấu hổ! Từ lâu, người ta có vẻ tự hào, thú vị về cái gọi là 'văn hóa' bún mắng, cháo chửi, phở quát như ở Hà Nội. Cứ như là những quán ăn ấy đã trở thành “thương hiệu” và “chỉ dẫn văn hóa” rồi. Tôi nghĩ bất kì một người tự trọng nào cũng không thể chấp nhận ăn uống trong hoàn cảnh kém văn hóa ấy”.

Không ít người Hà Nội vẫn thờ ơ, bàng quan trước những cảnh "bún mắng, cháo chửi" và nghịch lý là các quán này vẫn đông nghịt khách. Ảnh: Internet.
Không ít người Hà Nội vẫn thờ ơ, bàng quan trước những cảnh "bún mắng, cháo chửi" và nghịch lý là các quán này vẫn đông nghịt khách. Ảnh: Internet.

Một độc giả có địa chỉ email hoalantuong@... chia sẻ “tôi có suy nghĩ và nhận xét rất giống bạn Hoàng Tuấn. Bản thân tôi là người thị xã Sơn Tây đã vô Sài Gòn sinh sống từ năm 1979. Ai hỏi quê tôi ở đâu, tôi vẫn nói là Sơn Tây, Hà Tây, bởi nếu mạo nhận người Hà Nội thì e rằng có người bảo là “nhận xằng” hay “người nhà quê”, mặc dù quê tôi đã hai lần sáp nhập vào Hà Nội và mặc dù giọng nói ở Sơn Tây rất chuẩn”.
Độc giả này cũng kể lại những câu chuyện nhân văn, sâu sắc khi sống ở mảnh đất Sài Gòn: “Nếu bạn ở Sài Gòn mà chẳng may lỡ đường thì người Sài Gòn sẵn sàng mời bạn ly nước uống, dùng chung bữa với gia đình, ân cần chỉ đường và còn có thể biếu bạn chút tiền đi xe. 

Bạn đi đường gặp mưa trú tạm hiên nhà nào đó, chủ nhà ân cần mang ghế mời bạn ngồi cho đỡ mỏi chân. Bạn chẳng may trúng gió dọc đường hay ngã xe, yên tâm đi, sẽ có người chạy đến nâng bạn dậy, xoa dầu, đánh gió...

Ở bệnh viện, khám bệnh hay điều trị, bạn không bị cô đơn bao giờ. Bệnh nhân luôn chia sẻ, hỏi han và giúp đỡ nhau như người trong nhà. Người Sài Gòn hay nói rộng ra người dân các tỉnh Nam Bộ là vậy”.

Trong khi đó, độc giả Đinh Khắc Bình có quan điểm ngược lại “thực ra chẳng ở đâu phải xấu hổ cả. Nói chung văn hóa hoặc thuần phong mỹ tục ở mỗi vùng miền đều có những đặc trưng khác nhau, nhưng cũng đã đến mức cần báo động. Bài viết có ý đúng ở chỗ, người Sài Gòn ra Hà Nội chỉ để làm việc, sau đó trở về thì rất ít cảm xúc. Nhưng đa phần ở những vùng khác thì không, họ bám trụ Hà Nội đến cùng....”.

Độc giả Minh Quang nhấn mạnh “các bạn không nên dùng cụm từ “người Hà Nội” nữa vì thực chất đại đa số người ở Hà Nội không phải là người Hà Nội gốc. Hà Nội và Sài Gòn là hai thành phố có tỷ lệ người nhập cư nhiều nhất. Người Hà Nội gốc hoặc chí ít có 2, 3 đời ở Hà Nội thì luôn là “người Hà Nội” theo đúng nghĩa của nó".

Độc giả Nguyễn Văn Bình góp ý “trong mỗi con người ai cũng có phần tốt, phần xấu. Cửa đền một bên ông Thiện gác, một bên ông Ác canh. Điều đó cho thấy thiện – ác, xấu – tốt luôn song hành tồng tại. Xã hội loài người nếu chỉ toàn điều tốt, điều thiện thì làm sao ta thấy được kẻ ác, người xấu. Ngược lại, xã hội toàn điều xấu, kẻ ác thì làm sao ta thấy được người tốt, việc thiện".

Độc giả này cũng nhấn mạnh “Hà Nội hôm nay có không ít kẻ xấu nhưng ngược lại người tốt còn rất nhiều. Sài Gòn cũng vậy thôi, kẻ xấu cũng chẳng thua kém gì Hà Nội mà người tốt thì cũng chẳng ít hơn. Tốt nhất chúng ta cùng đem những điều tốt, việc tốt của mỗi địa phương trao đổi, học tập để tất cả cùng tốt lên....”.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những hình ảnh, đoạn video về những dịch vụ và văn hóa ứng xử trên cả nước theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY
Điểm nóng
Tranh cãi về Clip mỳ Gấu đỏ Góc ảnh độc giả
Văn hóa ứng xử nơi công cộng  Hình ảnh cười chỉ có ở giao thông VN
Hà Nội - một thời để nhớ
Bấm xem ảnh đẹp
Điểm nóng: Hành trình tổ công tác đặc biệt 142
Bấm xem clip hot
H.P (Tổng hợp)