Báo Mỹ: 5 loại vũ khí của Trung Quốc gây lo ngại cho Nhật Bản

13/01/2015 10:07
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo, TQ)
(GDVN) - Gồm máy bay chiến đấu tàng hình J-20, tên lửa đất đối không S-400, tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071, tên lửa đạn đạo Đông Phong-21A và máy bay tiếp dầu IL-78.

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 12 tháng 1 dẫn trang mạng nguyệt san "The National Interest" Mỹ vào ngày 10 tháng 1 đăng bài viết "5 loại vũ khí chiến tranh lớn của Trung Quốc làm Nhật Bản lo ngại" của tác giả Kyle Mizokami. Sau đây là nội dung bài viết:

Mấy năm qua, do Nhật Bản và Trung Quốc tranh chấp ở đảo Senkaku và những hòn đảo lân cận, quan hệ hai nước lại rơi vào khủng hoảng sâu sắc.

Mối đe dọa từ Quân đội Trung Quốc làm cho Chính phủ Nhật Bản thỏa mãn với hiện trạng đáng lo ngại - cơ quan bảo đảm an ninh quốc gia của họ hầu như không thay đổi từ thập niên 1980 trở đi. 

Sau đó, Nhật Bản đã thành lập cơ quan tương tự Ủy ban an ninh quốc gia Mỹ, đã thông qua Luật bảo mật, lực lượng phòng thủ của Nhật Bản cũng chuyển hướng xuống phía nam. 

Dưới đây là 5 hệ thống vũ khí mà Tokyo phải lo ngại trong thời điểm tình hình căng thẳng Trung-Nhật tiếp tục nóng lên.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 số hiệu 2013 bay thử (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 số hiệu 2013 bay thử (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20

Trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản mất đi quyền kiểm soát đối với không phận đã gây ra hậu quả mang tính hủy diệt. Kết quả là: Hơn 900.000 người đã chết trong các cuộc tập kích đường không. Về sau, Nhật Bản chỉ mua sắm máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Mỹ.

Điều không may là Mỹ từ chối bán máy bay chiến đấu F-22 Raptor cho nước ngoài, trong khi đó máy bay chiến đấu F-15J đã cũ, điều này rất có thể đẩy Nhật Bản vào một giai đoạn yếu ớt. Điều tệ hơn đối với Nhật Bản là, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo một loại máy bay chiến đấu có thể chọc thủng không phận của Nhật Bản: J-20.

Loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên J-20 của Trung Quốc là máy bay cánh tam giác cỡ lớn, phần đuôi thân máy bay lắp 2 động cơ phản lực cánh quạt. J-20 đang ở trong giai đoạn sau của nghiên cứu phát triển, tổng cộng có 6 chiếc máy bay thử nghiệm đang bay thử, 2 chiếc mới nhất lần lượt được phát hiện vào tháng 11 và tháng 12 năm 2014. Không quân Mỹ dự đoán, J-20 sẽ hình thành năng lực tác chiến trong giai đoạn các năm 2017-2019.

Trung Quốc có thể sử dụng J-20 để đánh chặn máy bay chi viện của Nhật Bản. Nhật Bản có rất ít căn cứ được lập ra ở khu vực này có thể chi viện cho đảo Senkaku và các hòn đảo lân cận. Nếu căn cứ không quân Naha ở Okinawa bị phá hủy, máy bay chiến đấu Nhật Bản sẽ buộc phải cất cánh từ đảo Kyushu ở phía nam. Trong bất cứ tình huống nào, máy bay tiếp dầu trên không của Nhật Bản đều cực kỳ quan trọng.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga chế tạo
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga chế tạo

Hệ thống tên lửa đất đối không S-400

Theo bài báo, Trung Quốc dường như sẽ mua sắm (hoặc rất gần mua sắm - các bài báo có liên quan nói không thống nhất) 6 tiểu đoàn S-400. Mỗi tiểu đoàn S-400 bao gồm một sở chỉ huy, hệ thống radar và 12 xe bắn tên lửa, mỗi xe bắn trang bị 4 quả tên lửa 40N6.

S-400 là hệ thống có độ chính xác cao, sẽ có lợi cho nâng cao năng lực phòng không của Bắc Kinh. Hệ thống radar của nó có thể đồng thời bám theo 100 mục tiêu và đồng thời đánh chặn 12 mục tiêu trong số đó. Hệ thống này còn có năng lực phát hiện máy bay tàng hình nhất định.

Trong thời chiến, S-400 có thể giúp Trung Quốc giữ ưu thế trên không ở đảo Senkaku và những hòn đảo lân cận. Số lượng máy bay tiếp dầu trên không của Trung Quốc có hạn, trong xung đột có khả năng không thể tiến hành tuần tra đường không chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết trên đảo Senkaku và những hòn đảo lân cận.

Trước đó, Nhật Bản không nhất thiết coi hệ thống phòng không mặt đất là một loại mối đe dọa của máy bay họ. Nhưng, trong tương lai, Nhật Bản có thể sẽ đầu tư nhiều vốn hơn để mua sắm máy bay tác chiến điện tử có thể gây nhiễu S-400 và hệ thống tương tự.

Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071 thuộc Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc hiện đã biên chế 3 chiếc và đều triển khai ở Biển Đôn
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071 thuộc Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc hiện đã biên chế 3 chiếc và đều triển khai ở Biển Đôn

Tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071

Trong tình hình xảy ra xung đột ở đảo Senkaku và những hòn đảo lân cận, Trung Quốc chứng minh phương thức trực quan nhất của một loại thắng lợi sẽ là đưa lực lượng mặt đất lên đảo. Lực lượng đổ bộ sẽ buộc Nhật Bản ngầm thừa nhận thắng lợi của Trung Quốc hoặc thông qua vũ lực xua đuổi họ. Đổ bộ sẽ là phương thức duy nhất điều lực lượng lên đảo.

Điều may mắn là, Hải quân Trung Quốc đúng lúc sở hữu tàu chiến điều động lực lượng. Tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 có thể thông qua 2 phương thức trên biển, trên không để lực lượng hải quân đánh bộ Trung Quốc đổ bộ ở trận địa xa xôi. Tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 của Trung Quốc tổng cộng có 4 chiếc, còn có 1 chiếc hiện đang tiếp nhận trang bị, Trung Quốc còn có kế hoạch chế tạo chiếc thứ 6. Chúng đều lấy tên của ngọn núi để đặt tên.

Trong các tình huống tấn công đảo Senkaku và những hòn đảo lân cận, máy bay trực thăng của một tàu đổ bộ Type 071 có thể giúp cho 1 đại đội bộ binh đổ bộ, đoạt lấy một hòn đảo. Một khi chiếm đảo, máy bay có thể tiến hành tiếp tế vũ khí hạng nặng, trang bị phòng không, thậm chí tên lửa chống hạm, làm cho Quân đội Nhật Bản rơi vào tình cảnh khó khăn.

Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 Trung Quốc

Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21A

Trung Quốc sở hữu rất nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trang bị đầu đạn thông thường. Tên lửa đạn đạo thông thường của Trung Quốc vốn nhằm đe dọa Đài Loan, sau đó độ chính xác và tầm bắn từng bước nâng lên, hiện nay có thể dùng để tấn công các mục tiêu ở toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản.

Trong xung đột với Nhật Bản, trang bị Đông Phong-21 lắp đầu đạn thông thường sẽ rất có hiệu quả có thể dùng để tấn công một loạt mục tiêu. Chúng có thể tấn công tương đối chính xác đối với sân bay, cơ sở năng lượng, cơ quan chính quyền, radar, cơ sở phòng không, căn cứ lục quân, căn cứ không quân và căn cứ hải quân.

Tên lửa Đông Phong-21 đã triển khai của Trung Quốc chưa rõ về số lượng. Điều đáng chú ý là, Đông Phong-21A cũng là một phần của lực lượng uy hiếp hạt nhân khu vực của Trung Quốc, vì vậy cho dù trong tình hình chiến tranh, rất nhiều bệ bắn và tên lửa cũng sẽ không thực hiện nhiệm vụ thông thường, để duy trì năng lực uy hiếp hạt nhân.

Đông Phong-21D, phiên bản cải tiến của Đông Phong-21 là cơ sở của tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc. Loại tên lửa đạn đạo chống hạm này là nền tảng của chiến lược chống tiếp cận và phong tỏa khu vực của Trung Quốc nhằm ngăn cản Hải quân Mỹ tiến vào Tây Thái Bình Dương.

Máy bay tiếp dầu IL-78 của Không quân Pakistan (ảnh minh họa)
Máy bay tiếp dầu IL-78 của Không quân Pakistan (ảnh minh họa)

Máy bay tiếp dầu trên không IL-78

Nếu như Trung-Nhật giao chiến, Trung Quốc cần đánh bại Nhật Bản bằng đường không. Đảo Senkaku và những hòn đảo lân cận cách đất liền Trung Quốc 400 km. Phần lớn máy bay chiến đấu hiện đại của Không quân Trung Quốc, bao gồm J-10, J-11 và Su-30MKK có thể vươn tới những hòn đảo này.

Các khu vực khác của Nhật Bản - bao gồm Okinawa, Kyushu thậm chí Honshu - cách đất liền Trung Quốc ít nhất 700 km. Máy bay cỡ nhỏ có hành trình tương đối ngắn như J-10 không thể độc lập đến những khu vực này, cần được tiếp dầu trên không. Năng lực tiếp dầu trên không cũng đã làm gia tăng số lượng máy bay và sân bay Trung Quốc có thể tham gia tác chiến.

Năm 2005, Trung Quốc tìm cách mua sắm lượng lớn máy bay tiếp dầu trên không IL-78 của Nga, nhưng nhà máy Uzbekistan mà Nga lệ thuộc trong việc sản xuất thân máy bay không thể sản xuất máy bay. Theo bài báo, Trung Quốc đã mua 3 máy bay IL-78 của Ukraine, hơn nữa căn cứ vào hình ảnh vệ tinh chụp được vào cuối năm 2014, ít nhất một chiếc hầu như đã bàn giao.

Bắc Kinh cũng đã ký kết thỏa thuận mua sắm lượng lớn IL-76, có thể cải tạo chúng thành máy bay tiếp dầu trên không, nhưng vấn đề sản xuất mà Nga gặp phải có nghĩa là chỉ có lượng nhỏ đã bàn giao. Trước khi Trung Quốc giải quyết vấn đề thiếu máy bay tiếp dầu trên không, trong các cuộc xung đột với Nhật Bản, khả năng điều động lực lượng đường không khả quan của Không quân Trung Quốc sẽ bị hạn chế nghiêm trọng.

Trong thời chiến, loại năng lực quan trọng này cũng sẽ là nhược điểm quan trọng. Nếu như máy bay tiếp dầu trên không của Trung Quốc bị bắn rơi, phạm vi hoạt động của Quân đội Trung Quốc sẽ rút ngắn rất lớn, hạn chế năng lực tác chiến của họ. Điều này sẽ làm cho máy bay tiếp dầu trên không trở thành mục tiêu hàng đầu của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản.

Máy bay vận tải IL-76
Máy bay vận tải IL-76
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo, TQ)