Khoa Quốc tế Đại học Thái Nguyên - môi trường lý tưởng cho nghiên cứu khoa học

02/08/2021 18:39
Phạm Minh
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Những năm qua, Khoa Quốc tế đã tổ chức thành công các Hội thảo khoa học, thực hiện chuyển giao công nghệ, hoạt động khởi nghiệp và đạt nhiều giải thưởng khoa học.

Trước ngưỡng cửa hội nhập quốc tế với nền kinh tế tri thức và chia sẻ, Đại học Thái Nguyên luôn tiên phong trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế.

Đặc biệt, Khoa Quốc tế - Đại học Thái nguyên đang từng ngày tăng tốc trên mặt trận nghiên cứu, tạo ra lượng thông tin khoa học mới, chất lượng để tiến tới công bố quốc tế, hướng đến tri thức và đi đến giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.

Nghiên cứu khoa học là một trogn những nhiệm vụ trọng tâm của Đại học Thái Nguyên.
Nghiên cứu khoa học là một trogn những nhiệm vụ trọng tâm của Đại học Thái Nguyên.

Sống trong môi trường giáo dục chú trọng nghiên cứu khoa học, sinh viên Đại học Thái Nguyên cũng có cơ hội mở rộng vốn kiến thức, kỹ năng mềm, áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn, tạo cho sinh viên tác phong làm việc khoa học, rèn luyện cho sinh viên cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, đa chiều.

Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn

Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên (ISTNU) là đơn vị đào tạo công lập trực thuộc Đại học Thái Nguyên, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học thuộc các lĩnh vực Khoa học kinh tế; Quản lý; Khoa học Xã hội; Sự sống và Quản lý tài nguyên – Môi trường. ISTNU đang đào tạo 04 chương trình đào tạo bằng Tiếng Anh bao gồm: Kinh doanh quốc tế; Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh và Tài chính; Chuyên ngành: Phân tích kinh doanh); Kế toán ; Quản lý Tài nguyên & Môi trường..

Trong 10 năm qua (2011-2021), Khoa đã chủ trì và giao nhiệm vụ cho cán bộ giảng viên và sinh viên thực hiện 2 đề tài Nafosted, 2 đề tài cấp Bộ, 8 đề tài cấp Đại học, 4 đề tài thực hiện theo đặt hàng của các tỉnh, gần 60 đề tài cấp cơ sở và đề tài sinh viên. Các đề tài đều được đánh giá tốt và có tính ứng dụng thực tế cao.

Trong năm 2020, Khoa đã chỉ đạo cán bộ, giảng viên đề xuất và tham gia tuyển chọn 2 đề tài cấp bộ, nhiều đề tài theo đặt hàng của các tỉnh và gần 20 đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở.

Đặc biệt từ năm 2016 đến nay số lượng công bố học khoa học của Khoa của cán bộ, giảng viên và sinh viên Khoa tăng cả về số lượng và chất lượng. Trung bình mỗi năm có trên 30 công bố khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên Khoa Quốc tế được đăng trên các tạp chí và kỷ yếu Hội thảo ở trong và ngoài nước, trong đó hàng năm có 5-7 công bộ khoa học được đăng trên các tạp chí uy tín thuộc danh mục thuộc danh mục Web of Science (WoS)/Scopus.

Năm học 2019-2020, Khoa có 12 công bố khoa học được đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI. Có nhiều bài báo được đăng trên các tạp thuộc danh mục tạp chí được xếp hạng Q1, Q2. Nhiều cán bộ, giảng viên có trên 5 bài bài được đăng trên các tạp chí thuộc danh mục các tạp chí uy tín này như Tiến sĩ Hà Xuân Linh, Tiến sĩ Phạm Thị Tuấn Linh, Tiến sĩ Đồng Mạnh Cường,...

Khoa Quốc tế đã tổ chức thành công nhiều Hội thảo khoa học, nhằm mục đích thảo luận hoặc công bố kết quả nghiên cứu khoa học của cá nhân, tổ chức. Hàng năm Khoa tổ chức từ 5-7 Hội thảo cấp Khoa và cấp Bộ môn.

Các Hội thảo có sự tham gia của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học ở trong và ngoài Đại học Thái Nguyên, như Hội thảo “Công nghệ Nano, Tin học, và Mô phỏng ứng dụng trong Y sinh học, Môi trường” do Bộ môn Khoa học sự sống tổ chức có sự góp mặt của các nhà khoa học: Tiến sĩ Đặng Văn Thành – Giảng viên trường Đại học Y Dược Đại học Thái Nguyên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nam – Giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; Vũ Nguyên Thức, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tiến sĩ Bùi Nguyên Quốc Trình – Giảng viên Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Bá Hưng – Giảng viên Học viện Quân Y…

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Quốc tế luôn chú trọng hướng đến việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Quốc tế luôn chú trọng hướng đến việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của các giảng viên Khoa Quốc tế luôn chú trọng hướng đến việc giải quyết các vấn đề thực tiễn và ứng dụng trong cuộc sống.

Hàng năm Khoa phối hợp với Trung tâm Hợp tác quốc tế thực hiện các dự án chuyển giao công nghệ “Áp dụng Hệ thống canh tác lúa cải tiến – SRI cho nông dân trồng lúa” ở trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay đã có trên 10 dự án được thực hiện.

Dự án nhằm giới thiệu phương pháp tiếp cận mới về canh tác lúa theo hướng canh tác bền vững (SRI) cho nông dân. Thông qua hoạt động dự án, giúp giảm gánh nặng cho phụ nữ trong trồng lúa và nâng cao năng suất lúa cho nông dân, đồng thời nông dân sẽ tăng cường khả năng của họ trong quản lý tốt nguồn tài nguyên của họ ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu và xây dựng mối quan hệ cộng đồng mạnh mẽ cho cuộc sống tốt hơn và bảo vệ môi trường.

Với khát vọng, tâm huyết, các nghiên cứu đều hướng tới hoạt động hướng nghiệp và đổi mới sáng tạo, gắn với mục tiêu thúc đẩy và phát triển phong trào khởi nghiệp của giảng viên và sinh viên Khoa Quốc tế; vừa là động lực, là hoạt động quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học.

ISTNU luôn quan tâm, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp của giảng viên và sinh viên. Đến nay, hoạt động sáng tạo khởi nghiệp của sinh viên đạt được nhiều kết quả ấn tượng.

Hội tụ những nhà nghiên cứu kinh nghiệm, tâm huyết, tài năng

Nhiều cán bộ giảng viên, nhà khoa học của Khoa Quốc tế là những gương mặt tiêu biểu trong hoạt động nghiên cứu với nhiều công bố, trong đó có những quốc tế chất lượng.

Khoa Quốc tế là nơi hội tụ những giảng viên, những nhà nghiên cứu kinh nghiệm, tâm huyết, tài năng.

Khoa Quốc tế là nơi hội tụ những giảng viên, những nhà nghiên cứu kinh nghiệm, tâm huyết, tài năng.

Có thể kể đến Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khánh Doanh, trong 5 năm gần đây có 10 công bố quốc tế, trong đó có 9 bài báo được đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI/Scopus; Tiến sĩ . Mai Anh Khoa, trong 5 năm gần đây có 14 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí, trong đó có 11 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế; Tiên sĩ Hà Xuân Linh trong 5 năm gần đây chủ nhiệm 01 đề tài cấp ĐH, 01 đề tài cấp Bộ. Tham gia 03 đề tài cấp tỉnh, 01 đề tài cấp bộ. Là đồng tác giả 01 giáo trình, 01 sách tham khảo. Là tác giả chính và đồng tác giả 40 bài báo, trong đó có 09 bài quốc tế, hướng dẫn 12 thạc sỹ .

Trong năm học 2020-2021, Tiến sĩ Phương Hữu Khiêm có 02 bài SSCI Q1, tác giả đầu (Trong đó 1 bài được bình chọn là bài xuất sắc nhất của năm - The Best Paper Award in 2020, Economic Analysis and Policy); 01 bài trong Scopus Q3, 02 bài trên Tạp chí ACI index. Chủ biên xuất bản 01 sách tham khảo (Nhà Xuất bản lao động tháng 6/2021), phê duyệt chủ nhiệm 01 đề tài cấp Bộ thực hiện từ năm 2022.

Là một giảng viên trẻ nhưng Tiến sĩ Phạm Thị Tuấn Linh đã có 25 bài báo+báo cáo khoa học tại các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế (trong đó có 10 công bố thuộc danh mục SSCI Q1 và ACI cites), chủ trì và tham gia 12 đề tài-nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp, khen thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo về bài báo được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI-SCI-SCIE năm 2018 và năm 2020, Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam thành tích xuất sắc về “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” năm 2020.

Tiến sĩ Phạm Thị Tuấn Linh bày tỏ: “Nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ của giảng viên, song hành với nhiệm vụ giảng dạy. Là một giảng viên, tôi nhận thức được tầm quan trọng của hai nhiệm vụ này và coi đó là việc cần làm để hoàn thành nhiệm vụ của người giảng viên và không ngừng trau dồi chuyên môn. Tuy nhiên, nếu so với nhiệm vụ giảng dạy thì nghiên cứu khoa học đúng là đòi hỏi người giảng viên phải tự đặt ra những áp lực rất lớn cho mình để vượt qua những khó khăn, trở ngại về thời gian, điều kiện nghiên cứu,

Tôi vẫn còn nhớ cảm xúc khi bài báo khoa học đầu tiên được đăng, đó không phải là công bố quốc tế mà chỉ là một bài báo đăng trên một tạp chí khoa học trong nước, nhưng tôi đã dành rất nhiều thời gian, nỗ lực từ lúc nghiên cứu, đến khi hoàn thành bản thảo và nộp cho tạp chí để bình duyệt, đó là một loạt những cảm xúc hồi hộp, háo hức và vỡ òa trong niềm vui và cảm giác thành tựu khi những nỗ lực của bản thân đã đạt được những thành quả như mong đợi.

Tôi cho rằng niềm đam mê khám phá những kiến thức mới, tư duy phê phán, sự chăm chỉ, và đặc biệt là ngoại ngữ - tiếng Anh là những điều đặc biệt quan trọng để một nhà khoa học nói riêng và một người bình thường nói chung có thể vượt qua những khó khăn thử thách, tiếp cận nguồn tri thức vô hạn, kiến tạo những kiến thức mới và công bố những kiến thức mới đó – chính là những bài báo khoa học”.

Thầy cô tin tưởng sinh viên Khoa Quốc tế, với các kĩ năng ban đầu được rèn luyện thông qua phương pháp giảng dạy theo chuẩn quốc tế cùng vốn tiếng Anh sẽ tạo ra những công trình khoa học có chất lượng.

Thầy cô tin tưởng sinh viên Khoa Quốc tế, với các kĩ năng ban đầu được rèn luyện thông qua phương pháp giảng dạy theo chuẩn quốc tế cùng vốn tiếng Anh sẽ tạo ra những công trình khoa học có chất lượng.

Tiến sĩ Linh cũng gửi gắm mong muốn, niềm đam mê nghiên cứu khoa học của các thầy cô Khoa Quốc tế sẽ được truyền đến các bạn sinh viên, giúp các bạn vượt qua những giới hạn của bản thân để tiếp cận những tri thức mới và chính bản thân mình kiến tạo những tri thức mới.

Thầy cô cũng luôn tin tưởng sinh viên Khoa Quốc tế, với các kĩ năng ban đầu được rèn luyện thông qua phương pháp giảng dạy theo chuẩn quốc tế cùng vốn tiếng Anh và được các thầy cô hướng dẫn, hỗ trợ, sẽ có thể tạo ra những công trình khoa học có chất lượng và giúp các em tự tin hơn vào bản thân, bay cao, bay xa hơn trên con đường phía trước.

Một số thành tích nổi bật khác về hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên:

Tổ chức Hội thảo khoa học:

Năm 2019, Khoa đã phối hợp tổ chức 02 Hội thảo khoa học quốc tế:

- Hội thảo quốc tế với chuyên đề “Thương mại của các nước Asean +3”. Hội thảo được phối hợp tổ chức bởi Khoa Quốc tế – Đại học Thái Nguyên và trường Central Philipine University (Philipine).

- Hội thảo quốc tế chủ đề “Nâng cao năng lực hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững”. Hội thảo được phối hợp tổ chức bởi Khoa Quốc tế – Đại học Thái Nguyên, trường Southern Luzon State University (Philipine), Trung tâm Ascendens Asia Singapore tổ chức.

Hội thảo đã chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi học thuật của các học giả ở trong và ngoài nước. Thành công của hội thảo đóng góp tích cực cho việc tăng cường mối quan hệ giao lưu hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa Việt Nam, Philipine và các nước trong thời kỳ hội nhập.

Tham gia các giải thưởng khoa học công nghệ

Để khuyến khích việc nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại Khoa, hàng năm Khoa tổ chức xét duyệt những công trình khoa học và công nghệ có chất lượng và giá trị thực tiễn cao để gửi tham gia các cuộc thi và giải thưởng khoa học công nghệ.

Năm 2019 Khoa gửi đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tham dự cuộc thi Eureka. Đề tài “Tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với xuất khẩu của Việt Nam: Vai trò của nước thứ ba” của sinh viên Nguyễn Ngọc Quỳnh, lớp IBK5 đạt giải khuyến khích của cuộc thi. Điều đó đã cho thấy sức lan tỏa của hoạt động nghiên cứu khoa học từ giảng viên tới sinh viên khoa Quốc tế.

Hoạt động sáng tạo khởi nghiệp:

- Ý tưởng khởi nghiệp: “MyA- Handmade Soap” (của sinh viên Ngô Thị Thả-IBK8) - sản phẩm xà phòng được chế tạo từ sản phẩm tự nhiên chủ yếu từ bã cà phê giúp giúp tẩy tế bào chết, đặc biệt, sản phẩm không gây khô da như những xà phòng công nghiệp thông thường, giá cả hợp ký, được thiết kế nhỏ gọn, sử dụng bao bì bằng giấy giúp giảm thiểu rác thải nhựa. Sản phẩm là một trong 16 ý tưởng lọt vào Chung kết cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên năm 2020. Sau khi kết thúc cuộc thi, tác giả đã đưa sản phẩm ra thị trường và cũng được khách hàng đánh giá cao.

- Ý tưởng “Biến rác thải hữu cơ thành vàng” (nhóm sinh viên EMSK4-6) đã lọt vào Top 5 cuộc thi “Thanh niên Việt Nam vì sáng tạo xã hội 2018” và đạt giải Chung kết, trao giải Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp thanh niên” do tỉnh đoàn Bắc Giang tổ chức. ấu trùng ruồi lính đen có thể giúp việc phân hủy nguồn rác thải hữu cơ với tỷ lệ cao, rút ngắn đáng kể thời gian phân hủy rác trong tự nhiên. Việc ứng dụng nuôi ấu trùng ruồi lính đen để phân hủy rác thải hữu cơ không chỉ giúp giảm thiểu đáng kể vấn đề ô nhiễm môi trường, mà sản phẩm được tạo ra sau quá trình phân hủy rác thải còn là nguồn dinh dưỡng có giá trị trong nông nghiệp.

Phạm Minh