50% số ca nhiễm cúm A/H5N1 đã tử vong

09/03/2012 10:07
Nam Phong
(GDVN) - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa cho biết, đã có thêm một trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 nâng tổng số ca nhiễm lên thành 4 trong đó 2 người đã tử vong.

Theo cơ quan này, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk và Viện Pasteur TP.HCM, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM đã phát hiện 1 trường hợp bệnh nhân nam, 31 tuổi, nhiễm cúm A/H5N1. Hiện bệnh nhân này đang điều trị tại bệnh viện.

Ngày 7/3, kết quả xét nghiệm vi sinh học tại Viện Pasteur TP.HCM cho thấy, bệnh nhân được xác định nhiễm cúm A/H5N1. Bệnh nhân cư trú tại thôn Trung Hòa, xã Ea Tyh, huyện Ea Kar, tỉnh Đắc Lắc. Điều tra dịch tễ cho thấy, bệnh nhân có tiền sử giết mổ, ăn thịt gia cầm ốm và tại địa phương nơi bệnh nhân cư trú có hiện tượng gia cầm ốm, chết.

Bộ Y tế đã chỉ đạo hệ thống giám sát tăng cường giám sát và phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm A/H5N1. Như vậy, từ đầu năm 2012 đến nay, cả nước đã phát hiện 4 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong đó 2 ca tử vong. Trước đó, trung tuần tháng 1/2012, ca tử vong đầu tiên của năm được xác định là nam giới, 18 tuổi, trú quán tại 109 tổ 10, ấp Thạnh Ngọc, xã Thạnh Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang từng làm nghề nuôi vịt thuê từ tháng 7/2011 đến nay tại xã Thạnh Thắng và xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ; trường hợp tử vong thứ hai là một bệnh nhân nữ, 26 tuổi (trú tại ấp B1, xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng). 

Cúm gia cầm đang bùng phát trên diện rộng tại các địa phương trên cả nước và có khả năng lây sang người. (Ảnh NP)
Cúm gia cầm đang bùng phát trên diện rộng tại các địa phương trên cả nước và có khả năng lây sang người. (Ảnh NP)

Cũng theo Bộ này, hiện nay, dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm đang xảy ra tại nhiều địa phương trên toàn quốc và có nguy cơ xảy ra trên phạm vi rộng. Để chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 lây truyền từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, người dân không giết, mổ gia cầm ốm, chết và gia cầm không rõ nguồn gốc. Không ăn tiết canh, không ăn thịt gia cầm chưa được chế biến kỹ. Khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở có liên quan đến tiếp xúc với gia cầm phải đến ngay cơ Sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Về diễn biến dịch bệnh tay – chân – miệng (TCM) tại TP. Hồ Chí Minh, theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng địa phương này cho hay: Mỗi tuần, TP. HCM có thêm 146 trường hợp mắc bệnh TCM mới và dự kiến trong tháng 3, số ca mắc sẽ tăng 30-40% so với tháng trước...

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP, dịch bệnh TCM đang lan rộng trên 211 địa bàn phường, xã ở TPHCM và đang tăng đồng loạt tại các quận, huyện. So với tháng trước đó, bệnh TCM đã tăng 14% và đã có một trường hợp tử vong. Hiện nay, số ca mắc ở TP đang ở mức báo động dịch và chỉ cần một điểm bệnh TCM bộc phát ở phường, xã thì số ca mắc sẽ nâng lên mức dịch lan rộng.

Thời điểm hiện tại, bệnh TCM cũng đã xuất hiện tại các quận ở trung tâm TP như quận 1, 3, 5... đều có trẻ mắc. Phần lớn bệnh TCM xảy ra ở trẻ em - nhất là trẻ từ 1-5 tuổi.

Điểm nóng:
TP.HCM: Sắp thí điểm lệch giờ học TP HCM: Kho hàng 1.500m2 bị thiêu rụi, hàng chục tỷ đồng "bốc hơi"
Phú Yên: Con gái "báo hiếu" mẹ già bằng thuốc trừ sâu trộn chất thải Điều chỉnh vị trí sân bay Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Nữ sinh mất tích, gia đình bị "dội bom" tin sex Vụ đại gia “nước đá” trả dâu ở Cần Thơ: Sóng gió đã qua
Chồng Hàn Quốc bóp cổ chết cô dâu Việt vì bất đồng ngôn ngữ? Dư luận Hà Nội từng “ăn quả đắng” vì lời đồn “bệnh viện âm hồn” (kỳ 2)

Nam Phong