Thầy cô giáo ở Nậm Pồ vất vả cùng học trò chống dịch, rất cần được chia sẻ

19/05/2021 08:44
Trần Phương
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Vốn dĩ Nậm Pồ thường ngày cũng đã hết sức khó khăn, khi dịch ập đến, cái khó lại càng thêm khó với thầy trò, người dân nơi đây.

Suốt những ngày qua, huyện biên giới Nậm Pồ (Điện Biên) đang rất nỗ lực ngăn chặn dịch kể từ khi cơ quan chức năng chính thức công bố ca bệnh Bệnh 3758 là kế toán Trường Phổ thông dân tộc Bán trú tiểu học Tân Phong xã Si Pa Phìn dương tính với SARS-CoV-2 có lịch trình di chuyển, tiếp xúc dày đặc, nguồn lây không rõ ràng.

Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân huyện Nậm Pồ, đến sáng ngày 15/5, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Điện Biên lại tiếp tục phát đi thông báo có thêm hai trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 là Bệnh nhân 3837 và Bệnh nhân 3838, đều là F1, là đồng nghiệp cùng trường với Bệnh nhân 3758

Và cũng rất nhanh, đến đêm 15/5 thì số ca mắc mới tại Si Pa Phìn đã tăng thêm 05 người; trong đó có cả cháu bé 2 tuổi đang được cách ly tập trung cùng mẹ, cho dù cháu bé này không có biểu hiệu khó thở, không sốt, chỉ ho nhẹ. Bốn bệnh nhân khác, đều là giáo viên, là F1 của ba bệnh nhân trước.

Học sinh ở Nậm Pồ là F1 phải đi cách ly tại trường Trung học cơ sở Nà Khoa. Ảnh cô Thúy cung cấp.

Học sinh ở Nậm Pồ là F1 phải đi cách ly tại trường Trung học cơ sở Nà Khoa. Ảnh cô Thúy cung cấp.

Ngày 18/5, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tiếp, Phó phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nâm Pồ cho biết đến nay học sinh, cán bộ ngành giáo dục của huyện Nậm Pồ phải vào các khu các ly tập chung vào khoảng 500 cháu và gần 200 thầy cô giáo.

Trong đó điểm cách ly tập chung lớn nhất là khu cách ly tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tân Phong.

Ông Tiếp cũng cho biết, các em học sinh ở Nậm Pồ đã nghỉ học từ ngày 10/5, theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên. Đến thời điểm hiện tài ngành giáo dục, các thầy cô giáo đang chung tay cùng các cơ quan chức năng tập trung chống dịch.

Trao đổi với phóng viên nhiều thầy cô giáo cho biết hiện tại mọi thứ rất khó khăn, các thầy cô đang kêu gọi giúp đỡ từ các nhà hảo tâm trợ giúp Nậm Pồ.

Khi thường, vốn dĩ Nậm Pồ cũng đã hết sức khó, phần vì xa trung tâm, phần vì, dân cư trên địa bàn có tới hơn 90% là đồng bào các dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo cao cho nên ngay cả khi vào các khu cách ly tập trung vất vả lại càng thêm vất vả.

Để có lương thực, thực phẩm phục vụ trong khu cách ly, những người tình nguyện phục vụ trong khu cách ly đã phải dồn đến đồng tiền cuối cùng của gia đình để mua thực phẩm; một số giáo viên phải nói khéo với người nhà để vay ít tiền gửi vào chi viện cho Nậm Pồ đồng thời vận dụng các mối quan hệ xã hội để kêu gọi từ các nhà hảo tâm trên cả nước.

Nhiều thầy cô giáo còn cho biết, có nằm mơ các cô cũng chẳng nghĩ dịch lại lên được miền biên giới mà trước kia ngựa đi 7 ngày không tới.

Những bản làng đang yên bình giờ đây xáo trộn vì Covid-19. Mỗi chuyến xe chở người đi cách ly làm nhói lòng những người ở lại.

Nậm Pồ mùa này đang gió lào, những cơn gió khô khốc, xen lẫn tiếng khóc của con trẻ, của người lớn, của người già.

Cảnh tay xách, nách mang tay xách nách mang bồng bế nhau đi, nghĩ mà thương xót.

Cùng cảnh là F1, đang cách ly tập trung tại trường Tiểu học Nà Hỳ số 2, cô giáo Nguyễn Thị Thúy, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Nhừ tâm sự: “Các thầy cô giáo thì không sao nhưng bọn trẻ tội quá đang tuổi chạy nhảy giờ thì bị nhốt xong còn chưa biết tự chăm sóc cho mình. Cũng may các em cũng đã tập làm quen và ở bán trú nên đỡ phần nào.

Thế nhưng, có ở trong khu cách ly mới thấu hiểu nỗi vất vả của những người chống dịch và những người dân nghèo, học sinh nhỏ đi cách ly.

Đặc biệt là vùng biên cương còn khó khăn như Nậm Pồ”.

Ngày 16/5/2021, Ban vận động Quỹ “phòng, chống Covid-19” huyện Nậm Pồ đã ban hành thông báo số 01-TB/BVĐ về việc về tiếp nhận việc ủng hộ Quỹ “Phòng, chống Covid-19” huyện Nậm Pồ.

Qua mạng xã hội, cô Thúy và các thầy cô giáo khác cũng đang kêu gọi ủng hộ Nậm Pồ chống dịch.

Đến thời điểm hiện tại, còn khó khăn nhiều bề, Nậm Pồ đang rất cần được hỗ trợ kịp thời và đúng nghĩa theo tinh thần Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo “chống dịch như chống giặc”, không chỉ đơn thuần là những chỉ đạo theo kịch bản là “khẩn trương”, “thần tốc”… trong khi cái cần trước mắt là bữa ăn của đội ngũ phòng, chống dịch và của người dân trong các khu cách ly tập trung đang phải chạy lo từng ngày.

Hình ảnh học sinh ở Nậm Pồ đi cách ly trong các khu tập trung Si Pa Phìn, Phìn Hồ, Chà Nưa:

Tại trường trung học cơ sở Nà Khoa.

Tại trường trung học cơ sở Nà Khoa.

Các em nhỏ phải xa gia đình đi cách ly tập trung.

Các em nhỏ phải xa gia đình đi cách ly tập trung.

Cũng có thời gian ở bán trú nên các em học sinh cũng phần nào đỡ bỡ ngỡ.

Cũng có thời gian ở bán trú nên các em học sinh cũng phần nào đỡ bỡ ngỡ.

Dịch ập đến quá nhanh khiến các em chưa kịp hình dung chuyện gì đang xảy ra.

Dịch ập đến quá nhanh khiến các em chưa kịp hình dung chuyện gì đang xảy ra.

Nậm Pồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên mùa này rất nóng.

Nậm Pồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên mùa này rất nóng.

Các em nhỏ phải tự chăm sóc cho mình.

Các em nhỏ phải tự chăm sóc cho mình.

Vẻ mệt mỏi của một cậu bé trong khu cách ly.

Vẻ mệt mỏi của một cậu bé trong khu cách ly.

Những đứa trẻ rời nhà để đi cách ly. Ảnh: Chảo Mắn On

Những đứa trẻ rời nhà để đi cách ly. Ảnh: Chảo Mắn On

Dịch bệnh ùa tới mọi thứ đảo lộn tất cả. Ảnh: Chảo Mắn On

Dịch bệnh ùa tới mọi thứ đảo lộn tất cả. Ảnh: Chảo Mắn On

Nậm Pồ đang cần sự động viên và tiếp tế từ cách nhà hảo tâm. Ảnh: Chảo Mắn On

Nậm Pồ đang cần sự động viên và tiếp tế từ cách nhà hảo tâm. Ảnh: Chảo Mắn On

*Ảnh các cô giáo cung cấp từ trong khu cách ly

Trần Phương