Australia muốn mua 12 tàu ngầm lớp Soryu, Thụy Điển muốn tranh phần

19/11/2014 10:07
Việt Dũng
(GDVN) - Kế hoạch phát triển tàu ngầm của Australia trở nên hấp dẫn đối với các nhà cung ứng tàu ngầm, Chính phủ Australia muốn mua của Nhật, nhưng vẫn có thể đấu thầu.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo

Australia có thể mua 12 tàu ngầm Nhật Bản

Tờ "Nhật báo Ninh Ba" Trung Quốc ngày 15 tháng 11 dẫn các nguồn tin cho biết, Australia dự định mua sắm một lô tàu ngầm mới để nâng cấp trang bị quân sự. Hãng tin Reuters cho biết, chính phủ Australia có xu hướng không thông qua đấu thầu, trực tiếp mua 12 tàu ngầm động cơ thông thường lớp Soryu có sẵn (thành phẩm) của Nhật Bản.

Đối với Thủ tướng Australia Tony Abbott, trực tiếp mua sắm tàu ngầm của Nhật Bản hầu như là “một việc được nhiều lợi”: Có thể hoàn thành đổi mới quân bị trong thời gian khá ngắn với chi phí khá thấp, đồng thời tiếp tục tăng cường hợp tác quân sự giữa Australia và Nhật Bản; một số quan chức Hải quân Mỹ "trông đợi" thông qua Australia mua sắm tàu ngầm Nhật Bản tăng cường "tính tương thích" của hải quân ba nước.

Tuy nhiên, không ít chính quyền địa phương và tổ chức người lao động hy vọng chương trình chế tạo tàu ngầm được thực hiện ở trong nước, chấn hưng ngành chế tạo và tạo ra việc làm. Họ gây sức ép với Chính phủ, yêu cầu công khai đấu thầu về tàu ngầm mới. Đứng trước đơn đặt hàng mua sắm vũ khí tiềm năng này, không ít doanh nghiệp công nghiệp châu Âu “háo hức”, hơn nữa sẵn sàng tiến hành chế tạo tàu ngầm ở Australia.

Căn cứ vào chiến lược quốc phòng dài hạn của Chính phủ Australia, Australia có kế hoạch từng bước thay thế 6 tàu ngầm động cơ thông thường lớp Collins. Chính phủ khóa trước từng dự định chế tạo nhiều nhất 12 tàu ngầm ở South Australia, đồng thời có thể chọn sử dụng công nghệ của Nhật Bản. 

Tàu ngầm lớp Collins của Hải quân Australia
Tàu ngầm lớp Collins của Hải quân Australia

Chính phủ Australia cân nhắc mua sắm tàu ngầm động cơ thông thường lớp Soryu do công nghiệp nặng Mitsubishi và Kawasaki Nhật Bản chế tạo. Lớp Soryu là tàu ngầm tiên tiến nhất của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, năm 2009 bắt đầu đi vào hoạt động, đặc điểm lớn nhất của nó là ngoài trang bị động cơ dầu diesel thông thường, còn trang bị động cơ Stirling, có thể hoạt động trong điều kiện không có không khí, vì vậy không nhất thiết phải thường xuyên nổi lên mặt nước như tàu ngầm động cơ thông thường, không dễ bị trinh sát và theo dõi.

Về chi phí, trực tiếp mua sắm tàu ngầm của Nhật Bản dự kiến cần 25 tỷ đô la Úc (khoảng 21,7 tỷ USD), thấp hơn chi phí chế tạo trong nước 50 - 80 tỷ đô la Úc (43 - 69,4 tỷ USD).

Một số quan chức cao cấp Hải quân Mỹ dường như nhiệt tình hơn, công khai ủng hộ Australia mua sắm tàu ngầm Nhật Bản. Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ đóng ở Nhật Bản là Robert Thomas cho rằng, Australia sẽ cảm thấy "thoải mái" khi điều khiển tàu ngầm lớp Soryu.

Nhưng, Thượng nghị sĩ Australia Nick Xenophone cho rằng, hợp tác với Nhật Bản về công nghệ quân sự nhạy cảm, Australia cần tiến hành cân nhắc toàn diện.

Thuỵ Điển muốn tranh giành đơn đặt hàng tàu ngầm Australia

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 15 tháng 11 dẫn hãng tin Reuters ngày 13 tháng 11 đăng bài viết "Truyền thông Thụy Điển cho biết, công ty Saab nước này bỏ thầu chương trình nâng cấp hạm đội tàu ngầm của Australia". Bài viết cho rằng, theo truyền thông Thuỵ Điển, công ty quốc phòng Saab của nước này đã bỏ thầu chế tạo tàu ngầm mới cho Bộ Quốc phòng Australia.

Tàu ngầm lớp Gotland Thụy Điển
Tàu ngầm lớp Gotland Thụy Điển

Hiện nay, Australia đang cân nhắc phương án nâng cấp lực lượng tàu ngầm. Nước này có xu hướng mua tới 12 tàu ngầm tàng hình thành phẩm của Nhật Bản. Nếu thực hiện, trị giá của thỏa thuận này sẽ chiếm phần lớn tổng trị giá chương trình tàu ngầm 40 tỷ USD của Australia.

Nhưng, các nhà chế tạo châu Âu cũng bày tỏ quan tâm rất lớn đối với việc chế tạo tàu ngầm cho Australia, điều này làm cho phương án hoàn toàn mua sắm thành phẩm từ nước ngoài rất khó được thông qua, bởi vì chế tạo tàu ngầm ở Australia sẽ thúc đẩy phát triển ngành chế tạo yếu ớt của nước này, đồng thời làm giảm những lời chỉ trích của tầng lớp công nhân đối với Chính phủ.

Đến nay, Công ty Saab Thuỵ Điển chính thức gia nhập cuộc đua, đề xuất, vừa có thể xuất khẩu tàu ngầm thành phẩm, vừa có thể thông qua phương thức hợp tác để chế tạo tàu ngầm ở Australia.

Giám đốc Gunilla Fransson, bộ phận nghiệp vụ an ninh và quốc phòng của Công ty Saab nói với phóng viên tờ "Công nghiệp ngày nay" Thuỵ Điển: "Tuần trước, chúng tôi đã báo cáo bằng hình thức văn bản, đấu thầu chương trình tàu ngầm của họ. Giá chào hàng của khách hàng Australia là 20 tỷ đôla Úc, chúng tôi cho biết không thành vấn đề".

Tàu ngầm Type 214 do Đức chế tạo, là phiên bản xuất khẩu, được chế tạo trên nền tảng của tàu ngầm Type 209 và Type 212
Tàu ngầm Type 214 do Đức chế tạo, là phiên bản xuất khẩu, được chế tạo trên nền tảng của tàu ngầm Type 209 và Type 212
Việt Dũng