Kỳ họp 5 Quốc hội khóa 13:

Đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng "Luật Biểu tình"

06/06/2013 09:52
Diệu Linh (tổng hợp)
(GDVN) - Thảo luận ở hội trường về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của Quốc hội, nhiều đại biểu đề nghị sớm thông qua Luật biểu tình vào năm 2014. Tuy nhiên, cũng có ĐB cho rằng không nên vội vàng thông qua Luật biểu tình.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa – ĐB Quốc hội (đoàn TPHCM) đề nghị bổ sung “Luật Biểu tình” vào chương trình xây dựng luật. Ông Nghĩa nhận định, vấn đề đang băn khoăn hiện nay là ban hành luật Biểu tình có thể dẫn đến nguy cơ có những hành vi lợi dụng quyền biểu tình để làm mất an ninh trật tự, xã hội, thậm chí vận động chống Đảng, chống Nhà nước, hay ban hành luật này sẽ đáp ứng nhu cầu của người dân trong một xã hội ngày càng phát triển, một xã hội dân chủ.

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa.
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa.

“Ủy ban Pháp luật nói rằng Chính phủ có đề nghị đưa vào chương trình 2014, nhưng thấy rằng nhiều quá sợ không kịp, cho nên tạm gác lại, tôi vẫn tiếp tục đề nghị đưa vào chương trình năm 2014. Ban hành luật luật Biểu tình sẽ ngăn chặn, đề phòng và chống được việc lạm dụng gây mất trật tự an ninh xã hội và thậm chí là những hành vi xấu chống lại chế độ… vừa đáp ứng được quyền hiến định của nhân dân. Không nên nói dài hơn về việc cần hay không cần, vì không phải là Thủ tướng và Chính phủ không nghiên cứu kỹ khi đưa ra cái này, không phải ngẫu nhiên đa số ĐBQH cũng đã biểu quyết đưa vào chương trình xây dựng luật của Khóa XIII”, ông Nghĩa bày tỏ.

Theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, ngay từ năm 1945, trong bối cảnh thù trong, giặc ngoài, chính quyền còn

ĐB Trần Du Lịch (TPHCM): “Chúng ta chưa bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là tái cơ cấu kinh tế. Các chính sách của Đảng, mà không luật hóa thì không thể nào đi vào cuộc sống. Thí dụ, để gỡ thị trường bất động sản, kỳ họp tới đây nên sửa ngay Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, không nên rải ra mỗi kỳ một luật. Tương tự, muốn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phải nhanh chóng sửa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản...".

trong trứng nước, đặc biệt là dân trí còn rất thấp nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không bãi bỏ quyền biểu tình mà yêu cầu báo trước 21 tiếng. “Không có lý do gì mà chúng ta lại không tin tưởng ở chúng ta, mà chúng ta ngại rằng có thể những kẻ lợi dụng và phá hoại điều này”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Phân tích trên vai trò vừa là ĐB Quốc hội vừa là một luật sư, ông Nghĩa bày tỏ, để giải quyết mối lo quá tải khi đưa luật này vào chương trình năm 2014, xin kiến nghị Chính phủ huy động các luật sư, luật gia tham gia xây dựng luật để vừa đỡ công sức, tiền bạc cho ngân sách, đồng thời có thể làm kịp, đáp ứng yêu cầu.

“Không có nghĩa ban hành ngay năm 2014 mà chúng ta đưa vào, nhưng có thể ban hành năm 2015 - 2016”, ông Nghĩa nói.

Đồng quan điểm với ĐB Nghĩa, ông Lê Nam - Phó trưởng đoàn ĐB Quốc hội Thanh Hóa cho rằng: “Chúng ta đã ‘nợ’ dân Luật Biểu tình 68 năm qua ( (kể từ khi Hiến pháp 1946 hiến định quyền biểu tình).

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, ĐB Hoàng Hữu Phước (đoàn TPHCM) lại không đồng tình với quan điểm đưa Luật Biểu tình vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2013-2014. Ở kỳ họp Quốc hội trước, ĐB Phước cũng kiên quyết phản đối “Luật Biểu tình”.

Lần này, ĐH Phước nói: “Khi đưa Luật một cách gấp gáp như vậy là chúng ta đã tước đi quyền của người dân. Trong một đất nước dân chủ, tự do, hiện đại cần có những đạo luật để điều chỉnh những sinh hoạt dân chủ tự do, Luật Biểu tình không thể không có. Tuy nhiên, tôi đồng tình với giải trình của UB Thường vụ QH khi nói rằng theo thứ tự ưu tiên không có lý do gì mà nôn nóng đưa ra yêu cầu về luật biểu tình”. 
ĐBQH Hoàng Hữu Phước.
ĐBQH Hoàng Hữu Phước.
Theo phân tích của ĐB Hoàng Hữu Phước, khi xây dựng luật  đòi hỏi nhiều công phu, vì biểu tình ở Việt Nam không giống ở nước ngoài. Nếu tham chiếu luật pháp nước ngoài, chẳng hạn Úc có luật về tụ tập bất hợp pháp từ 1958 được sử dụng như công cụ để chính phủ ngăn chặn những hoạt động gây bất ổn về chính trị. Trong những tội liên quan đến “biểu tình” thì có tới 9 tội, trong đó 4 nội dung, chẳng hạn xâm phạm vùng cấm, bạo loạn, phá hoại tài sản… Sự cẩn trọng cũng được đặt ra ở các cường quốc từ năm 1928 đến nay mà chúng ta có thể rút kinh nghiệm.
“Biểu tình trong văn hóa VN, người dân đã có những góp ý qua email, tiếp xúc với ĐBQH, các chức sắc cao cấp từ TƯ đến địa phương. Đã đầy đủ ý nghĩa của biểu tình, chỉ còn thiếu vài chi tiết tụ tập đông người… Nếu chúng ta nói đây là điều cấp bách cần nghĩ tới và đưa vào chương trình xây dựng chứ không phải đến 2015-2016 thì phải chăng chúng ta nói những buổi tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến nhân dân đã không được thực hiện một cách hiệu quả?”, ĐB Phước nêu quan điểm.
Nói về những ý kiến của dư luận cho rằng Luật Biểu tình rất cần thiết, ĐB Phước nhận định: “Tôi cũng xin nêu ra một số vấn đề, khi có Luật Biểu bình thì phải sửa một số điều của Luật Hình sự, phải hỏi ý kiến của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm y tế. Chỉ khi đã làm việc được với cơ quan này và đưa những nội dung này vào bảo hiểm thì chúng ta mới yên tâm và có Luật Biểu tình. Khi đưa Luật một cách gấp gáp như vậy là chúng ta đã tước đi quyền của người dân. Người dân cần thời gian tham khảo, tham chiếu, nghiên cứu, tìm hiểu, trao đổi, tranh luận về sự cần thiết của Luật. Luật Biểu tình nếu có phải nghĩ đến trưng cầu ý dân. 
Điều quan trọng nhất tôi muốn nói là điều 3 Hiến pháp 1992 đã nói tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện. Vấn đề là trong rất nhiều chục năm qua, các khóa QH đã thực hiện được mục tiêu vì nhân dân chưa, nếu không thực hiện được là có tội với dân.

Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên), Nguyễn Thị Kim Thúy (Ðà Nẵng), Trần Thị Dung (Ðiện Biên) cho rằng, việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH còn những hạn chế kéo dài nhiều năm như: Một số cơ quan được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản còn chậm; chưa thực hiện tốt việc tổng kết, khảo sát thực tiễn, phân tích chính sách, đánh giá tác động. Việc gửi tài liệu cho các cơ quan thẩm tra, Ủy ban TVQH, QH thường chậm, làm cho chương trình của QH bị điều chỉnh, gây xáo trộn, cử tri băn khoăn... Do vậy, đề nghị Ủy ban TVQH cần siết chặt kỷ cương để nâng cao chất lượng soạn thảo, bảo đảm thời gian, chất lượng các dự án luật, pháp lệnh; kiên quyết không đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh những dự án luật chưa được nghiên cứu kỹ, chưa có đủ hồ sơ; không đưa vào xem xét những dự án luật, pháp lệnh mặc dù đã có trong chương trình nhưng không bảo đảm tiến độ về thời gian trình dự án cũng như chất lượng dự án.

Diệu Linh (tổng hợp)