Đường dây nóng Xã hội - Pháp luật: 0917.84.9911

Bóc trần thủ thuật “mua vợ” Việt Nam của các chàng rể Hàn

30/10/2012 06:45
Nguyên Nguyễn
(GDVN) - Ẩn giấu sau những gương mặt sáng sủa, những nụ cười hiền lành và có chút nam tính, đâu ai nghĩ tới những bi kịch mà không ít người phụ nữ Việt Nam đã gặp phải khi chấp nhận đặt số phận mình vào một canh bạc. Chuyện những trường hợp em trai đi tuyển vợ thay người anh ở quê bị tâm thần cũng không phải là lạ tại địa phương này.

Trong quá trình thâm nhập đường dây "Tú bà" tuyển gái Việt lấy chồng Hàn Quốc, nữ phóng viên báo Giáo dục Việt Nam càng thêm ngậm ngùi khi phải thường xuyên chứng kiến hình ảnh những cô gái Việt Nam xếp hàng đợi con trai Hàn Quốc tới xem mặt, chọn lựa giống như cuộc “mua – bán”.

Những giấc mơ dệt nên chữ “vợ - chồng”

Tại nhà hàng Th.V (Thủy Nguyên, Hải Phòng), khách sạn S.B (Ngô Quyền, Hải Phòng) và rất nhiều điểm tuyển nhỏ lẻ khác, mỗi lần tuyển có tới hàng chục cô gái Việt đứng xếp hàng chờ tới lượt mình được vào “phòng kín” mà ở đó “chú rể”, phiên dịch, chủ mối đã chờ sẵn. Đứng ngoài chờ, nét mặt cô gái Việt nào cũng căng thẳng, đầy vẻ lo lắng vì “tỉ lệ chọi không khác gì tỉ lệ chọi khi đi thi đại học, hôm đông người đi tuyển cũng phải 1/50” - nhiều cô gái khi đứng ngoài chờ tới lượt mình vào nói vui với nhau. 

Không có những quy định ngặt nghèo về sức khỏe, ngoại hình hay độ tuổi, cứ đăng kí là sẽ được đi “dự tuyển” lấy chồng Hàn. Mỗi lần đi “xem mặt” rể Hàn tuy không có mức giá chung nhưng có người phải bỏ ra 2 triệu đồng cho tới khi nào được “duyên” thì thôi; có người chỉ… bỏ công đi lại và chịu đựng sự “đeo bám” của các Tú Bà cho tới khi nào gật đầu đồng đồng ý rể Hàn mà bà mối là người làm “ông Tơ bà Nguyệt” theo kiểu tuyển chọn.

Gần như ngày nào, tại một địa điểm đã được lập trình sẵn cũng có 2 – 3 trai Hàn tầm tuổi từ 35 trở lên với đa dạng nghề nghiệp và cũng muôn vẻ hoàn cảnh: người làm giám đốc, người là công nhân công trường, người độc thân, người đã qua một đời vợ… Họ được các ông mối, bà mối là người Hàn Quốc dẫn sang Việt Nam để “tìm một nửa”.

Ẩn giấu sau những gương mặt sáng sủa, những nụ cười hiền lành và có chút nam tính, đâu ai nghĩ tới những bi kịch mà không ít người phụ nữ Việt Nam đã gặp phải khi chấp nhận đặt số phận mình vào một canh bạc. Chuyện những trường hợp em trai đi tuyển vợ thay người anh ở quê bị tâm thần cũng không phải là lạ tại địa phương này.

Những thông tin sơ sài của cả dâu Việt và rể Hàn được các phiên dịch viên ghi chép
Những thông tin sơ sài của cả dâu Việt và rể Hàn được các phiên dịch viên ghi chép

Cận cảnh một ngày thi tuyển lấy chồng Hàn Quốc của thiếu nữ đất Cảng

Video: Thiếu nữ lũ lượt xếp hàng đi thi tuyển lấy chồng Hàn Quốc


Thoát mình khỏi chiếc áo đầy bụi bặm của những cô gái thuần nông, ngày ngày chân lấm tay bùn bên những thửa ruộng, các cô gái đi tuyển chồng Hàn Quốc, theo yêu cầu của các Tú Bà, ai cũng trang điểm xinh xắn và ăn mặc diêm dúa với hi vọng “lọt vào mắt xanh” của rể Hàn. Họ “nhắm mắt đưa chân” chỉ để nuôi hi vọng mong manh nằm ở mãi nơi xứ người nếu mình trúng tuyển. Mỗi người là mỗi tâm sự: người muốn thoát cảnh nghèo, người vì muốn tìm hạnh phúc trong lần sang đò thứ hai, cũng có người để thỏa mãn giấc mơ được “xuất ngoại”…

“Đánh võng” trên  những cung đường “tuyển vợ, chọn chồng”

Cuộc tuyển chọn thường bắt đầu từ 9h sáng và kéo dài tới trưa. Ra mắt chàng rể này xong, các cô gái lại lũ lượt sang phòng khác để ra mắt chàng rể khác cũng được đưa về cùng.

Chàng trai nào chưa tìm được “vợ” ưng ý, họ lại tiếp tục được đưa tới một địa điểm khác. Bất kì nơi đâu rể Hàn tới cũng có rất nhiều người phụ nữ Việt Nam đang chờ đợi họ và sẵn sàng cho cuộc “ra mắt” chóng vánh theo sự điều tiết của các Tú Bà. Còn các cô gái không được đi vào “vòng trong”, trở về nhà rồi chờ điện thoại của bà mối cho cuộc tuyển chọn lần sau.

Công cuộc tìm kiếm “một nửa” của mình cứ tiếp diễn cho tới khi nào các chàng trai Hàn Quốc tìm được cô gái ưng ý và cô gái đó cũng chấp nhận lấy họ làm chồng. Nhiều người bỏ công, bỏ việc chỉ để theo đuổi những buổi tuyển chọn như thế này vì trong lòng họ lúc nào cũng nuôi hi vọng: xuất ngoại và thoát nghèo.

Và phiên dịch lại cho cả hai bên nghe.
Và phiên dịch lại cho cả hai bên nghe.

Cận cảnh một ngày thi tuyển lấy chồng Hàn Quốc của thiếu nữ đất Cảng

Video: Thiếu nữ lũ lượt xếp hàng đi thi tuyển lấy chồng Hàn Quốc

Mỗi điểm tuyển lại có những cách thức và quy định tuyển khác nhau. Nơi yêu cầu “cô dâu Việt” phải có đầy đủ thông tin về gia đình, học vấn, nghề nghiệp; nơi chỉ cần đưa chứng minh; có nơi lại chỉ cần sự xuất hiện của “dâu Việt” để “rể Hàn” chấm điểm 3 vòng…

Với những thông tin cá nhân sơ sài về cả dâu và rể được phiên dịch viên cung cấp cho cả hai bên, cứ hai cô gái Việt Nam một lần vào “xem mặt, xem dáng”. Thường mỗi chú rể sẽ chọn từ hai dâu trở lên. Đây là phương án “ăn chắc” vì các cô dâu Việt sau đó có quyền từ chối chàng rể đã ưng mình để lại tiếp tục “đánh võng” trên hành trình đi tìm “chồng Hàn” cùng các bà mối.

Hình ảnh những cô gái đang đứng đợi tới lượt mình vào tuyển. Không ai biết được bên trong đang diễn ra những gì nếu họ chưa mục sở thị trong đó.
Hình ảnh những cô gái đang đứng đợi tới lượt mình vào tuyển. Không ai biết được bên trong đang diễn ra những gì nếu họ chưa mục sở thị trong đó.

Cận cảnh một ngày thi tuyển lấy chồng Hàn Quốc của thiếu nữ đất Cảng

Video: Thiếu nữ lũ lượt xếp hàng đi thi tuyển lấy chồng Hàn Quốc


Với những cô gái xinh xắn và tuổi đời còn trẻ, họ thường có nhiều lựa chọn. “Con bé này 27 tuổi và chưa lập gia đình à? Cơ hội trúng tuyển cao đấy vì rể Hàn Quốc họ thích những người đứng tuổi và biết suy nghĩ chút” – sot xét kỹ một cô gái đang ngồi đối diện mình, bà mối nói.

Nhưng với những người đã “quá lứa lỡ thì”, những người đã qua một lần đò thì khi được rể Hàn ưng ý họ cũng đành “nhắm mắt đưa chân” rồi gật đầu đồng ý và chờ vận may của mình vào cuộc hôn nhân được gói trọn bởi rất nhiều chữ “không”: không tình yêu; không biết rõ về thân thế, nhà cửa của nhau; không có sự đồng cảm… Cuộc tuyển chọn kết thúc là những tiếng vỗ tay của bà mối đã “dẫn lối đưa đường” cho cô dâu vì sau đó họ sẽ được một khoản “hoa hồng” kha khá, nhưng lại là tiếng thở dài ngao ngán của những bà mối mà người của họ không ai trúng tuyển.

Nguyên Nguyễn