Singapore "mở cửa" cho ChatGPT vào trường học

10/02/2023 06:30
Khánh An (dịch)
0:00 / 0:00
0:00
GDVN-Khác với một số trường ở Mỹ, Nga, Ấn Độ không cho người học sử dụng ChatGPT thì Singapore lại cho phép người học sử dụng chatbot này.

Theo đó, ngành giáo dục Singapore đang ủng hộ việc sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT trong trường học. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đưa ra lưu ý là cần phải đảm bảo học sinh không trở nên quá phụ thuộc vào chúng và hiểu được giới hạn của những công nghệ này.

Chia sẻ từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore, ông Chan Chun Sing cho biết, khi công cụ như vậy xuất hiện và trở nên phổ biến hơn theo thời gian, các trường học, các cơ sở giáo dục đại học phải có khả năng khai thác chúng một cách hiệu quả để nâng cao chất lượng học tập. Hiện Bộ Giáo dục nước này cũng đã cung cấp cho các nhà giáo dục về định hướng sử dụng chatbot này.

Ảnh minh họa: nguồn website Bộ Công thương

Ảnh minh họa: nguồn website Bộ Công thương

Theo ông Chan, không chỉ riêng ChatGPT mà các công cụ trí tuệ nhân tạo khác đều mang đến cả cơ hội và thách thức cho người dùng. Singapore đã có các nhóm thảo luận chuyên nghiệp giữa các nhà giáo dục để khám phá việc sử dụng nó trong môi trường giáo dục.

Đồng thời, các nhà giáo dục của quốc gia này cũng sẽ dạy học sinh của mình hiểu các khái niệm cơ bản cũng như hướng dẫn để người học không phụ thuộc quá mức vào các công cụ công nghệ.

ChatGPT được ông Chan ví như một công cụ máy tính có thể hỗ trợ khả năng học toán của học sinh, nhưng sẽ không thay thế được việc người học phải thành thạo các phép toán cơ bản trước đó.

Đây chỉ có thể là một công cụ hữu ích cho việc học khi học sinh đã nắm vững các khái niệm cơ bản và kỹ năng tư duy, giáo viên phải dạy học sinh của mình cách nắm bắt và làm việc với các công cụ trong trạng thái bình thường mới có nhiều kết quả vượt ra ngoài kết quả mong đợi.

Trong buổi họp cùng các nghị sĩ, có ý kiến kiến lo ngại rằng ChatGPT có thể bị sinh viên khai thác và sử dụng để gian lận trong bài tập thì liệu có biện pháp bảo vệ nào để giảm thiểu rủi ro như đạo văn hay không.

Trước câu hỏi trên, ông Chan cho biết, các sinh viên đã nhận thức được sự cần thiết của việc trung thực và hậu quả của việc đạo văn. Các trường học hiện nay cũng áp dụng nhiều quy trình khác nhau để phát hiện việc lạm dụng công nghệ, chẳng hạn như đánh giá trình độ của học sinh và xác định nếu các câu trả lời đó không bình thường thì có thể do AI tạo ra.

Các cơ sở giáo dục của quốc gia này cũng sử dụng nhiều cách khác nhau để đánh giá năng lực của học sinh, bao gồm thuyết trình và kiểm tra để khiến việc sử dụng AI để tạo ra câu trả lời trở nên khó khăn hơn.

Bản thân các công cụ do AI cung cấp cũng được sử dụng để giúp phát hiện hành vi đạo văn trong bài làm của học sinh.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore, công nghệ sẽ phát triển theo thời gian, do đó, các trường học cần đảm bảo học sinh hiểu cách thức hoạt động của các công cụ AI như ChatGPT. Đơn cử như việc AI có thể tạo ra các báo cáo không chính xác, sai lệch tùy vào dữ liệu mà nó phân tích. Do đó, người học nên sáng suốt khi xem xét kết quả do ChatGPT tạo ra.

Trước đây, Chính phủ Singapore cũng từng nhấn mạnh tầm quan trọng trong xây dựng lòng tin với sử dụng AI một cách có trách nhiệm để duy trì việc áp dụng và thu được nhiều lợi ích nhất từ các ​​công nghệ.

Vào năm 2020, một nhóm kiến ​​thức về đạo đức và quản trị AI của Singapore đã được hoạt động để cung cấp hướng dẫn tham khảo cho các doanh nghiệp địa phương và chuyên gia Công nghệ thông tin (IT) về các khía cạnh đạo đức trong quá trình phát triển và triển khai công nghệ AI.

Hướng dẫn này được phát triển dựa trên khung quản trị AI kiểu mẫu của Singapore (AI Verify) được ra mắt vào tháng 5 năm ngoái để giúp các tổ chức chứng minh việc sử dụng công nghệ thông tin là khách quan và có thể kiểm chứng được.

Khánh An (dịch)