Hải quân Trung Quốc sẽ dùng thủ đoạn do thám cự ly gần nhiều nước?

08/01/2014 10:34
Việt Dũng
(GDVN) - Nếu Trung Quốc có thái độ thù địch hoạt động theo dõi cự ly gần đối với nước khác thì họ sẽ bị thiệt hại về lợi ích lâu dài, nhất là khi trở thành "siêu cường"
Tàu trinh sát điện tử 853 đến gần Hawaii Mỹ
Tàu trinh sát điện tử 853 đến gần Hawaii Mỹ

Mạng quân sự sina Trung Quốc dẫn tờ "Nam Hoa buổi sáng" bản tiếng Anh của Hồng Kông ngày 6 tháng 1 cho rằng, hoạt động của các nước trên biển Hoa Đông và Biển Đông ngày càng gia tăng, trong tình hình các nước thiếu đồng thuận hành động, rất nhiều người lo ngại những hoạt động này có thể gây xung đột.

Nhưng, có dấu hiệu cho thấy, một số người trong nội bộ Trung Quốc bắt đầu ý thức được, Trung Quốc cần có sự hiểu biết hơn về việc quân Mỹ tiến hành hoạt động theo dõi ở cái mà Bắc Kinh cho rằng là "vùng đặc quyền kinh tế" của mình, điều này sẽ có lợi cho làm giảm thái độ thù địch của Trung Quốc.

Cổ Khánh Quốc, Phó giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Bắc Kinh cho rằng, tuy quan điểm này còn chưa được coi là quan điểm chính, nhưng giới học giả và một số người của Chính phủ bắt đầu nhận thức được, thái độ thù địch đối với hoạt động theo dõi cự ly gần của nước ngoài có thể sẽ gây thiệt hại cho lợi ích lâu dài của Trung Quốc.

Tôn Triết, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu quan hệ Trung-Mỹ, Đại học Thanh Hoa cho rằng, xoay quanh việc Mỹ theo dõi, kiểm soát có 2 quan điểm: "Một loại cho rằng đây là sự sỉ nhục rất lớn, cần kiên quyết tiến hành đáp trả; một loại quan điểm khác cho rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ trở thành siêu cường, trong tương lai cũng sẽ được lợi từ việc tiến hành theo dõi cự ly gần đối với nước khác. Loại quan điểm sau hiện chỉ được thiểu số chấp nhận".

Tàu trinh sát điện tử 853 Trung Quốc
Tàu trinh sát điện tử 853 Trung Quốc

Bài viết cho rằng, phương pháp tránh xung đột là hai bên Trung-Mỹ đạt được đồng thuận về hoạt động trên biển. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, để tranh xảy ra xung đột trên biển, hai nước Mỹ-Xô đã ký kết "Hiệp định ngăn ngừa sự kiện ngoài ý muốn trên biển".

Phó giám đốc Quỹ hòa bình Carnegie, cựu Trưởng đại diện Mỹ tại Đài Bắc Douglas Paal cho rằng, trong hơn 10 năm qua, Mỹ luôn hy vọng ký kết thỏa thuận tương tự với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lấy lý do quan hệ Trung-Mỹ "thực chất không phải là quan hệ Chiến tranh Lạnh" đã từ chối đề nghị của Mỹ.

Từ lâu, Trung Quốc luôn cho rằng, nước khác tiến hành hoạt động theo dõi cự ly gần đối với họ là hành động thù địch, đồng thời nhiều lần đề cập đến việc này trong hội đàm chính thức giữa hai nước Trung-Mỹ.

Nhưng, hai bên hiện còn chưa triển khai hội đàm chính thức về vấn đề này. Cùng với phạm vi hoạt động của Hải quân Trung Quốc không ngừng mở rộng và hoạt động giao lưu quân sự hai nước Trung-Mỹ không ngừng gia tăng, triển vọng tiến hành đàm phán trên phương diện này của hai bên ngày càng tốt hơn.

Radar hình cầu của tàu trinh sát điện tử 853 Trung Quốc
Radar hình cầu của tàu trinh sát điện tử 853 Trung Quốc

Tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng 6 năm 2013, đại diện Quân đội Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh sẽ không định kỳ đến vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ ở quanh Guam và Hawaii tiến hành hoạt động theo dõi.

Do đó, nhà nghiên cứu Rory Medcalf, Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Roy, Australia cho rằng: "Trung Quốc bắt đầu ý thức được, sau khi họ trở thành siêu cường thế giới, sẽ tiến hanh theo dõi, kiểm soát cự ly gần đối với nước khác". Điều này sẽ xóa sạch trở ngại cho việc Trung Quốc hiểu lại "Công ước Luật biển Liên hợp quốc".

Nếu Trung Quốc bắt đầu tiến hành theo dõi cự ly gần tương tự đối với nước khác, họ sẽ có thể hiểu tính hợp pháp của loại hoạt động này, từ đó có lợi cho làm giảm rủi ro đối đầu. Medcalf cho rằng, Hải quân Trung Quốc đến vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ hoạt động sẽ là nhân tố quan trọng làm thay đổi thái độ thù địch của họ.

Tàu trinh sát điện tử 853 Trung Quốc
Tàu trinh sát điện tử 853 Trung Quốc

Trong nhận thức của Trung Quốc, tự do hàng hải hoàn toàn không bao gồm quyền lợi tiến hành hoạt động theo dõi ở vùng đặc quyền kinh tế của nước khác.

Nhưng, Mỹ và các nước khác cho rằng, tiến hành hoạt động theo dõi ở vùng đặc quyền kinh tế của nước khác là hợp pháp, và là hoạt động hòa bình được Công ước Liên hợp quốc cho phép.

Bài viết cuối cùng cho rằng, cùng với việc không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động, Hải quân Trung Quốc có thể đến vùng biển xung quanh nước khác để tiến hành hoạt động.

Lúc đó, Trung Quốc có thể sẽ ý thức được tính cần thiết của việc ký kết "Hiệp định ngăn ngừa sự kiện ngoài ý muốn trên biển".

Douglas Paal cho rằng: "Trung Quốc mới bắt đầu chuyển đổi sang cường quốc hải quân, họ còn phải có một quá trình từng bước để chuyển sang tiến hành theo dõi cự ly gần đối với nước khác".

Tàu trinh sát điện tử 853 Trung Quốc
Tàu trinh sát điện tử 853 Trung Quốc
Tàu trinh sát điện tử 853 Trung Quốc
Tàu trinh sát điện tử 853 Trung Quốc
Tàu trinh sát điện tử 851 Trung Quốc
Tàu trinh sát điện tử 851 Trung Quốc
Tàu trinh sát điện tử 851 Trung Quốc
Tàu trinh sát điện tử 851 Trung Quốc
Tàu trinh sát điện tử 851 Trung Quốc
Tàu trinh sát điện tử 851 Trung Quốc
Sơ đồ đường đi của tàu trinh sát điện tử 853 Trung Quốc
Sơ đồ đường đi của tàu trinh sát điện tử 853 Trung Quốc
Việt Dũng