Cử tri bức xúc vì tình trạng bạo lực học đường với trẻ em!

17/05/2017 08:00
Trinh Phúc
(GDVN) - "Cử tri và Nhân dân kiến nghị thực hiện quyết liệt việc nâng cao chất lượng giáo dục, chấn chỉnh các cơ sở giáo dục, đào tạo không đảm bảo chất lượng".

Ngày 16/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV và Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội kháo XIV.

Một trong nội dung được cử tri quan tâm và Chính phủ tập trung giải quyết đó chính là những vấn đề liên quan đến giáo dục, đào tạo và nghề nghiệp.

Bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội (ảnh nguồn quochoi.vn).
Bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội (ảnh nguồn quochoi.vn).

Trong báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri do bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội trình bày cho thấy:

“Ủy ban thường vụ Quốc hội đã lựa chọn kiến nghị về tính ổn định của các phương án tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển vào đại học, cao đẳng  cùng với  3 vấn đề được cử tri quan tâm nhất để Chính phủ cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo giải quyết.

Kết quả, trong vòng 6 tháng (từ tháng 11/2016 – 04/2017), cử tri khá đồng tình với các giải pháp liên quan đến hướng dẫn giải đáp thông tin cho phụ huynh và học sinh về công tác tuyển sinh, về lộ trình thay đổi hình thức tuyển sinh và khẳng định các phương án thi cử sẽ được ổn định vào năm 2020”.

Cử tri bức xúc vì tình trạng bạo lực học đường với trẻ em! ảnh 2Thủ tướng ra chỉ thị thi tốt nghiệp, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2017

Liên quan đến giáo dục, trong Báo cáo Tổng hợp ý kiến của cử tri và nhân dân tại kỳ họp tứ 3, Quốc hội khóa XIV tới đây, cử tri cả nước rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nghề nghiệp.

Trong báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho thấy:

“Cử tri và Nhân dân ghi nhận nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tỉnh thành phố cả nước trong việc hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Thực hiện bàn giao hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho Bộ Lao động, Thường Binh và Xã hội.

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học, chấn chỉnh công tác đào tạo tiến sỹ; Thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay để học”.

Tuy nhiên còn nhiều vấn đề mà cử tri thấy chưa hợp lý cần thiết phải có điều chỉnh, cụ thể:

“Cử tri và nhân dân cũng cho rằng, hiệu quả việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI)  về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, .... còn chậm.

Tình trạng học thêm, dạy thêm vẫn diễn ra ở một số nơi, nhất là ở khu vực đô thị.

Cử tri bức xúc vì tình trạng bạo lực học đường với trẻ em! ảnh 3Thành phố Hồ Chí Minh tái khẳng định cấm dạy thêm tràn lan, tiêu cực

 số trường học, nhất là vùng sâu, vùng xa còn thiếu điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo còn thấp.

Việc giải quyết chế độ cho giáo viên dôi dư còn nhiều bất cập. Tình trạng bạo lực học đường đối với trẻ em gây bức xúc dư luận.

Cử tri và Nhân dân kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và lãnh đạo các địa phương thực hiện quyết liệt việc nâng cao chất lượng giáo dục. Chấn chỉnh các cơ sở giáo dục, đào tạo không đảm bảo chất lượng.

Cử tri và Nhân dân phản ánh, hệ thống các cơ sở dạy nghề thiếu sự quản lý thống nhất về chương trình, chất lượng đào tạo.

Việc dạy nghề cho nông dân, nhất là nông dân vùng sâu, vùng xa, ở những nơi bị thu hồi đất còn nhiều bất cập.

Cử tri và Nhân dân kiến nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục nghiên cứu, sắp xếp hợp lý hệ thống các cơ sở dạy nghề;

Nâng cao chất lượng dạy nghề; đảm bảo tính liên thông trong giáo dục, đào tạo;

Đẩy mạnh kết nối giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực”.  

Trinh Phúc