BLV Đình Khải: "Bình luận trên truyền hình thì đừng nên nói nhiều"

09/07/2012 09:51
Trần Long - Lê Quang
(GDVN) - Phóng viên GDVN đã có cuộc phỏng vấn với BLV Đình Khải về những chia sẻ nghề nghiệp của ông cũng như đánh giá về các BLV truyền hình hiện nay.
Kết thúc EURO 2012, nhưng vấn đề về bình luận viên vẫn là một chủ đề được quan tâm nhiều. Vậy những người trong nghề có suy nghĩ thế nào về hiện trạng bình luận viên hiện nay? Giáo dục Việt Nam xin được gửi tới độc giả bài phỏng vấn cựu BLV phát thanh Đình Khải, người sẽ đưa ra những nhận xét từ góc nhìn của một người bình luận trên sóng radio.PV: Ông có theo dõi EURO 2012 không?BLV Đình Khải: Tôi không bỏ trận nào, vì đấy là chu kỳ “hai năm một tháng thức trắng cùng trái bóng” của tôi rồi. Tôi yêu bóng đá từ bé, lấy lá chuối để làm quả bóng, hoặc lấy quả bưởi rụng nướng chín để đá bóng ngoài bãi cát sông Hồng. Với tôi, xem bóng đá không chỉ vì đam mê sân cỏ, mà còn vì trách nhiệm của người làm báo. Phải xem để thấy cái hay và cái chưa hay trên sân cỏ, để còn bình luận, tường thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng.
"Với tôi, xem bóng đá không chỉ vì đam mê sân cỏ, mà còn vì trách nhiệm của người làm báo"
"Với tôi, xem bóng đá không chỉ vì đam mê sân cỏ, mà còn vì trách nhiệm của người làm báo"
PV: Vậy ông có ấn tượng nào về EURO?BLV Đình Khải: Bóng đá vẫn cứ là bóng đá, sân cỏ vẫn cứ là sân cỏ chừng nào còn có những bất ngờ. Bất ngờ tạo nên sức hấp dẫn của bóng đá. Ai dám bảo Nga không vào sâu, thậm chí vào chung kết sau chỉ 1-2 trận đầu tiên? Ai dám nghĩ Ba Lan bị loại sớm từ vòng bảng? Ai dám nói Đức không nâng cao cúp? Rất nhiều người chê Tây Ban Nha đá tiki-taka ru ngủ, nhưng trận nào họ cũng có sự biến đổi. Mà đã đá bóng thì phải giữ bóng chứ, chẳng lẽ nhường bóng để đối phương ghi bàn? Cứ xem Italia trong trận chung kết là rõ, Cassano mất hút, Balotelli phải lùi sâu về sân nhà để lấy bóng. Và bóng đá tấn công vẫn ngự trị đấy chứ. 23 bàn thắng bằng đầu, đánh đầu đâu phải chỉ là dùng đầu ghi bàn, đó còn là chơi bóng bằng cái đầu. Phải chạy chỗ thế nào, phải đón đường chuyền của đồng đội thế nào thì mới đánh đầu được chứ. Đấy cũng là một bất ngờ.PV: Ông có gặp khó khăn, vất vả gì với công việc của mình? BLV phát thanh khác gì BLV truyền hình?BLV Đình Khải: Khác nhau nhiều lắm! Khó khăn của một BLV phát thanh là phải theo đuổi một trận đấu, phải nói liên tục từ trước lúc bóng lăn cho tới tận sau khi nó đã kết thúc. Bình luận trên phát thanh khó hơn nhiều so với bình luận trên truyền hình. Nếu như trên truyền hình, thông tin về trận đấu được truyền tải tới người xem qua tín hiệu truyền hình và lời nói của bình luận viên, thì với phát thanh chỉ có một kênh thông tin duy nhất là lời nói của bình luận viên. Truyền hình có rất nhiều camera hỗ trợ, cung cấp hình ảnh ở rất nhiều góc quay để người xem theo dõi. Phát thanh thì khác, người bình luận phát thanh phải kiêm luôn chức năng của các camera, phải nói ra hầu như tất cả mọi điều đang diễn ra trên sân cỏ, thậm chí là phải phản ánh sự cuồng nhiệt của khác giả trên các khấn đài nữa vầ những diễn biến bên ngoài sân cỏ nữa. Những người bình luận trên sóng phát thanh không có bất kỳ một thiết bị kỹ thuật hỗ trợ nào cả. Bởi thế, họ phải rèn luyện để bằng đôi mắt tinh tường của mình phát hiện ra ngay lập tức những chi tiết đắt cần truyền tải tới người nghe, như cầu thủ nào vừa ghi bàn, bóng đi qua đường biên ngang hay dọc v.v… Bình luận phát thanh khó hơn, đòi hỏi kỹ thuật, năng lực, sự nhanh nhẹn, tinh tường và sử dụng tiếng Việt cho tốt. Có lẽ cũng vì thế mà nhiều bạn nghe đài từng nói chúng tôi là những người “vẽ lại trận đấu bằng ngôn ngữ”.PV: BLV truyền hình có nên nói nhiều như phát thanh? Ông có khó khăn gì khi chuyển từ bình luận phát thanh sang bình luận truyền hình?BLV Đình Khải: Làm bình luận truyền hình thì không cần nói nhiều, nói nhiều quá người ta dị ứng. Bởi như tôi đã nói, truyền hình có hai kênh thông tin là hình ảnh và lời bình luận của BLV. Trên phát thanh, vì chỉ có một kênh thông tin duy nhất là lời của BLV, vì thế đòi hỏi người bình luận phải thực hiện thật đầy đủ yêu cầu của bình luận, là tả, thuật và bình luận mọi diễn biến trên sân cỏ thì người nghe mới tưởng tượng và cảm nhận đầy đủ về trận đấu được. Và nữa, cũng không loại trừ việc dùng ca dao dân ca, và nên tận dụng cách nói của ngôn ngữ Việt Nam mình, giàu âm thanh và hình ảnh. Đôi lúc nên văn vẻ một chút để cho người nghe không thấy nhàm chán và căng thẳng. Còn nhớ lần tôi bình luận trận đấu vòng loại World Cup giữa Liban và đội tuyển Việt Nam trên sân Thiên Trường. Trước trận tôi có nói với người nghe rằng khi đặt chân tới sân bay Nội Bài, đội trưởng của đội bạn đã tuyên bố họ đến đây để lấy trọn 3 điểm. Và rồi tôi bình rằng “đừng quên tục ngữ Việt Nam có câu “Nói trước, bước không qua”. Trận đấu kết thúc đúng như lời tuyên bố của đội trưởng đội bạn. Khi ấy, tôi không quên lời bình đầu trận của mình và nói với bạn nghe đài rằng: “Các bạn có biết không, hóa ra câu tục ngữ Nói trước bước không qua chỉ ứng với người Việt Nam ta thôi”. Bạn nghe đài sau đó đã phản hồi với tôi, rằng họ rất thích thú với cách ví von như thế! Tôi cũng đã có những dịp “lấn sân” sang sóng truyền hình. Ấy là bình luận Giải vô địch bóng đá nữ thế giới năm 1992 cho Truyền hình Hà Nội, bình luận World Cup 1994 cho Truyền hình Việt Nam và bình luận bóng đá Anh những năm 2005 và 2006 cho Đài VTC. Mới thấy chuyển từ phát thanh sang truyền hình cũng gặp nhiều khó khăn lắm. Ấy là việc không sửa được “bệnh” nói nhiều của phát thanh. Cũng may là được bạn xem truyền hình phê bình, nhắc nhở nên cũng sửa chữa được ít nhiều.
BLV Đình Khải: "Làm BLV truyền hình thì không nên nói nhiều"
BLV Đình Khải: "Làm BLV truyền hình thì không nên nói nhiều"
PV: Trong thời gian diển ra EURO 2012, một số BLV trên VTV hay nói thao thao bất tuyệt, ngay cả những tình huống đơn giản. Theo ông liệu điều đó có phù hợp không?BLV Đình Khải: Trình độ bóng đá của toàn dân giờ cao lắm, đó là thách thức lớn cho các BLV. Các BLV trẻ bây giờ có lợi thế hơn thời của chúng tôi rất nhiều vì thông tin rất đầy đủ. Tôi còn nhớ chỉ cách đây mươi năm về trước thôi, thông tin về bóng đá chủ yếu chỉ có nhiều trên tờ tin nhanh của Thông tấn xã Việt Nam. Bây giờ thì khác. Báo viết ra hàng ngày cà rất đầy đủ thông tin. Quan trọng hơn là đã có báo điện tử, mạng internet và thêm nhiều đài truyền hình trong và ngoài nước mà người hâm mộ có thể cập nhật thông tin bất cứ lúc nào và ngay tại nhà mình. Chính vì thế, nhiều người hâm mộ bây giờ, nhất là các bạn trẻ có khi còn am hiểu bóng đá, thậm chí còn thuộc lòng tên tuổi các cầu thủ trên thế giới hơn cả BLV Đình Khải nữa ấy chứ! Các bình luận viên trẻ hiện nay có nhiều thế mạnh. Họ giỏi ngoại ngữ hơn, hiểu biết công nghệ thông tin và kỹ thuật phát thanh truyền hình hơn chúng tôi. Như vậy nền tảng của các BLV trẻ là hơn hẳn với thế hệ chúng tôi. Thêm nữa, bây giờ các giải bóng đá nhiều lắm. Nghĩa là các bình luận viên trẻ bây giờ có điều kiện rèn luyện và nhờ đó mà trưởng thành nhanh chóng. BLV cũng là một nghề đặc thù của nghề làm báo. Với BLV bóng đá thì năng khiếu là rất quan trọng. Mắc tật về âm thanh thì không thể làm được. Phải rèn luyện thường xuyên thì mới có thể ngày càng vững vàng trong nghề nghiệp được. Đến các ca sĩ đã thành danh, hàng ngày vẫn không quên rèn giọng của mình kia mà! BLV phải rèn khả năng hùng biện, suy nghĩ chạy trước lời nói. Đừng có vội tự vừa lòng với mình, thay vào đó phải chịu khó lắng nghe, tiếp thu những ý kiến nhận xét của người xem, người nghe mà tự chỉnh sửa mình. Hãy học người khác, “học thầy không tày học bạn”, người xưa dạy ta thế đấy! PV: Theo ông thì khiếm khuyết của các BLV là gì? Họ cần cải thiện điều gì?BLV Đình Khải: Nhiều bình luận viên giọng chưa truyền cảm, cần phải rèn luyện. Giọng phải cuốn hút, trầm ấm, tròn vành rõ tiếng. Bình luận viên luôn phải cung cấp tư liệu cho người nghe, nhưng phải biết cung cấp vào lúc nào là hợp lý, như khi bóng đang ở giữa sân, ngoài sân… Nhưng khi bóng đã vào trong hoặc gần vòng 16m50 thì phải nâng giọng của mình lên, bỏ hết mọi chuyện bên lề để bám tình huống. Không cần gào to nhưng đừng nói như đọc truyện. Phải điều tiết giọng nói lên bổng xuống trầm, tùy theo tình huồng trên sân. Và cũng phải nói được những vấn đề chiến thuật đang diễn ra. Biết nhận xét, tổng kết những gì đã diễn ra và dự báo về khả năng diễn biến của trận đấu. Và cuối cùng, làm bình luận viên thì sẽ có người đồng tình và người không đồng tình. Đừng nản trí vì những nhận xét đôi khi có phần “quá lời”, thậm chí là gay gắt theo kiểu “ném đá”. Thay vào đó, phải biết tiếp thu để rút ra bài học và sửa chữa, cải thiện cách bình luận của mình. Chỉ có thế mới từng bước nâng mình lên, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng khắt khe của người hâm mộ.PV: BLV Vũ Huy Hùng đã cho rằng “Người bình luận viên được 6 điểm cũng là thành công rồi”. Ông có đồng tình quan điểm này?BLV Đình Khải: Vậy hả? Tôi thì chưa nghĩ tới chuyện cho điểm BLV bao giờ, nhưng theo tôi thì nếu làm bình luận viên mà được nhiều người xem, người nghe chấp nhận là đã hoàn thành nhiệm vụ rồi. PV: Ông có những đánh giá gì về các BLV cùng thời và thế hệ bình luận viên kế cận?BLV Đình Khải: Trước tôi, kể từ năm 1955, đã có nhiều người làm bình luận bóng đá trên sóng phát thanh quóc gia. Như các bác Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Quang Hiệp…Nhưng, chỉ xin nói từ thế hệ tôi và anh Hoài Sơn. Anh Hoài Sơn học bóng đá nên có khả năng nhìn nhận chuyên môn sâu diễn ra trên sân cỏ. Anh Huy Hùng cũng giống Hoài Sơn. Anh Huy Hùng đã từng là cầu thủ nên rất am hiểu bóng đá, lại sớm trải qua những năm tháng rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm cho nghề BLV. Về Quang Huy và Quang Tùng thì tuy chất giọng khác nhau nhưng đều phù hợp với bóng đá. Quang Huy thì giọng trầm ấm còn Quang Tùng thì sôi nổi. Tôi thích nhất ở Quang Huy một yếu tố mà các nhà báo trẻ nên học tập, đó là rất quan tâm tới việc sưu tầm và tích lũy các tư liệu thể thao, cả trong nước và thế giới. Với người làm báo nói chung và làm BLV bóng đá nói riêng, điều này là rất quan trọng và cần thiết. Bởi tư liệu sẽ giúp cho một sản phẩm báo chí có chất lượng và sâu sắc hơn rất nhiều.PV: Một số bình luận viên, theo BLV Huy Hùng đã chỉ ra, hay có xu hướng sử dụng những từ ngữ từ báo viết, dẫn tới sự dài dòng không đúng lúc trong lúc làm việc. Ông có suy nghĩ gì về nhận xét này?BLV Đình Khải: Đọc báo để bổ sung kiến thức bóng đá, để tham khảo những góc nhìn khác của đồng nghiệp… là một việc làm cần thiết. Nhưng nên nhớ rằng những gì ta đọc được cũng mới chỉ là để tham khảo, để lấp đầy những hiểu biết còn khiếm khuyết của mình thôi. Đừng sao chép bài viết của người khác. Thay vào đó, thông qua những gì tham khảo được của đồng nghiệp, hãy tự biết nâng mình lên qua những sản phẩm mang dấu ấn của chính mình. PV: Bình luận 2 người giữa truyền hình và phát thanh có khác nhau nhiều không?BLV Đình Khải: Rất khác. Với phát thanh, vì phải nói liên tục nên rất cần hai người. Để giữ sức. Và nữa, khi một người bình luận làm công việc theo dõi và tường thuật trận đấu, thì người kia sẽ có thời gian tổng hợp diễn biến trận đấu để kịp thời bổ sung những điều cần truyền tảỉ tới người nghe. Còn với truyền hình, vì phải nói ít hơn so với phát thanh nên có thể chỉ cần một BLV. Gần đây, Truyền hình Việt Nam đã bố trí hai BLB cùng bình một một trận đấu. Theo tôi, cũng là tốt. Bởi với hai giọng bình luận sẽ giúp người xem đỡ nhàm chán. Trong trường hợp có hai BLV thì nên tăng cường những nhận định, bình luận điễn biến trên sân, giúp người xem hiểu sâu sắc hơn những gì đã và sẽ diễn ra trên sân cỏ.  PV: Liệu chơi thể thao có cần thiết đối với một người bình luận viên thể thao hay không?BLV Đình Khải: Đó là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Người bình luận (làm báo) và người đá bóng đến với nghề của mình hoàn toàn khác nhau, cả về sự học hành cũng như rèn luyện trong quá trình làm nghề. Thêm nữa, xin nhắc lại rằng bình luận bóng đá đòi hỏi phải có năng khiếu, có quá trình rèn luyện lâu dài, bền bỉ và phải có nghiệp vụ làm báo nữa. Vì thế, sau khi từ giã sân cỏ, một cầu thủ muốn trở thành BLV bóng đá, thì phải học (tự học) rất nhiều về nghiệp vụ làm báo. BLV Huy Hùng là người duy nhất đá bóng rồi chuyển sang làm BLV trực tiếp vì anh ấy đã trải qua một quá trình được đào tạo bài bản. Nhiều người khác, như các cầu thủ Đặng Gia Mẫn, Đặng Phương Nam… cũng đã trở thành những cây viết về bóng đá từ nhiều năm nay, chắc chắc các anh cũng đã phải học hỏi, rèn luyện khá nhiều về nghiệp vụ báo chí. Với một BLV thể thao, có thể anh ta không trưởng thành từ một môn thể thao nào, không học từ trường thể thao. Nhưng, để làm được BLV thể thao, thì phải học (tự học) rất nhiều về nghiệp vụ thể thao. Tôi nhớ, khi bắt đầu mon men tới bình luận bóng đá, tôi cũng đã phải học nhiều lắm. Tôi gần như thuộc lòng cuốn sách Luật bóng đá. Để mà hiểu về nó, đơn gian như cự ly sân bóng, đường kính và trọng lượng của một quả bóng, thế nào là lỗi 12? Có hiểu thì khi bình luận, mới có thể đưa ra nhận xét tiếng còi của trọng tài là đúng hay sai khi phạt một cầu thủ chứ.   PV: Ông có điều gì muốn nhắn gửi tới những người bình luận viên trẻ?BLV Đình Khải: Dường như có những BLV hiện tại chưa đạt tới ngưỡng cần có của một BLV, vì thế đòi hỏi họ phải rèn luyện hơn nữa trong tương lai. Mong rằng người xem, người nghe sẽ đồng lòng ủng hộ họ, góp ý chân tình để họ sửa chữa và tiến bộ dần. Chẳng ai sinh ra là đã thành tài ngay cả đâu. Vì thế, cũng mong người hâm mộ không nên quá khắt khe đối với các BLV trẻ. Điều quan trọng là chính các BLV phải tự rèn luyện mình nhiều hơn nữa để trưởng thành, còn nếu không thì anh sẽ bị đào thải, đó là quy luật tự nhiên.PV: Rất cảm ơn ông vì đã giành thời gian cho buổi trò chuyện này.
BẤM XEM ẢNH ĐẸP THỂ THAO
BẤM XEM CLIP HOT THỂ THAO
Điểm nóng
Cuộc chiến bản quyền VPF - VFF - AVG
Những hoạt náo viên quyến rũ
Thế giới các nàng WAGs
Những cái nhất của Thể thao VN 2011
Cuộc chiến Luis Suarez - Patrice Evra
Cầu thủ xuất sắc nhất Việt Nam Thảm họa sân cỏ kinh hoàng ở Ai Cập
Biếm họa sao bóng đá Video clip hot - Thể thao
Falko Goetz, Trần Quốc Tuấn mất chức Fabio Capello từ chức HLV đội tuyển Anh
Trụ sở VFF biến thành sàn nhảy Cầu thủ Thái Học chấn thương kinh hoàng
Có thể bạn yêu thích, hâm mộ
Tin tức FC Barcelona
Tin tức Manchester City
Tin tức Manchester United Tin tức Real Madrid
Tin tức Arsenal FC
Tin tức Chelsea FC
Chuyển nhượng châu Âu 2012
Tin tức Liverpool FC
Công Vinh - Thủy Tiên
Sir Alex Ferguson
Phạm Văn Mách & Cặp đôi hoàn hảo
Tin tức Sông Lam Nghệ An
'Siêu kinh điển' Real Madrid - Barcelona Thị trường chuyển nhượng hè 2011
Trần Long - Lê Quang