Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tàu sân bay ra Biển Đông phát đi tín hiệu gì?

07/11/2015 07:43
Đông Bình
(GDVN) - Nếu Trung Quốc đẩy nhanh quân sự hóa Biển Đông, họ sẽ đẩy nhiều nước hơn vào vòng tay của Mỹ, các nước Malaysia, Việt Nam sẽ có nhiều đối sách hơn.

Theo báo chí Trung Quốc ngày 6 tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter ngày 5 tháng 11 đã lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt với thời gian 3 tiếng đồng hồ. Tàu sân bay này đang hiện diện ở Biển Đông, khu vực lân cận Malaysia.

Ngày 5 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông
Ngày 5 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tham quan tàu sân bay hoàn toàn không phải là việc hiếm gặp. Nhưng, do vị trí của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và cuộc đánh cờ giữa Trung-Mỹ ở Biển Đông gần đây làm cho sự kiện này gây chú ý đặc biệt cho dư luận.

Trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, ông Ashton B. Carter rốt cuộc đã làm gì, đằng sau hành động này của ông rốt cuộc ẩn chứa những động cơ nào?

Phê phán Trung Quốc trên tàu sân bay

Sau khi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 5 tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein xuất hiện ở một căn cứ quân sự, bang Sabah, phía đông Malaysia.

Từ đó hai người ngồi lên một chiếc máy bay vận tải hạng trung V-22 Osprey, bay đến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang hoạt động khu vực ở cách tây bắc Borneo khoảng 70 dặm Anh (110 km).

Ngày 5 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông
Ngày 5 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông

Theo phóng viên hãng tin AP Mỹ, ông Ashton B. Carter và ông Hishammuddin Hussein đã quan sát máy bay cất cánh trên đường băng tàu sân bay USS Theodore Roosevelt.

Ông Ashton B. Carter nói với phóng viên: "(Bên ngoài) có rất nhiều quan ngại đối với hành vi của người Trung Quốc ở đây".

Ông còn cho biết, đối với tương lai của Mỹ, sự hiện diện của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông "là một tiêu chí cho thấy lực lượng quân sự Mỹ đóng vai trò cực kỳ quan trọng ở khu vực có ý nghĩa quan trọng như vậy".

Theo ông Ashton B. Carter: "Theodore Roosevelt khuyên rằng, 'nói chuyện cần hòa khí, nhưng trong tay cần có cây gậy lớn', trong đó 'nói chuyện cần hòa khí' tức là quan hệ hòa bình với người khác để cố gắng đạt được ý kiến nhất trí".

Ngày 5 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông
Ngày 5 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông

Nói đến vấn đề Biển Đông, ông chỉ ra, khu vực Biển Đông "từ lâu được cân bằng, nếu có người muốn phá vỡ sự cân bằng này thì rất gay go, tôi cũng không hy vọng điều này sẽ xảy ra".

"Rất nhiều nước ở khu vực này yêu cầu Mỹ tăng cường ảnh hưởng và hiện diện ở khu vực này để bảo vệ hòa bình khu vực" - ông nói.

Đối với hành động này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ngày 5 tháng 11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lại lên tiếng phê phán Mỹ, cho rằng:

"Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ lập trường nguyên tắc liên quan. Trung Quốc nhất quán tôn trọng và bảo vệ tự do đi lại và bay của các nước được hưởng theo luật pháp quốc tế. Chỉ cần là thực hiện tự do đi lại chính đáng và bình thường ở tuyến đường quốc tế thực sự, chúng tôi chưa từng phản đối.

Điều chúng tôi phản đối là dùng ngọn cờ tự do đi lại, làm những việc thúc đẩy quân sự hóa Biển Đông, thậm chí khiêu khích và đe dọa chủ quyền và lợi ích an ninh của nước khác. Hy vọng các hành vi và ý đồ liên quan của Mỹ trên phương diện này rõ ràng minh bạch và thẳng thắn hơn".

Ngày 5 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông
Ngày 5 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông

Như vậy, Trung Quốc vẫn kiên trì yêu sách "đường lưỡi bò" tham lam, bất hợp pháp, cho dù theo luật pháp quốc tế, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Việt Nam luôn kiên quyết yêu cầu Trung Quốc trao trả quần đảo Hoàng Sa và 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam trước đây. Việt Nam cũng đã yêu cầu Trung Quốc không được quân sự hóa Biển Đông - PV.

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt

Theo bài báo, tàu sân bay USS Thoedore Roosevelt là tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Nimitz thứ tư của Mỹ, được khởi công chế tạo vào năm 1981, chính thức hạ thủy vào năm 1984, đưa vào hoạt động từ tháng 10 năm 1986, chở 78 máy bay hải quân. Năm 2001, nó từng tham gia chiến đấu tấn công Taliban ở Afghanistan.

Cụm chiến đấu tàu sân bay USS Theodore Roosevelt bao gồm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, tàu tuần dương USS Normandy, 3 tàu khu trục gồm USS Winston S. Churchill, USS Farragut và USS Forrest Sherman.

Ngày 5 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông
Ngày 5 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông

Đầu năm nay, cụm chiến đấu tàu sân bay này còn tuần tra ở vùng biển Trung Đông. Hạ tuần tháng 10, nó và Hải quân Ấn Độ, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã tổ chức diễn tập liên hợp ở Ấn Độ Dương. Sau đó, nó đỗ ở Singapore.

Hiện nay, nó đang chạy về cảng chính - cảng mới ở San Diego, bang California, Mỹ.

Có thể nói, cụm chiến đấu tàu sân bay USS Theodore Roosevelt là lực lượng quân sự mạnh nhất của Quân đội Mỹ ở Biển Đông hiện nay.

Tương tác tàu khu trục Trung-Mỹ ở Biển Đông

Vào tuần trước, tàu khu trục USS Lassen Hải quân Mỹ bất chấp sự phản đối vô lý của Trung Quốc, đã đi vào vùng biển 12 hải lý của đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter đến thăm, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang chạy ở vùng biển cách quần đảo Trường Sa khoảng 150 đến 200 hải lý (278 - 370 km) về phía nam.

Tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ vừa tiến hành tuần tra vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo trên Biển Đông
Tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ vừa tiến hành tuần tra vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo trên Biển Đông

Theo chỉ huy tàu USS Lassen là Robert Francis, vị trí của tàu khu trục này khi đó cách đá Subi khoảng 6 - 7 hải lý (1 hải lý tương đương với 1,852 km).

Robert Francis tháp tùng ông Ashton B. Carter tham quan tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, cho biết, 1 chiếc tàu khu trục của Trung Quốc từng không ngừng "hỏi thăm" hành động của tàu USS Lassen.

"Tất cả sự tương tác của chúng tôi rất chuyên nghiệp. Tôi chưa từng cảm thấy bị đe dọa" - Robert Francis nói.

Ngày 27 tháng 10, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết, tàu khu trục Lan Châu và tàu hộ vệ Đài Châu của Hải quân Trung Quốc đã tiến hành cái gọi là "dựa vào pháp luật, tiến hành cảnh cáo" đối với hành động tuần tra của tàu khu trục USS Lassen Mỹ.

Tàu khu trục mà Robert Francis nói ở trên chính là tàu khu trục Lan Châu của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.

Biên đội tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Theodore Roosevelt Hải quân Mỹ
Biên đội tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Theodore Roosevelt Hải quân Mỹ

Nhiều tín hiệu quan trọng

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 6 tháng 11 dẫn tờ "Nhật báo phố Wall" Mỹ ngày 5 tháng 11 cũng có bài viết cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter đã lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ra Biển Đông để tăng cường chủ trương tự do hàng hải.

Khi đó, tàu sân bay này chạy ở vùng biển cách quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 200 dặm Anh về phía nam. Hành động này của ông Ashton B. Carter là để phát đi tín hiệu cứng rắn với Trung Quốc:

Mỹ có thể tiến hành điều động binh lực ở Biển Đông, sẽ không chấp nhận cục diện Trung Quốc kiểm soát khu vực này. Nhưng, đồng thời, ông cũng cần cân bằng yêu cầu mở cửa đối thoại với Trung Quốc ở trong nước.

Trước một chiếc máy bay chiến đấu ở nhà chứa máy bay trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter cho biết: "Cấu trúc an ninh châu Á mà Mỹ theo đuổi là, chúng tôi không muốn tạo ra bất đồng".

Ông nói: "Chúng tôi hy vọng Trung Quốc tham gia vào cấu trúc an ninh của châu Á, chứ không phải là từ bỏ nó".

Ngày 5 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông
Ngày 5 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông

Ông Ashton B. Carter bày tỏ hoan nghênh phát triển quan hệ giữa quân đội hai nước Trung-Mỹ, nhưng ông muốn dùng "cây gậy" để nói lời "mềm dẻo" với Trung Quốc, xem có thể đạt được nhất trí làm những gì.

Theo bài báo, lần này tàu sân bay Mỹ đi vào Biển Đông làm cho tình hình căng thẳng Biển Đông lên đến đỉnh điểm. Chuyên gia phân tích an ninh cho rằng, Mỹ tiếp tục thể hiện thái độ cứng rắn ở Biển Đông làm cho tranh chấp Biển Đông trượt sang "đối đầu trực tiếp Trung-Mỹ", trong khi đó, các nước Đông Nam Á trở thành "khán giả căng thẳng".

Tờ "Thời báo Tài chính" Anh thì cho rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter đã tận dụng cơ hội tham quan tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông đế phát đi một lời cảnh cáo mang tính tượng trưng cao đối với Trung Quốc. Ông nói: "Khu vực này có rất nhiều quan ngại đối với Trung Quốc".

Ông Carter nói: "Rất nhiều quốc gia của khu vực này đến tìm Mỹ, yêu cầu chúng tôi và họ gia tăng hợp tác, để chúng tôi có thể duy trì hòa bình ở đây". Ông cảnh cáo, Biển Đông tồn tại "yêu sách và quân sự hóa quá mức, chủ yếu đến từ Trung Quốc".

Ngày 5 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông
Ngày 5 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông

Ông Ashton B. Carter đưa ra phát biểu cứng rắn trên khi đứng trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang hoạt động ở vùng biển cách quần đảo Trường Sa của Việt Nam 150 - 200 hải lý về phía nam. Trung Quốc đang xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo ở quần đảo này.

Ông Carter lên tàu sân bay đánh dấu các hành động quân sự và ngoại giao "rủi ro cao" kéo dài 10 ngày của Mỹ lên đến cao trào. Ông Carter hy vọng, những hành động này sẽ thuyết phục Trung Quốc chấm dứt mở rộng hiện diện quân sự ở Biển Đông và cam kết với các đồng minh: Mỹ sẽ hiện diện lâu dài ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

Nhưng, theo bài báo, rủi ro của phô trương sức mạnh quân sự là có thể kích động Trung Quốc, dẫn đến hai đội quân mạnh triển khai cuộc đọ sức kịch liệt hơn ở Biển Đông.

Mặc dù Mỹ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng quân sự cấp bách hơn (từ phần tử vũ trang IS ở Syria và Iraq đến xung đột Ukraine), nhưng, so với bất cứ trường hợp nào khác, ở Tây Thái Bình Dương đang nổi lên cuộc cạnh tranh giữa Mỹ-Trung, trong 20 năm tới sẽ quyết định cán cân sức mạnh toàn cầu ở mức độ lớn hơn, quyết định Mỹ phải chăng có thể tiếp tục làm một quốc gia trung tâm của hệ thống quốc tế hay không.

Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông

Trong ngắn hạn, vấn đề chủ yếu sẽ là Trung Quốc phải chăng sẽ tiếp tục triển khai nhiều trang bị và nhân viên quân sự hơn ở một số đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa 18 tháng qua.

Ngoài ra, quan chức Mỹ lo ngại, Trung Quốc có thể tìm cách áp đặt một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, điều này có nghĩa là họ có ý đồ chiếm lấy quyền kiểm soát đối với bầu trời của khu vực này.

Sau khi điều tàu khu trục USS Lassen đến tuần tra vùng biển đá Subi, các quan chức Mỹ cho biết, họ sẽ tiếp tục triển khai nhiều hành động tự do hàng hải hơn ở Biển Đông, tần suất có thể là mỗi quý 2 lần, qua đó để thể hiện lập trường.

Một nhân tố khác mà Washington hy vọng sẽ có lợi cho ngăn chặn Trung Quốc là, hành vi của Bắc Kinh đã thúc đẩy các nước láng giềng ủng hộ hơn việc Mỹ duy trì hiện diện quân sự mạnh ở khu vực này.

Theo bài báo, 2 năm qua, Mỹ đã đồng ý tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản, Philippines và Australia. Quốc gia châu Á gần gũi Washington mới nhất là Malaysia, nước này cũng tồn tại "tranh chấp lãnh thổ" với Trung Quốc ở Biển Đông, hơn nữa, trong 1 năm qua đã mạnh mẽ phê phán Bắc Kinh.

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã thể hiện điều này.

Việt Nam đề nghị với Trung Quốc cần phi quân sự hóa Biển Đông
Việt Nam đề nghị với Trung Quốc cần phi quân sự hóa Biển Đông

Tuần tới, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ tham gia diễn tập quân sự ở miền đông Malaysia, chính phủ hai nước còn đang thảo luận tổ chức diễn tập liên hợp tiếp theo.

Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết: "Trong hai năm qua, Malaysia bày tỏ quan tâm mạnh hơn nhiều đối với phát triển quan hệ quốc phòng với Mỹ".

"Trung Quốc gây sức ép các nước khác thì không nên xúc phạm họ, điều này đã điều này sẽ gây phản tác dụng đối với Trung Quốc, bởi vì, tín hiệu phát đi cho cả khu vực từ loại hành vi này là, Trung Quốc là nước mà họ cần thận trọng đề phòng".

Chuyên gia nghiên cứu châu Á Mira Rapp-Hooper thuộc Trung tâm an ninh Mỹ mới cho rằng, nếu Trung Quốc tiếp tục tăng cường triển khai quân sự ở Biển Đông, họ sẽ đẩy nhiều nước hơn vào vòng tay của Mỹ.

"Nếu những đảo này phát triển theo hướng đẩy nhanh quân sự hóa, thì các nước như Malaysia và Việt Nam sẽ đưa ra nhiều đối sách hơn" - bà nói.

Trung Quốc chưa dừng bồi lấp, xây đảo nhân tạo và quân sự hóa các đá ngầm do họ dùng vũ lực xâm chiếm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Trung Quốc chưa dừng bồi lấp, xây đảo nhân tạo và quân sự hóa các đá ngầm do họ dùng vũ lực xâm chiếm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter kiên trì cho rằng, sự tăng trưởng thực lực của Hải quân Trung Quốc sẽ không ngăn cản Mỹ duy trì vai trò là người đáng tin cậy của an ninh khu vực. "Mỹ từ lâu là lực lượng bảo đảm ổn định ở đây. 70 năm qua, cục diện này làm cho tất cả các kỳ tích của châu Á có thể xuất hiện" - ông nói.

Đông Bình