"Mỹ cần triển khai vũ khí hạt nhân mới ở tuyến đầu ứng phó Trung Quốc"

26/06/2015 05:00
Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - Theo chuyên gia, Mỹ cần nghiên cứu một lô vũ khí hạt nhân chiến thuật mới, lắp cho máy bay chiến đấu tàng hình có năng lực triển khai tuyến đầu, răn đe kẻ thù.
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Mỹ thử nghiệm ném bom hạt nhân chiến thuật B-61-11
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Mỹ thử nghiệm ném bom hạt nhân chiến thuật B-61-11

Tân Hoa xã ngày 25 tháng 6 dẫn trang mạng "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 23 tháng 6 đăng bài viết "Mỹ phải chăng cần triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật kiểu mới" của nhà nghiên cứu cấp cao Franz Stefan Gady, Viện nghiên cứu phương Đông-phương Tây.

Bài viết đặt câu hỏi: Mỹ cần triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật mới hay không? Nếu các nhà hoạch định chính sách hạt nhân Mỹ nghe lời kiến nghị do báo cáo nghiên cứu mới từ một cơ quan nghiên cứu đưa ra, đáp án chính là khẳng định.

Duy trì ưu thế hạt nhân đối với Trung Quốc, cơ bản tương đương với Nga, nghiên cứu chế tạo một lô vũ khí hạt nhân chiến thuật mới, có thể triển khai ở tuyến đầu,  những điều này là kiến nghị chủ yếu của một báo cáo nghiên cứu mới của Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington.

Báo cáo này là đánh giá mang tính dự báo và mang tính lý luận của chuyên gia 3 cơ quan nghiên cứu an ninh quốc gia lớn của Mỹ đối với tình hình và chiến lược hạt nhân của Mỹ.

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A Mỹ
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A Mỹ

Nhưng, toàn bộ kiến nghị của báo cáo nghiên cứu này đến từ ngòi bút của Clark Murdoch, ông này là quan chức, học giả của Mỹ. Ông cho rằng, ưu thế quân sự thông thường của Washington là một trong những nhân tố kích thích phổ biến vũ khí hạt nhân "thời đại hạt nhân thứ hai".

Ông chỉ ra, do "chỉ tiến hành chiến tranh thông thường với Mỹ đều là sách lược thất bại của bất cứ nước nào, vì vậy, trong 'thời đại hạt nhân thứ hai', kẻ thù tiềm tàng của Mỹ đều đang xem xét, làm thế nào có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, bất kể là trong giai đoạn đầu xung đột hay dùng để tấn công mang tính chênh lệch, buộc Mỹ 'nhượng bộ' trong xung đột".

Clark Murdoch cho rằng, trong môi trường mối đe dọa hạt nhân thay đổi bất định, trạng thái lực lượng hạt nhân hiện nay của Mỹ không đủ để ứng phó với các thách thức an ninh.

Lực lượng hạt nhân của Mỹ nhằm ứng phó với các cuộc xung đột toàn cầu giao chiến với vũ khí có sức công phá cao, chứ không phải là giao chiến hạn chế với vũ khí có sức công phá thấp.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ

Do phương án ứng phó hạt nhân của Mỹ phần lớn là quy mô lớn và gây ra thiệt hại phụ nghiêm trọng, vì vậy, Mỹ e rằng "lo sợ những vấn đề này trói buộc chân tay mình", không thể đáp trả "đối đẳng" với các cuộc tấn công hạt nhân.

Ưu thế thông thường của Mỹ làm cho Mỹ có quyền kiểm soát tăng lên trong các cuộc xung đột thông thường, thúc đẩy kẻ thù cân nhắc làm thế nào để phá bỏ rào cản hạt nhân. Mỹ cần đưa ra phương án hạt nhân có sự khác biệt ở các cấp độ nhằm vào các nấc thang hạt nhân, làm cho sự lựa chọn đó cũng mất đi tính hấp dẫn.

Giống như rất nhiều nhà phân tích quốc phòng Mỹ cùng thời đại, Murdoch cũng hấp thu trí tuệ từ giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, thực chất chính là chiến lược phòng ngự "phản ứng linh hoạt" của chính quyền Kennedy.

Chiến lược hạt nhân được kiến nghị ở đây gọi là "phản ứng có chừng mực". Đây không phải là một loại chiến lược mới; nó có nguồn gốc từ chiến lược kiểm soát nâng cấp từng bước biến đổi trong thời điểm Mỹ sử dụng chiến lược "phản ứng linh hoạt" thay thế chiến lược "báo thù quy mô lớn" vào thập niên 50 của thế kỷ trước.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ

Nội dung chủ yếu của nó là đảm bảo cho phương án ứng phó hạt nhân của Mỹ nối tiếp, không có lỗ hổng, có thể tiến hành báo thù ở cấp độ đối đẳng trước bất cứ cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân nào mà Mỹ và đồng minh phải đối mặt.

Phải sử dụng phương thức gì để thực hiện loại chiến lược hạt nhân hoặc cũ hoặc mới này? Trước hết điều quan trọng nhất là, có được một lực lượng tin cậy và có sức răn đe mở rộng, "hình thành bởi các máy bay chiến đấu tàng hình có năng lực triển khai ở tuyến đầu và triển khai nhanh chóng, có thể làm cho răn đe hạt nhân của Mỹ thực hiện liên hệ mang tính vĩnh viễn và tính tạm thời với an ninh nước sở tại".

Clark Murdoch còn kêu gọi triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-35 (có năng lực lưỡng dụng, trang bị tên lửa hành trình tầm ngắn lắp đầu đạn "có sức công phá thấp, tác dụng đặc biệt") ở tuyến đầu.

Ở đây, tác dụng đặc biệt bao gồm gây thiệt hại phụ thấp, phóng xạ kiểu tăng cường, chức năng xuyên đất, xung điện từ và các chức năng khác do sự tiến bộ công nghệ.

Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ
Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ

Loại kho vũ khí hạt nhân chiến thuật mới này có thể răn đe kẻ thù của Mỹ, làm cho họ không thể thực hiện thành công chiến thuật "triệt tiêu" nhằm chống lại ưu thế thông thường của Mỹ.

Nhưng, điều thú vị là, trong phụ lục của báo cáo này đã thu thập một bài viết phân tích do Bali Blackman và Russell Rambaud viết chung, kết luận của bài viết này trái ngược hoàn toàn với kết luận của Clark Murdoch, đáng để trích dẫn đầy đủ:

Vũ khí hạt nhân không đạt được mục tiêu chính sách của Mỹ, đạt được mục tiêu chính sách của Mỹ là lực lượng thông thường chiếm địa vị chi phối. Lợi ích của Mỹ ở chỗ tìm cách cố gắng giảm bớt địa vị của vũ khí hạt nhân, thu hẹp phạm vi tác dụng của chúng.

Lý luận, chính sách, quân đội và ngoại giao của Mỹ đều tiến hành phối hợp thống nhất xung quanh việc ủng hộ lợi ích này.

Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ
Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ

Tình hình mà bài viết này miêu tả đúng lúc đã thực hiện mục tiêu này. Sau khi vai trò của vũ khí hạt nhân được theo đuổi 70 năm, thừa nhận công dụng của vũ khí hạt nhân rất nhỏ và làm cho chính sách hạt nhân, chiến lược và quân đội của Mỹ tiến hành điều chỉnh tương ứng đã trở nên cấp bách.

Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xã)