5 nguyên nhân khiến Trung Quốc thua Nhật Bản trong chiến tranh quá khứ

25/07/2015 07:28
Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - Bài viết đã chỉ ra 5 nguyên nhân khiến Trung Quốc đã tổn thất nặng nề trong cuộc chiến chống Nhật Bản xâm lược trước đây và muốn rút bài học...
Máy bay chiến đấu J-10 Không quân Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-10 Không quân Trung Quốc

Tân Hoa xã tháng 7/2015 đưa tin, nói đến chiến tranh chống phát xít thế giới, nói đến Chiến tranh thế giới lần thứ hai, so sánh với các nước khác, chiến trường khác, sẽ phát hiện, thắng lợi của cuộc kháng chiến do Trung Quốc tiến hành đã phải trả giá rất nặng nề.

Theo bài báo, để có được thắng lợi này, sự hy sinh của nhân dân Trung Quốc đã vượt tổng số tất cả các nước đồng minh chống phát xít khác. Chiến tranh tất yếu tàn khốc. Trong khi đó thời gian tiếp diễn chiến tranh càng dài, đau đớn mang đến cho nhân dân càng lớn, thiệt hại càng nhiều.

Trong toàn bộ cuộc chiến, quân và dân Trung Quốc đã thiệt hại 30 triệu người trở lên; bao gồm sự mất mát lãnh thổ của hầu như toàn bộ khu vực kinh tế phát đạt và khu vực dân số đông đúc của Trung Quốc; từ sự kiện 18/9 đến chiến thắng cuối cùng phải trải qua 14 năm, dài nhất trong toàn bộ các nước đồng minh chống phát xít.

Ngoài ra, về tổn thất vật chất, trong cuộc chiến này, tổn thất vật chất của Trung Quốc thực sự không thể tính được. Trong đó có tổn thất tài nguyên, tổn thất tài sản của người dân, có tổn thất trên các phương diện như công nghiệp, nông nghiệp, tài chính.

Còn có tổn thất văn hóa, chẳng hạn đầu lâu người vượn Bắc kinh đến nay mất ở đâu còn chưa rõ. Người Trung Quốc đều khó có thể hiểu được, để có được chiến thắng này, rốt cuộc đã phải trả giá nặng nề thế nào, đã bị tổn thất bao nhiêu.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc

Theo bài báo, cần lấy lịch sử làm tấm gương, làm người thầy. Tổng kết lịch sử, nhận thức sâu sắc lịch sử, mới có thể tránh thảm kịch tương tự tái diễn. Tại sao Trung Quốc lại bị tổn thất nặng nề như vậy trong cuộc chiến tranh này? Có 5 nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân thứ nhất là thiếu đồng thuận quốc gia, xung đột nội chiến không dứt. Trước khi nổ ra cuộc chiến này, Trung Quốc còn chưa có đặc trưng cơ bản của quốc gia hiện đại. Đặc biệt là về đồng thuận quốc gia tồn tại thiếu hụt to lớn.

Khi nổ ra chiến tranh, về danh nghĩa, Trung Quốc là một quốc gia thống nhất, nhưng tình hình thực tế là Trung Quốc còn đang ở trạng thái chia cắt, cát cứ của các thế lực, bao gồm các tập đoàn địa phương.

Trung Quốc khi đó hoàn toàn không phải là một quốc gia có sự thống nhất hoàn toàn về mệnh lệnh nhà nước và quân đội. Cho nên tài lực và sức mạnh quân sự có hạn của Trung Quốc không thể được điều động sử dụng thống nhất.

Trong tình hình này, Trung Quốc ở trạng thái nội chiến trong thời gian dài. Một đặc trưng rõ ràng nhất chính là trạng thái nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Máy bay ném bom H-6K Không quân Trung Quốc
Máy bay ném bom H-6K Không quân Trung Quốc

Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiều lần đề xuất nhấn mạnh "chấm dứt nội chiến, thống nhất đối phó bên ngoài", nhưng lời kêu gọi này thực sự được chính quyền Quốc Dân đảng hưởng ứng là sau Biến cố Tây An. Nhưng, thời gian đã qua 6 năm.

Sau Biến cố 7/7, Trung Quốc đã bước vào giai đoạn kháng chiến toàn diện, mặc dù nội chiến không còn, nhưng xung đột vẫn tồn tại. Chẳng hạn Biến cố Hoản Nam thực chất là một cuộc xung đột nội bộ ở Trung Quốc do Quốc Dân đảng gây ra.

Sự kiện tương tự còn rất nhiều, cho nên, trong lịch sử kháng chiến của Trung Quốc sẽ thấy một cụm từ gọi là "phe ngoan cố". Xung đột nội chiến không dứt, đã làm tiêu hao rất nhiều nguồn lực, làm suy yếu rất lớn năng lực chống trả bên ngoài.

Ngoài ra, những cuộc xung đột này không chỉ phản ánh ở giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà còn ngay ở nội bộ Quốc Dân đảng. Vì vậy, mới thấy được, trên chiến trường chính diện của cuộc chiến, lực lượng tham chiến thường sẽ nghi kỵ lẫn nhau, không chi viện cho nhau, thậm chí không thông tin cho nhau. Đây cũng là hậu quả do thiếu đồng thuận quốc gia, xung đột nội chiến không dứt.

Trung Quốc đang phát triển thủy phi cơ AG600
Trung Quốc đang phát triển thủy phi cơ AG600

Nguyên nhân thứ hai là nước yếu dân nghèo, khoa học giáo dục lạc hậu. Trung Quốc khi đó đang đứng ở một trạng thái lạc hậu nửa thuộc địa. Trong khi đó, đối thủ chủ yếu của Trung Quốc là Nhật Bản, một cường quốc, một nước phát triển trên thế giới.

Ảnh hưởng của điều này ở cấp độ quân sự chính là vũ khí hạng nặng, tương đối tiên tiến mà Quân đội Trung Quốc trang bị khi đó hầu như đều không phải do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, mà phần lớn dựa vào viện trợ từ bên ngoài.

Một khi nổ ra chiến tranh toàn diện, tình hình này rõ ràng khó mà duy trì lâu dài. Điều này đã cho thấy, "lạc hậu thì bị ăn đòn". Chiến tranh chống Nhật chính là giải thích tốt nhất cho câu nói này.

Theo bài báo, khi so sánh vũ khí, rất nhiều người yêu thích quân sự sẽ phát hiện Trung Quốc mua sắm rất nhiều trang bị có tính năng không yếu, thậm chí vượt trang bị của Nhật Bản, nhưng trên thực tế có thể phát huy vai trò lại tương đối có hạn.

Điều này không thể không nói đến tố chất (chất lượng) của Quân đội Trung Quốc. Tố chất của quân đội căn bản ở chỗ tố chất của nhân dân, mà tố chất của nhân dân đến từ giáo dục.

Giáo dục của Trung Quốc khi đó rất lạc hậu. Tỷ lệ mù chữ và nửa mù chữ chiếm hơn một nửa. Vì vậy, so với đối thủ, tố chất của binh sĩ Trung Quốc có khoảng cách khá lớn. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến cho Trung Quốc tổn thất về người nhiều như vậy.

Máy bay trực thăng Z-9 trang bị cho tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Máy bay trực thăng Z-9 trang bị cho tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Vì vậy, hiện nay nhìn lại, muốn tồn tại trong cộng đồng quốc tế thì quốc gia phải mạnh, nhân dân phải giàu, khoa học công nghệ phải phát triển, giáo dục phải theo kịp tiến bộ thời đại. Thậm chí giáo dục cần đi trước một bước.

Nguyên nhân thứ ba là xây dựng quốc phòng không đủ, quan niệm quân sự lạc hậu. Trạng thái nội chiến lâu dài khiến cho quân đội các bên trong nước mệt mỏi ứng phó với cuộc chiến tranh và xung đột ở bên trong.

Trong khi đó, xây dựng quốc phòng để ứng phó với ngoại xâm lại không đủ. Trước cuộc chiến tranh này, có trí thức đã sớm cho rằng "Chiến tranh Trung-Nhật đã không thể tránh khỏi".

Nhìn ở cấp độ chiến lược quốc gia, Nhật Bản khi đó là đối thủ chủ yếu nhất, nguy hiểm nhất của Trung Quốc. Nhưng, Trung Quốc xây dựng quốc phòng để đối phó thì rất ít.

Đồng thời, quan niệm quân sự của Trung Quốc cũng tương đối lạc hậu. Điều này thể hiện tương đối rõ ràng trong cuộc chiến tranh chính diện sau khi nổ ra toàn diện.

Quân đội Trung Quốc về cơ bản đã sử dụng phương thức của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, áp dụng tác chiến phòng ngự bị động, cứng nhắc. Sử dụng phương thức như vậy để đối phó địch mạnh rõ ràng là bị thiệt hại lớn.

Tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr tham gia một cuộc tập trận đổ bộ trên Biển Đông do Quân đội Trung Quốc tiến hành gần đây
Tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr tham gia một cuộc tập trận đổ bộ trên Biển Đông do Quân đội Trung Quốc tiến hành gần đây

Theo bài báo, trên phương diện này, trong điều kiện vật chất, công nghệ đều rất khó khăn, cuộc chiến chống Nhật do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã tiến hành "đổi mới về quan niệm quân sự".

Tư tưởng chiến tranh nhân dân, các chiến thuật như vận động chiến, chiến tranh du kích... trong "Bàn về đánh lâu dài" của Mao Trạch Đông đã giúp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành các cuộc tiến công quan trọng đối với địch trên chiến trường sau lưng địch rộng lớn, giành được chiến thắng tương đối quan trọng.

Theo đó, bài báo cho rằng, sự lạc hậu và tiên tiến của quan niệm quân sự sẽ có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình và kết cục của chiến tranh.

Nguyên nhân thứ tư là thỏa hiệp, mềm yếu, lệ thuộc vào viện trợ từ bên ngoài. Có thể phân chia 14 năm của cuộc chiến làm chiến tranh cục bộ 6 năm đầu, chiến tranh toàn diện 8 năm sau.

Trong chiến tranh cục bộ 6 năm đầu, chính quyền Quốc Dân đảng thỏa hiệp mềm yếu. Trong một loạt "biến cố", hầu như mỗi lần đều là Trung Quốc thỏa hiệp nhượng bộ, thậm chí chính quyền Trung ương hạ đạt mệnh lệnh không chống cự cho địa phương.

Có một số thời điểm thậm chí chính quyền Trung ương tự hạn chế, làm suy yếu, tấn công lực lượng chống Nhật.

Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071 và tàu đệm khí Type 726 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071 và tàu đệm khí Type 726 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận

Đằng sau những hành động này là tư tưởng hư ảo "hy vọng đối thủ có thể dừng lại". Vì vậy, 6 năm đầu chiến tranh, chính quyền Quốc Dân đảng ngày càng lùi bước, còn người Nhật lại từng bước tiến lên. Trạng thái này đã hỗ trợ cho khí thế và tham vọng thôn tính Trung Quốc của người Nhật.

Còn 8 năm sau sẽ thấy một trạng thái khác, đó là lệ thuộc vào viện trợ nước ngoài. Cùng với sự ổn định của tình hình cuộc chiến và sự thay đổi của tình hình quốc tế, trạng thái này đã nhanh chóng lộ rõ.

Chính quyền Quốc Dân đảng hy vọng dựa vào nước ngoài viện trợ, dựa vào tình hình quốc tế để đánh thắng chiến tranh, đem thắng lợi nhờ vả ở người ngoài. Trạng thái này đã phát triển lên cực độ trong giai đoạn sau của cuộc chiến.

Tức là khi cuộc chiến tranh chống phát xít thế giới đi vào giai đoạn cuối, đêm trước khi các nước phát xít nhanh chóng bị diệt vong, trên chiến trường chính diện của kháng chiến, Quân đội Trung Quốc vẫn từng bước nhượng bộ.

Đây cũng chính là lý do tại sao cuộc kháng chiến của Trung Quốc không có giai đoạn "phản công toàn diện". Trong khi đó, tư tưởng lệ thuộc vào viện trợ bên ngoài tiếp tục có ảnh hưởng quan trọng đối với việc chia chác lợi ích quốc tế, xây dựng hình tượng quốc gia Trung Quốc sau chiến tranh.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ Lô Châu Type 056 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Lô Châu Type 056 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Tổng kết giai đoạn lịch sử này có thể rút ra một kết luận quan trọng, đó là: Đối với hoạt động xâm lược của nước ngoài, thỏa hiệp mềm yếu, lệ thuộc vào sức mạnh của bên ngoài sẽ không đạt được kết quả tốt đẹp nào.

Bài báo cho rằng, quốc gia cần phải mạnh lên, cần phát triển, phải tự cường. Dựa vào sức mình mới có thể thực hiện được mục tiêu vĩ đại.

5 nguyên nhân trên cho thấy giặc ngoại xâm dã man, còn nội gián rất nhiều. Bài báo gọi Nhật Bản là "kẻ xâm lược dã man nhất trong lịch sử". Rất nhiều sự kiện hiếm thấy trong lịch sử chiến tranh loài người như Thảm sát Nam Kinh, lực lượng 731, "Chính sách Tam Quang".

Theo bài báo, Trung Quốc khi đó đối mặt với một đối thủ nhỏ nhưng mạnh, cực kỳ dã man. Muốn chiến thắng đối thủ này, không thể không phải hy sinh nặng nề.

Đồng thời, nội bộ Trung Quốc cũng có nguyên nhân của mình. Trên toàn bộ chiến trường Trung Quốc, số lượng Hán gian, ngụy quân đã chiếm hơn số lượng của quân chiếm đóng Nhật Bản.

Bài báo cho rằng, đây là những tổng kết lịch sử thực sự. Lịch sử đem lại bài học cho tương lai, đọc lịch sử quan trọng nhất là tổng kết lịch sử, chỉ dẫn cho tương lai. Chỉ có thực sự hiểu biết cái giá phải trả cho những tổn thất nặng nề thì mới có thể thực sự dẫn dắt cho tương lai không bị sai lầm, con đường tương lai sẽ có thể giảm hy sinh và được thức tỉnh hơn. 

Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xã)