Báo Nga: Vũ khí Trung Quốc không còn ưu thế giá rẻ, giá còn cao hơn Nga

31/03/2015 07:25
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
(GDVN) - Công nghiệp quân sự TQ phải tranh giành công nhân và kỹ sư với sản xuất dân dụng, chi phí thuê văn phòng, điện và bất động sản đang mở rộng, nhập vật liệu tăng
Máy bay chiến đấu J-10B phiên bản sản xuất hàng loạt mới nhất, đánh số 130 (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay chiến đấu J-10B phiên bản sản xuất hàng loạt mới nhất, đánh số 130 (nguồn mạng sina TQ)

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 30 tháng 3 dẫn trang mạng Sputnik Nga ngày 27 tháng 3 đưa tin, tư liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm Thuỵ Điển cho biết, lượng xuất khẩu vũ khí năm 2014 của Trung Quốc đã đứng thế 3 thế giới. Thành tích của Trung Quốc trên phương diện sản xuất vũ khí và xuất khẩu trang bị quân sự khiến cho các nước phương Tây đã đưa ra những dự đoán “chán nản”.

"Nếu Trung Quốc tiếp thị máy bay và tàu chiến giá rẻ cho toàn thế giới, như vậy sẽ có kết quả như thế nào?" - Tạp chí "Chính sách ngoại giao" Mỹ cũng đã đưa ra câu hỏi tương tự. Như vậy, mối lo ngại do xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc gia tăng rốt cuộc có căn cứ hay không? Chuyên gia Vasilii Cashin của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ đã tiến hành phân tích về vấn đề này.

Căn nguyên của loại dự đoán bi quan này là, vũ khí Trung Quốc rẻ, hơn nữa trình độ công nghệ của họ khác với trước đây, đã có thể "ganh đua cao thấp" với các nhà sản xuất chủ yếu trên thế giới. Đồng thời, Trung Quốc còn gặp nhiều thuận lợi trên phương diện tiêu thụ vũ khí.

Uy tín của Trung Quốc trên thị trường vũ khí thế giới bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Khi đó, tổ hợp công nghiệp quân sự Trung Quốc đối mặt với khó khăn các đơn đặt hàng trong nước giảm đi, vì vậy buộc phải tích cực xuất khẩu để tìm cách tồn tại. Chính phủ cũng dành sự ủng hộ trên phương diện này.

Hiện nay, nhiều máy bay chiến đấu J-10B đánh số 101、102、103、104、106、107、110、120、201 đều đã xuất hiện. Trong hình là máy bay J-10B số hiệu 130 (nguồn mạng sina TQ)
Hiện nay, nhiều máy bay chiến đấu J-10B đánh số 101、102、103、104、106、107、110、120、201 đều đã xuất hiện. Trong hình là máy bay J-10B số hiệu 130 (nguồn mạng sina TQ)

Hơn nữa, giá thành lao động của Trung Quốc cực kỳ rẻ, thậm chí dựa vào tiêu chuẩn của các nước đang phát triển cũng tương đối thấp. Ngoài ra, Trung Quốc còn duy trì năng lực sản xuất quy mô lớn vũ khí tương đối đơn giản vào các thập niên 50 - 70.

Trong khi đó, chiến tranh Iran-Iraq (chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất) bùng nổ vào thập niên 80 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vũ khí thế giới. Trung Quốc có năng lực xuất khẩu trang bị quân sự giá rẻ, quy mô lớn trên phương diện tiêu thụ vũ khí.

Bước vào thập niên 1990 và thế kỷ 21, lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc bất ngờ giảm xuống. Nhưng, uy tín mà họ có được vào thập niên 1980 còn giữ lại được. Song, ưu thế kinh tế và chính trị trước đây lại sớm mất đi hoặc đang mất đi.

Trước hết, nền tảng để vũ khí Trung Quốc cực kỳ rẻ đã không còn tồn tại. Tiền lương của lĩnh vực công nghiệp tăng lên rất nhanh, công nghiệp quân sự buộc phải tranh giành công nhân và kỹ sư công nghệ cao với sản xuất dân dụng.

Trong khi đó, ở lĩnh vực cá biệt công nghiệp quân sự, chẳng hạn trên phương diện công nghiệp tên lửa hoặc hàng không, tiền lương đã đạt mức của các nước Đông Âu, hơn nữa còn đang tăng lên. Ngoài ra, chi phí về thuê văn phòng, điện và bất động sản cũng đang mở rộng. Hơn nữa, vật liệu nhập khẩu của công nghiệp quân sự cũng tăng, không giảm.

Máy bay chiến đấu J-10B phiên bản sản xuất hàng loạt đánh số 126 Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Máy bay chiến đấu J-10B phiên bản sản xuất hàng loạt đánh số 126 Trung Quốc (nguồn mạng sina)

Được biết, giá cả máy bay chiến đấu J-10A có lẽ phải tiếp cận 30 triệu USD. Điều này tương đương với giá cả máy bay tiêm kích MiG-29CMT hạng nặng, 2 động cơ của Nga. Hay nói một cách chính xác, tương đương giá cả trước khi đồng rúp hầu như sụt giá gấp đôi vào nửa cuối năm 2014.

Nhưng, hiện nay, giá chế tạo máy bay chiến đấu của Nga rẻ hơn, trong khi đó, sản phẩm dòng J-10B năm 2015 của Trung Quốc càng đắt hơn.

Thứ hai, công nghiệp quân sự Trung Quốc đã có sự khác biệt rõ rệt so với thập niên 1980. Vì vậy, họ đã không lệ thuộc vào xuất khẩu vũ khí như thế. Ngân sách quân sự của Trung Quốc lên tới 144 tỷ USD, hơn nữa 1/3 trong số đó dùng để mua hàng loạt trang bị. Ngoài ra, một phần rất lớn ngân sách dùng để nghiên cứu quân sự. Trong khi đó, lượng xuất khẩu trang bị đã không nhiều như vậy.

Cuối cùng, hệ thống xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đã trở nên chặt chẽ hơn so với thập niên 1990 và 2000. Hiện nay, bất cứ một khoản giao dịch xuất khẩu nào đều cần trải qua phê chuẩn 3 cấp tương đối phức tạp. Hơn nữa, trình tự phê chuẩn 2 cấp đầu phải có sự tham gia của một loạt cơ quan của Quân ủy Trung ương và Quốc vụ viện Trung Quốc. Có thể thấy, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc chặt chẽ hơn so với trước đây.

Máy bay chiến đấu J-10B phiên bản sản xuất hàng loạt, số hiệu 126 (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay chiến đấu J-10B phiên bản sản xuất hàng loạt, số hiệu 126 (nguồn mạng sina TQ)

Có khả năng rất lớn, xuất khẩu vũ khí mấy năm tới của Trung Quốc sẽ có xu thế tăng trưởng. Nhưng, đây là một quá trình dần dần và liên quan đến sự thay đổi về vai trò ảnh hưởng chính trị và kinh tế của Trung Quốc ở các khu vực trên thế giới.

Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra quyết định mua hệ thống tên lửa HQ-9 Trung Quốc chính là một ví dụ rõ ràng. Có thể thấy, nói điều này là kết quả của việc Trung Quốc ra sức mở rộng tiêu thụ trên thị trường nhằm kiếm lợi nhuận, không bằng nói rằng đó là kết quả từ sự thay đổi trong chính sách ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ.

Phải biết rằng, thái độ thân phương Tây của Ankara đã có sự thay đổi. Trong khi đó, Trung Quốc được chọn là đối tác quan trọng trong lĩnh vực công nghệ quân sự là do Bắc Kinh đang trở thành một trung tâm kinh tế khác trên thế giới.

Ngoài ra, Argentina đưa ra quyết định mua sắm tàu tuần tra của Trung Quốc, có thể sẽ còn mua máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long (JF-17 Thunder), cũng liên quan tới sự thay đổi của tình hình trên lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, đối với Trung Quốc, xuất khẩu vũ khí trong tương lai không phải là mục tiêu tự thân, mà là công cụ để Bắc Kinh củng cố uy tín và vai trò ảnh hưởng của “siêu cường” mới.

Máy bay chiến đấu J-10B phiên bản sản xuất hàng loạt Trung Quốc với các số hiệu lần lượt là 101, 102, 103, 104, 107, 110, 120, 122, 201 (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay chiến đấu J-10B phiên bản sản xuất hàng loạt Trung Quốc với các số hiệu lần lượt là 101, 102, 103, 104, 107, 110, 120, 122, 201 (nguồn mạng sina TQ)
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)