Tăng cường sức khỏe cùng trà thảo mộc

07/04/2020 15:34
Quế Chi
(GDVN) - Các vị thảo mộc như Kim ngân hoa, La hán quả từng được Viện Y học ứng dụng Việt Nam chứng minh tốt cho sức khỏe.
Phó giáo sư Nguyễn Xuân Ninh
Phó giáo sư Nguyễn Xuân Ninh

Từng có nhiều nghiên cứu về các ứng dụng của y học, Phó giáo sư Nguyễn Xuân Ninh - Phó viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ: Chẳng hạn như Kim ngân hoa tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.

Chiết xuất Kim ngân hoa như axit chlorogenic, flavonoid, axit dicaffeoylquinic, hyperosis, Shuankang và iridoid glycoside…. có thể ức chế mạnh mẽ vi khuẩn gram âm và gram dương bao gồm liên cầu khuẩn sinh mủ, tụ cầu vàng, phẩy khuẩn tả, vi khuẩn gây bệnh trong miệng...

Có thể ức chế herpes simplex keratitis, virus cúm A, virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, cytomegalo virut.

Chiết xuất có thể ức chế và bất hoạt đáng kể virut Coxsackie 3, echovirut 19 (Trung quốc, Nhật Bản 2011-2013).

Kim ngân hoa giúp tăng cường hệ miễn dịch rất tốt. Có tác dụng hạ sốt do tăng biểu hiện của receptor PGE2 tại vùng trước của vùng dưới đồi.

Kim ngân hoa còn có tác dụng giảm những tổn thương do quá trình oxy hóa các gốc tự do và tăng khả năng miễn dịch cho con người. Ngoài ra, còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, mỡ máu cao.

Kim ngân hoa (nguồn ảnh: internet)
Kim ngân hoa (nguồn ảnh: internet)

Cam thảo có tác dụng chống viêm do vi khuẩn gây ra. Tác dụng chống viêm của Cam thảo được nghiên cứu chủ yếu dựa trên mô hình nội độc tố LPS của vi khuẩn và những hoạt chất được tập trung tìm hiểu là glabridin, isoliquiritigenin và axit glycyrrhizic.

Rễ của Cam thảo hoạt chất sapanosid là glycyrrhizin; thuộc nhóm flavonoid là liquiritin, liquiritigenin, isoliquiritin, isoliquiritigenin, neo-liquiritin, neoisoliquiritin, licurazid...

Một số nghiên cứu chỉ ra các hoạt chất glabridin có trong Cam thảo cho thấy chất này có tác dụng chống lại các ảnh hưởng của Prostagladin E2 (PGE2) và quá trình sản xuất Leucotriene B.

Liquiritin apioside, thành phần chống ho chính trong Cam thảo, đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn sớm của bệnh viêm hô hấp.

Mỗi ngày nên uống khoảng hai chai, chia đều trong ngày, mỗi lần uống một vài ngụm, không nên uống một hơi hết một chai. Không nên chờ đến lúc khát mới uống.

Cam thảo (nguồn ảnh: internet)
Cam thảo (nguồn ảnh: internet)

Phân tích thêm về tác dụng của các loại thảo mộc nhằm giúp độc giả có cái nhìn rõ hơn, tại tọa đàm giao lưu trực tuyến vận dụng YHCT trong phòng, chống bệnh, Phó Giáo sư Nguyễn Xuân Ninh cho biết: Như đã nêu những ưu điểm ở trên, các thảo được trong y học cổ truyền có hai cơ chế tác dụng chính. Một, có tác dụng sát khuẩn tại chỗ, ví dụ tại họng, miệng, đường tiêu hóa… Kìm hãm, hoặc diệt được vi khuẩn tại chỗ nếu dùng đúng liều lượng.

Hai, tăng cường sức khỏe chung, khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, tác dụng này chậm hơn nhưng lại có hiệu quả tốt với mục tiêu dự phòng, nâng cao tình trạng sức khỏa chung.

Vì vậy, y học cổ truyền được coi là biện pháp tốt, phối hợp với các biện pháp khác để ngăn chặn dịch bệnh nói chung.

Ngày 17/3, Bộ Y tế đã ra Công văn 1306/BYT-YDCT của Bộ Y tế chỉ rõ:

Có thể tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp y học cổ truyền.

Hướng dẫn chính thức của Bộ Y tế mở ra phương pháp kết hợp y học cổ truyền và Tây y hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp nói riêng và phòng các bệnh do virus nói chung.

Trong công văn này cũng đề cập đến các bài thuốc sử dụng các thảo mộc như Kim ngân hoa, Cam thảo.

Quế Chi