Báo Mỹ điểm 5 vũ khí lớn của Hải quân Hoa Kỳ: Không có tàu sân bay

21/12/2014 09:46
Việt Dũng
(GDVN) - Bao gồm tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, tàu ngầm lớp Virginia, lớp Ohio và tàu vận tải đổ bộ USS Ponce.
Bài viết không chọn tàu sân bay Mỹ
Bài viết không chọn tàu sân bay Mỹ

Trang mạng "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 16 tháng 12 đăng bài viết "5 loại vũ khí chiến tranh có khả năng sát thương nhất của Hải quân Mỹ" của tác giả Kyle Mizokami.

Bài viết cho rằng, Hải quân Mỹ là hải quân có quy mô lướn nhất, trình độ tiên tiến nhất trên thế giới, vì vậy khi xem xét 5 hệ thống vũ khí có khả năng sát thương nhất của họ, thách thức lớn nhất chính là chỉ được chọn có 5 loại.

Trong bài viết này, tác giả không chọn các trang bị cỡ khá lớn như tàu sân bay và tàu tấn công đổ bộ. Chúng tất nhiên là vũ khí có khả năng sát thương nhất của hải quân, nhưng mọi người đều biết chúng.

Tác giả muốn làm nổi bật những trang bị xuất sắc trên một số phương diện, nhấn mạnh tỷ lệ giữa hiệu suất và giá cao nhất. Tác giả cũng muốn mở rộng sự lựa chọn tới các loại vũ khí, chứ không chỉ giới hạn ở tàu chiến mặt nước và tàu ngầm.

Tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke

Tàu khu trục lớp Arleigh Burke là một trong những tàu cân bằng nhất, mạnh nhất mà bất cứ lực lượng hải quân hiện đại nào cũng đã triển khai. Nó là xương sống của Hải quân Mỹ, hiện có khoảng 62 chiếc, chiếm 1/5 số lượng tàu chiến của Hải quân Mỹ.

Tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke Hải quân Mỹ
Tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke Hải quân Mỹ

Trung tâm của hệ thống chiến đấu tàu này là hệ thống radar Aegis, nó có thể chỉ huy nhiều loại tên lửa phòng không tất công mục tiêu bay tới. Aegis có thể phối hợp với phòng thủ của tất cả một cụm tàu chiến mặt nước hải quân, hơn nữa dựa vào năng lực tác chiến hiệp đồng mới, những tàu khu trục này có thể sử dụng dữ liệu ngắm chuẩn của các trang bị như máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeye để tăng tầm bắn.

Trên phương diện săn ngầm, nó có hệ thống định vị thủy âm SQQ-89 bên trong, có một hệ thống định vị thủy âm kéo có thể được nâng cấp sau này. nó đã mang theo 6 quả ngư lôi săn ngầm MK-46. Máy bay trực thăng săn ngầm MH-60R trên tàu đã cung cấp năng lực săn ngầm tầm xa.

Một trong những điểm yếu của tàu khu trục này là năng lực giao chiến với tàu địch. Khả năng chống hạm của tàu này không đủ, thiết kế của nó chính là như vậy, hiện nay còn chưa xuất hiện mối đe dọa tàu chiến mặt nước thực sự.

Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler

Loại máy bay này được chế tạo trên nền tảng máy bay chiến đấu F/A-18F thành công, loại máy bay tác chiến điện tử này có biểu hiện của máy bay chiến đấu. Khác với máy bay "tiền bối" EA-6B Prowler, tính tấn công của Growler mạnh hơn, biểu hiện khi thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm tốt hơn so với máy bay chiến đấu ném bom tính năng cao.

Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler Mỹ
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler Mỹ

Nó về cơ bản tương đương với Super Hornet 2 chỗ ngồi, nhưng, đã giảm pháo M61 bố trí bên trong Super Hornet, dành chỗ cho một hệ thống gây nhiễu thông tin AN/ALQ-227.

Growler có ba năng lực lớn. Thứ nhất, nó có thể chi viện máy bay không người lái thực hiện nhiệm vụ "áp chế phòng không đối với địch".

Thứ hai, nó có thể tiến hành quấy nhiễu chi viện và đi theo quấy nhiễu đối với lực lượng phòng không mặt đất, máy bay cảnh báo sớm trên không và máy bay chiến đấu của kẻ thù. Thứ ba, nó còn có thể tiến hành "tấn công điện tử phi truyền thống", nghe nói, có thể làm cho máy bay "kết hợp với phòng thủ mặt đất".

Tính đến tháng 5 năm 2014, đã bàn giao 100 máy bay Growler, 15 máy bay khác đã được Quốc hội phê chuẩn trong ngân sách quốc phòng năm 2015.

Tàu ngầm tấn công lớp Virginia

Là một trong những chương trình vũ khí thành công nhất sau Chiến tranh Lạnh, tàu ngầm tấn công lớp Virginia đã kết hợp được chương trình đóng tàu không đắt đỏ với một trong những tàu ngầm hạt nhân tấn công tiên tiến nhất. Ít nhất có kế hoạch chế tạo 33 chiếc tàu ngầm loại này.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công JohnWarner SSN785 lớp Virginia Hải quân Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân tấn công JohnWarner SSN785 lớp Virginia Hải quân Mỹ

Mỗi chiếc tàu ngầm có 12 ống phóng thẳng đứng tên lửa Tomahawk, cùng với 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, có thể phóng ngư lôi tự dẫn đường MK48, còn có thuỷ lôi và máy lặn không người lái phóng từ ống ngư lôi.

Ngoài thực hiện nhiệm vụ tấn công, tàu ngầm lớp này còn có thể dùng làm trang bị theo dõi.

Giá trị chế tạo trung bình của tàu ngầm lớp Virginia cũng không đến 2 tỷ USD. Điều tốt hơn là, năm 2011, chúng được bàn giao trước trong số liệu ngân sách.

Bốn tàu ngầm tên lửa lớp Ohio

Các tàu ngầm USS Ohio, USS Michigan, USS Florida và USS Georgia là 4 tàu trong số những tàu mạnh nhất được trang bị trên thế giới. Mỗi chiếc đều đã trang bị 154 quả tên lửa hành trình, còn có thể mang theo 4 trung đội lực lượng đột kích Seal hải quân.

Tàu ngầm lớp này ban đầu được chế tạo làm tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo, mỗi tàu ngầm mang theo 24 tên lửa đạn đạo D-5 Trident có đầu đạn hạt nhân. Căn cứ vào "Hiệp ước tiếp tục cắt giảm và hạn chế vũ khí chiến lược mang tính tấn công", Mỹ dôi dư 4 tàu ngầm lớp này. Hải quân Mỹ không để 4 tàu ngầm này nghỉ hưu, mà chi 4 tỷ USD tiến hành cải tạo chúng, làm cho chúng mang theo tên lửa hành trình Tomahawk lắp đầu đạn thông thường.

Mô tả tên lửa Tomahawk bắn từ tàu ngầm lớp Ohio
Mô tả tên lửa Tomahawk bắn từ tàu ngầm lớp Ohio

Trải qua tiến hành cải tạo đối với 22 trong số 24 giếng phóng tên lửa Trident, mỗi giếng phóng có thể mang theo 7 quả tên lửa Tomahawk.

2 giếng phóng còn lại được cải tạo để sử dụng cho lực lượng đột kích Seal hải quân.

Tàu ngầm lớp Ohio lần đầu tiên bắn tên lửa là vào ngày 19 tháng 3 năm 2011, cũng chính là trong thời gian chiến dịch "Bình minh Odyssey". USS Florida đã bắn 93 quả tên lửa Tomahawk đối với các mục tiêu quân sự của Libya. Trong tương lai,, những tàu ngầm này có thể dùng làm tàu mẹ của máy lặn không người lái.

Tàu vận tải đổ bộ USS Ponce

Một chiếc tàu vận tải đổ bộ cũ kỹ được đưa vào danh sách có lẽ có chút kỳ lạ, trong khi đó, thực sự trước đây hơn 1 tuần, nó sẽ không thể được đưa vào danh sách. Tàu USS Ponce được bắt đầu sử dụng vào năm 1971, nhiều năm làm tàu vận tải của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ. Hiện nay nó là một "căn cứ trên biển", hơn nữa là tàu đầu tiên của Hải quân Mỹ lắp vũ khí laser.

Ngày 10 tháng 12, Hải quân Mỹ tiết lộ, hệ thống vũ khí laser (LaWS) đã là một hệ thống vũ khí có thể dùng cho các hành động quân sự. Hệ thống laser đã được phê chuẩn sử dụng trong chiến tranh.

Vũ khí laser trên tàu vận tải đổ bộ Ponce Hải quân Mỹ
Vũ khí laser trên tàu vận tải đổ bộ Ponce Hải quân Mỹ

Mục tiêu tấn công theo thiết kế của hệ thống vũ khí laser là máy bay không người lái, máy bay trực thăng có tốc độ di động chậm và tàu tuần tra tốc độ nhanh.

Hiện nay tầm bắn và tình hình hỏa lực của hệ thống vũ khí laser còn chưa rõ ràng. Laser là thứ mà mắt thường không thể nhìn thấy. Hệ thống này hầu như được một nhân viên điều khiển trên tàu tiến hành ngắm chuẩn bằng thiết bị kiểm soát trò chơi máy tính đã cải tạo.

Trong thế giới chi phí chế tạo hệ thống vũ khí cao, chỗ gây kinh sợ của hệ thống vũ khí laser chính là chi phí thấp. Vũ khí laser mỗi lần bắn chỉ tiêu tốn 68 USD, hơn nữa rõ ràng chỉ cần một lần tấn công là có thể làm cho một chiếc tàu nhỏ mất đi khả năng hoạt động.

Việt Dũng