Lời hiệu triệu non sông của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hun đúc khát vọng cống hiến

17/07/2021 06:09
Theo TTXVN
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” trở thành chân lý, là khẩu hiệu chung, thể hiện ý chí, nguyện vọng, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta.
Ngày 28/12/1967, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, chính thức thông qua kế hoạch chiến lược năm 1968, mở cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 là nhằm giáng một đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải đơn phương ngừng ném bom miền bắc, buộc phải đi đến ngồi với ta, thương lượng với ta.

Ngày 28/12/1967, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, chính thức thông qua kế hoạch chiến lược năm 1968, mở cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 là nhằm giáng một đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải đơn phương ngừng ném bom miền bắc, buộc phải đi đến ngồi với ta, thương lượng với ta.

“Lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước” cùng câu nói lịch sử “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vang lên tại Thủ đô Hà Nội vào ngày 17/7/1966, khi đế quốc Mỹ mở rộng đánh phá miền Bắc đã quy tụ, đoàn kết, thôi thúc cả dân tộc bước vào cuộc trường chinh kháng chiến bằng tất cả sức mạnh của mình để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã trở thành chân lý, là khẩu hiệu chung, thể hiện ý chí, nguyện vọng, quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta suốt chặng đường dựng nước, giữ nước và đưa đất nước tới mục tiêu phồn vinh."

Lời hiệu triệu non sông

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do,” câu nói bất hủ cách đây 55 năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lay động hàng triệu triệu trái tim người Việt Nam yêu nước và bạn bè quốc tế khắp năm châu.

“Độc lập, tự do” - đó chính là điều thiêng liêng nhất, quý giá nhất của mỗi người, mỗi dân tộc và nhân loại. Có độc lập, tự do thì sẽ có tất cả, nếu không có độc lập, tự do thì sẽ không có bất cứ thứ gì. “Độc lập, tự do” đó cũng chính là khát vọng, ý chí, nguyện vọng, quyết tâm từ ngàn đời của dân tộc ta.

Vào đầu năm 1965, “ấp chiến lược”- xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” do Mỹ xây dựng ở miền Nam đã bị quân và dân ta đập tan. Trong thế bị động chiến lược, đế quốc Mỹ đã liều lĩnh tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Từ năm 1965 trở đi, chiến tranh đã lan rộng cả nước. Đánh phá miền Bắc nhằm hỗ trợ cho nỗ lực quân sự ở miền Nam luôn là một ưu tiên hàng đầu của đế quốc Mỹ trong toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Cùng với việc đưa quân đội Mỹ và quân đội các nước chư hầu vào miền Nam, đế quốc Mỹ dùng không quân, hải quân mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc trên quy mô lớn, với cường độ ngày càng khốc liệt, ngày càng dữ dội.

Để “đưa miền Bắc Việt Nam quay về thời kỳ đồ đá,” đế quốc Mỹ đã huy động hàng nghìn máy bay các loại, kể cả B52, loại máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất lúc đó. Âm mưu thâm độc của chúng là chặt đứt “nền tảng, gốc rễ lực lượng đấu tranh của nhân dân ta”, từ đó “bóp chết” cách mạng miền Nam và chấm dứt khát vọng, ý chí thống nhất hai miền đất nước.

Trước vận mệnh “ngàn cân treo sợi tóc” của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ đứng lên kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần âm mưu, thủ đoạn và tội ác vô cùng dã man của đế quốc Mỹ hòng quyết tâm xâm lược nước ta, trước toàn thế giới: Đế quốc Mỹ dã man, gây ra chiến tranh xâm lược hòng ăn cướp nước ta. Chúng đã đưa 30 vạn quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam trực tiếp đàn áp đồng bào chiến sỹ ta.

Chúng sử dụng những phương tiện chiến tranh cực kỳ man rợ như chất độc hóa học, bom na-pan... Chúng dùng chính sách đốt sạch, giết sạch, phá sạch. Bằng những tội ác ấy, chúng hòng khuất phục đồng bào miền Nam ta.

Giặc Mỹ trắng trợn dùng không quân bắn phá miền Bắc nước ta, hòng gỡ thế thất bại của chúng ở miền Nam và hòng ép chúng ta “đàm phán” theo ý muốn của chúng. Chúng điên cuồng leo thang thêm một bước rất nghiêm trọng: chúng bắn phá ngoại ô Hà Nội và Hải Phòng.

Chỉ rõ đó là hành động tuyệt vọng của đế quốc Mỹ như “con thú dữ bị thương nặng, giãy giụa một cách hung tợn trước hơi thở cuối cùng”, Người đã tuyên bố đanh thép: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.”

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” - câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lay động hàng triệu trái tim người Việt Nam yêu nước và bạn bè quốc tế khắp năm châu.

“Độc lập, tự do” - đó chính là điều thiêng liêng nhất, quý giá nhất của mỗi người, mỗi dân tộc và nhân loại là độc lập, tự do. Có độc lập, tự do thì sẽ có tất cả, nếu không có độc lập, tự do thì sẽ không có bất cứ thứ gì.

Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lan tỏa mạnh mẽ, trở thành động lực tinh thần to lớn, thôi thúc lớp lớp các thế hệ người Việt Nam kề vai, sát cánh, chung sức, đồng lòng cùng chiến đấu, chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc, thống nhất non sông.

Lực lượng pháo cao xạ bảo vệ nổ súng kịp thời, chính xác, góp phần cùng quân dân Thủ đô bắn rơi 3 máy bay Mỹ trong ngày 14/12/1967.

Lực lượng pháo cao xạ bảo vệ nổ súng kịp thời, chính xác, góp phần cùng quân dân Thủ đô bắn rơi 3 máy bay Mỹ trong ngày 14/12/1967.

Khắp nơi trên miền Bắc, các phong trào thi đua yêu nước vì miền Nam ruột thịt được dấy lên sôi nổi, như “Ba đảm đang,” “Ba sẵn sàng,” “Ba quyết tâm,” “Tay cày, tay súng,” “Tay búa, tay súng.”

Với ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, lớp lớp thanh niên lên đường nhập ngũ quyết “đánh thắng giặc Mỹ xâm lược,” giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Ở miền Nam, thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân miền Nam đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu anh dũng, thực hiện mục tiêu quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc tiến tới thống nhất nước nhà.

Vì độc lập, tự do, cả nước sục sôi đánh Mỹ, toàn dân ra trận. Ðường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển đã trở thành "con đường huyền thoại" phát huy sức mạnh của hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn. Trận Khe Sanh và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là đòn sét đánh làm lung lay nghiêm trọng ý chí xâm lược của Mỹ, tạo ra bước ngoặt cơ bản làm thay đổi cục diện chiến tranh, mở ra quá trình xuống thang chiến tranh của đế quốc Mỹ.

Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" bị phá sản, Mỹ phải chuyển sang "Việt Nam hóa chiến tranh." Tháng Chạp năm 1972, kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân Hà Nội đã buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

“Mỹ cút” đã tạo điều kiện thuận lợi để Đảng ta, dân tộc ta tiếp tục tạo thế và lực, chớp thời cơ “đánh cho ngụy nhào.”

Thắng lợi oanh liệt mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước; bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, mở ra thời kỳ mới- thời kỳ độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.

Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Cuộc trường chinh xây dựng "đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" theo sự chỉ dẫn của Bác Hồ "chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi" đã đưa đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tiềm lực đất nước và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

Nhìn lại 35 năm thực hiện đường lối đổi mới và hướng tới chặng đường phát triển với tầm cao phía trước, thấy rõ những điều kiện mới, thời cơ và thuận lợi mới chen lẫn nhiều chông gai, khó khăn, thách thức.

Nhưng tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” sẽ tiếp tục là động lực to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đồng tâm nhất trí, triệu người như một kiên định, kiên trì đi trên con đường mà Bác Hồ đã lựa chọn, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đặc biệt, trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện, đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam."

Thông điệp từ bài viết chỉ rõ, chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi.

Nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập, tự do."

Cũng trong bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam," Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định lại kết luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc."

Bước tiếp nối trong thời bình

Khi đất nước đã được hòa bình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, thanh niên Việt Nam tiếp tục là lực lượng xung kích, đi đầu trong xây dựng, bảo vệ đất nước. Sau 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chỉ được hưởng hòa bình rất ngắn ngủi, nhân dân Việt Nam lại phải bước vào cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc năm 1979.

Giành lấy và bảo vệ độc lập, tự do là yêu cầu sống còn của các dân tộc. Khi độc lập, tự do bị xâm phạm thì cả dân tộc phải kiên quyết đứng lên chiến đấu đến cùng để giữ vững và bảo vệ nền độc lập và tự do ấy. Trong ảnh: Chiến sỹ Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn dũng cảm chiến đấu trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 2/1979.

Giành lấy và bảo vệ độc lập, tự do là yêu cầu sống còn của các dân tộc. Khi độc lập, tự do bị xâm phạm thì cả dân tộc phải kiên quyết đứng lên chiến đấu đến cùng để giữ vững và bảo vệ nền độc lập và tự do ấy. Trong ảnh: Chiến sỹ Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn dũng cảm chiến đấu trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 2/1979.

Để bảo vệ độc lập, tự do mà cả dân tộc đã dùng máu xương giành lại, hàng chục vạn thanh niên đã gia nhập lực lượng vũ trang, góp phần tích cực bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế.

Chiến tranh biên giới Tây Nam diễn ra ngay sau kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Hòa bình chưa lâu đã phải cầm lại súng, nên trong thời gian đầu chúng ta gặp nhiều khó khăn trong giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ Tổ quốc.

Vượt qua tất cả, quyết tâm “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” thường trực trong mỗi người dân Việt Nam đã giúp quân và dân ta đồng lòng, phát huy sức mạnh của lực lượng vũ trang, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, xây dựng được kế hoạch đánh địch tại chỗ và kế hoạch phối hợp tác chiến giữa các lực lượng, tập trung lực lượng hợp lý trên các khu vực trọng điểm, từ đó đánh bại nhiều cuộc tiến công của địch, bảo vệ chủ quyền đất nước, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân và dân Việt Nam anh dũng chiến đấu, giáng trả quyết liệt. Cuộc chiến đấu này thêm một lần nữa khẳng định ý chí, sức mạnh bền bỉ của nhân dân Việt Nam, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

Tiếp bước truyền thống của cha anh trong công cuộc đổi mới, những phong trào như: “Hành quân theo bước chân những người anh hùng,” "Hành quân theo chân Bác," “Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”... đã mở ra một trang mới, tạo môi trường để thanh niên Việt Nam hành động, cống hiến, qua đó có đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới.

Xây dựng và bảo vệ - hai nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt, có tính quy luật trong truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc ta. Sự kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược không chỉ trong nhận thức, mà còn cả trong hành động, trong mỗi nhiệm vụ, lĩnh vực, khu vực, địa bàn, trong mọi chủ thể, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là cơ sở quan trọng để xây dựng một nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, toàn diện để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhận thức một cách toàn diện, thấu đáo về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ này, trong thời bình, kế thừa, nối tiếp tinh thần và ý chí quyết giành “độc lập tự do”, phương châm “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa,” ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc, đẩy mạnh hội nhập quốc tế về quốc phòng, là những bước tiếp nối, phát triển hiệu quả, giúp Việt Nam duy trì sức mạnh cần thiết, sẵn sàng đánh bại mọi hình thái chiến tranh xâm lược, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phát huy thế mạnh của đất nước để có thể tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, phát triển kinh tế-xã hội mà vẫn giữ được độc lập chủ quyền dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong ảnh: Nghi thức thượng cờ tại Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức thứ bảy của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chiều 28/7/1995, tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei).

Phát huy thế mạnh của đất nước để có thể tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, phát triển kinh tế-xã hội mà vẫn giữ được độc lập chủ quyền dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong ảnh: Nghi thức thượng cờ tại Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức thứ bảy của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chiều 28/7/1995, tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei).

Việt Nam ngày nay là thành viên tích cực, chủ động, trách nhiệm và có nhiều đóng góp trong ASEAN cũng như đối với cộng đồng quốc tế, có vai trò và vị thế ngày càng tăng trong khu vực và trên thế giới. Công tác đối ngoại, đặc biệt là đối ngoại quốc phòng của Việt Nam luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quan điểm chỉ đạo có tính nguyên tắc theo đường lối của Đảng: giữ vững độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; với phương châm: tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả, “vừa hợp tác, vừa đấu tranh.”

Giá trị không thể phủ nhận của hòa bình, tự do và độc lập mà dân tộc ta đã chiến đấu, hy sinh để giành được là mục tiêu mà chúng ta luôn quyết tâm bảo vệ, gìn giữ theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lời kêu gọi thiêng liêng, bất hủ của Bác chính là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do, cũng như trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Kim chỉ nam trong hoạt động ngoại giao

Ngày 17/7/1966, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang diễn ra quyết liệt, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không quân đánh phá miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước, khẳng định ý chí quyết tâm chiến đấu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”

Ngày nay, dân tộc Việt Nam đã giành được độc lập, tự do. Tuy nhiên, để giữ vững môi trường hòa bình cho phát triển, Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do,” đặc biệt trong đường lối đối ngoại.

Ngày 21/1/2020, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 1/2020 chủ trì phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an về tình hình Palestine-Israel.

Ngày 21/1/2020, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 1/2020 chủ trì phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an về tình hình Palestine-Israel.

Lời kêu gọi thiêng liêng, bất hủ của Bác là khát vọng cháy bỏng của cả dân tộc Việt Nam, cũng chính là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp vĩ đại đấu tranh vì độc lập, tự do, vì sự tồn tại và phát triển của dân tộc.

Tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã trở thành chân lý vĩ đại cho Tổ quốc, trở thành mục tiêu tối thượng của dân tộc để từ đó làm nên một Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, buộc Mỹ phải rút quân vô điều kiện ra khỏi nước ta. Thành công trên mặt trận ngoại giao này đã dẫn đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975, mùa của Bắc-Nam sum họp.

Tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định sự trường tồn của chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” thông qua đường lối đối ngoại được nêu rõ tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đó là tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Cùng với đó, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi.

Đại hội cũng nêu rõ nhiệm vụ của đối ngoại là: “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả, vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia. Chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị-kinh tế quốc tế.”.

Đồng thời, kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị đất nước.

Đưa chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” trở thành kim chỉ nam cho quá trình đấu tranh bảo vệ vững chắc, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, công tác đối ngoại đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Biên giới trên bộ vừa là “phên dậu” bảo vệ quốc gia, vừa là nhân tố quan trọng để bảo đảm quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng. Đến nay, gần 5.000km đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với ba nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia đã gần như hoàn tất phân định cắm mốc.

Ngày 5/10/2019, Việt Nam ký kết hai văn kiện pháp lý với Campuchia ghi nhận hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc cho khoảng 84% tổng chiều dài biên giới hai nước. Đây là kết quả từ sự nỗ lực bền bỉ của hai nước trong nhiều thập niên qua, nhằm giải quyết thỏa đáng, công bằng những tồn tại lịch sử, hướng đến một đường biên giới hòa bình, ổn định lâu dài, làm cơ sở để hai nước phát triển quan hệ bền vững.

Công tác quản lý biên giới tiếp tục được chú trọng để duy trì trật tự trị an ở biên cương của Tổ quốc. Các lực lượng chức năng của ta đã chủ động phối hợp với các nước láng giềng triển khai công tác quản lý biên giới theo đúng các văn kiện pháp lý và thỏa thuận liên quan.

Công tác đối ngoại cũng đã góp phần quan trọng giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), các nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế theo Hiến chương Liên hợp quốc cũng như các nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng chủ trương kiên quyết, kiên trì đấu tranh trên các vấn đề liên quan đến Biển Đông tiếp tục là cơ sở thực tiễn và pháp lý để Việt Nam đấu tranh giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhất là trong thời đại Hồ Chí Minh, chúng ta luôn khẳng định chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và ta kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá. Trong ảnh: Chiến sỹ Trường Sa luôn nâng cao cảnh giác, ngày đêm luyện tập sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhất là trong thời đại Hồ Chí Minh, chúng ta luôn khẳng định chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và ta kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá. Trong ảnh: Chiến sỹ Trường Sa luôn nâng cao cảnh giác, ngày đêm luyện tập sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Việt Nam vừa tăng cường và mở rộng các hình thức hợp tác với các đối tác ở Biển Đông và ở quốc tế, vừa mở được các đàm phán về phân định biển với hầu hết các nước ở Biển Đông. Việt Nam đã kịp thời lên tiếng và có các biện pháp cụ thể trên thực địa, biện pháp về thông tin và truyền thông, vận động được sự ủng hộ ngày càng thiết thực của quốc tế đối với vấn đề bảo vệ hòa bình, ổn định, hợp tác trên Biển Đông và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của ta trên biển.

Trên thực tế, với tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do,” công tác ngoại giao đã có những đóng góp cụ thể vào việc thực hiện những mục tiêu lớn của đất nước, đó là giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy quan hệ với các nước.

Theo ông Nguyễn Mạnh Đông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia (Bộ Ngoại giao), thấm nhuần bài học về đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, cùng với đó là việc quán triệt nghiêm túc các chỉ đạo, vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối của Đảng, Nhà nước, tất cả các vấn đề biên giới, lãnh thổ của Việt Nam được ngành ngoại giao quán triệt và thực hiện xuyên suốt với phương châm hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác phát triển tinh thần thiện chí, xây dựng, thượng tôn pháp luật.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, trên tinh thần thượng tôn pháp luật, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển. Điều này đã tạo được sự đồng thuận rất lớn và sự ủng hộ của người dân trong nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho sự kế thừa và phát huy giá trị của chân lý vĩ đại “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định./.

Theo TTXVN