Sự thật chuyện ông trùm bị tạt axit và biệt danh Khánh “ trắng"

08/03/2012 06:35
Vũ Hoàng/ Đời sống và Pháp Luật
Bản thân Khánh có nước da trắng khiến nhiều cô gái phát ghen. Khánh lại càng trắng hơn sau khi bị tạt axit 2 lần.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Sự thật chuyện ông trùm bị tạt axit và nguồn cơn biệt danh Khánh “ trắng”
Chuyện Khánh “trắng” bị tạt axit như thế nào, cho đến nay vẫn là những bí mật, những đồn đoán khác nhau trong giới giang hồ. Khánh “ trắng” và đám tay chân cận kề biết rõ ai là người tạt axit vào Khánh nhưng lúc đó không trình báo cơ quan công an. Tướng Phạm Xuân Quắc – lúc tại vị, trực tiếp chỉ đạo phá băng nhóm này cũng không hề nói rõ với PV lý do Khánh “ trắng” bị tạt axit. Người trực tiếp bắt và khai thác Khánh “trắng” là Đại tá Hữu Ngọc, cũng chưa từng tiết lộ nguyên nhân. Có thể chuyện Khánh “trắng” bị tạt axit không liên quan đến tội trạng của hắn, nên cũng chẳng cần thiết phải đến điều tra, khai thác?!. Một đồng nghiệp của tôi bật mí: “ Chỉ người trong cuộc, tức đàn em của Khánh “trắng” mới có thể tường tận sự việc mà thôi”.
Khánh có biệt danh ‘trắng” không phải được gắn với tên bố hay mẹ của hắn mà thực sự là Khánh có nước da trắng khiến nhiều cô gái phát ghen
Khánh có biệt danh ‘trắng” không phải được gắn với tên bố hay mẹ của hắn mà thực sự là Khánh có nước da trắng khiến nhiều cô gái phát ghen

Trận chiến giành lãnh địa bất thành

Theo Đ “chính ủy” thì Khánh có biệt danh ‘trắng” không phải được gắn với tên bố hay mẹ của hắn mà thực sự là Khánh có nước da trắng khiến nhiều cô gái phát ghen. Khánh lại càng trắng hơn sau khi bị tạt axit. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, dù bị kẻ thù ra mặt “xử lý” nhưng Khánh “nín nhịn” được như vậy, đủ biết đằng sau đó, Khánh đang tính toán điều gì.
Đ “chính ủy” cũng cho biết, năm 1992, khi ấy công việc của Nghiệp đoàn bắt đầu vào guồng hoạt động tốt. Khánh “trắng” có nguồn thu khá dồi dào nên bị nhiều tay anh chị nhòm ngó. V.D ở quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng có lệnh truy nã là một tay anh chị “có số”, đã dạt lên khu chợ Long Biên, khu gầm cầu, chợ Đồng Xuân “lánh nạn” và kiếm kế sinh nhai. Đi theo V.D có một vài đàn em. Sau đó, V.D tập hợp một số đối tượng đã từng vào tù, ra tội ở các quận nội thành của Hà Nội để thôn tính địa bàn màu mỡ của băng Khánh “trắng”.

Là dân anh chị nên V.D quậy rất bài bản, khiến Khánh “trắng” khó chịu nhưng chưa ra mặt “ngênh chiến” được. Bởi, ngày ấy, Khánh “trắng” có tham vọng kiếm thật nhiều tiền để thay đổi vận mệnh, trong khi V.D là kẻ không có gì để mất. V.D “lấn chiếm” địa bàn làm ăn của băng Khánh “trắng” và trực tiếp “thò chân” vào một số hoạt động thu lời cao, làm Khánh “nóng mắt”. V.D chỉ nhờ để “lấy số”. Đến nước này thì Khánh “trắng” không thể nín nhịn được nữa.
T “con” cho biết: “Năm 1992, súng còn hiếm lắm, chỉ dân anh chị “có số” mới có nhưng cũng không dám dùng bừa bãi. Quân của V.D và đàn em của anh Khánh hẹn nhau ở phố Lý Nam Đế ( quận Ba Đinh, Hà Nội ) để quyết hơn thua một phen, Hai bên dàn trận như thời trung cổ với những vũ khí kiếm, dao, mã tấu, búa chim…Chỉ cần V.D và Khánh gật đầu một cái là hai bên xông vào giáp mặt, chém giết.

Thấy làm như thế sẽ bất lợi, Đ “chính ủy” đã đưa ra “cao kiến” là “lùi một bước, tiến ba bước” bằng việc đàm phán. V.D đồng ý. Lần ấy, Khánh “trắng” thu về béo bở mà đưa cho mình quá ít. Hơn nữa, giang hồ có quy định bất thành văn là “không làm không hưởng”, V.D đòi chia lãnh thổ hoạt động của Khánh “trắng” để tự cai quản, tự hoạt động chứ không thích tiền “bố thí”. Khánh “trắng” giữ quan điểm là chỉ một lần duy nhất đàm phán với V.D mà thôi.

“ Nói chuyện” bằng axit

Câu chuyện này nghe qua có vẻ như một vụ ghen tuông tình ái, nhưng đó lại là một cuộc thanh trừng đối thủ trong “ làm ăn” của giới giang hồ. V.D sau khi “thương lượng” nhưng không được Khánh “trắng” đồng ý “chia sẻ” địa bàn hoạt động, không khẳng định vị thế của mình được nên quyết trả thù Khánh “trắng”. Biết mình có nhiều kẻ thù nên đi đâu cũng không ngờ, đòn thủ của V.D lại khác ngời là tạt axit chứ không phải chém hay bắn giết. V.D muốn Khánh “trắng” bị tàn phế chứ không giết Khánh “trắng”. Vì với giang hồ, giết đơn giản quá, hại đến tàn phế để làm gương cho kẻ khác, để tự ngẫm sự đời, tự đau mà chết dần, chết mòn mới là…thượng sách.
Theo V.D thì nguyên nhân là do “cạnh tranh trong làm ăn” và không thích kiểu hành xử bề trên của Khánh “trắng” là “bố thí” tiền. Cũng theo V.D: Khánh “trắng” có nhiều kẻ thù, bị “tiêu” là đúng thôi. “V.D lý giải: “Mang tiếng là giang hồ “có số”, chia lợi nhuận theo yêu cầu của bên đó tự đàm phán, tự đưa ra vì không muốn rơi vào cuộc chiến “sinh tử”. Tức là ngày đó Khánh “trắng” ở thế yếu hơn hẳn băng nhóm của chúng tôi. Chúng tôi “chiến” để giành giật miếng cơm manh áo trong tư thế chẳng còn gì để mất. Trong khi, Khánh lại đang nổi như cồn, đang muốn được nhiều thứ lớn hơn thì phải biết nhường, biết bỏ qua cái “nhỏ”.
V.D kể tiếp “Sau cuộc” “đàm phán”, Đ “chính ủy” đại diện cho nhóm của Khánh, đưa tiền cho nhóm của chúng tôi. Lúc đó, chẳng ai nói gì, coi như mọi chuyện đã khép lại. Thế mà, sau đó, Khánh “trắng” đi rêu rao khắp giang hồ đất Bắc rằng, tôi và đàn em dựa tiếng của hắn để hưởng lợi. Nếu không có hắn, “cưu mang” thì tôi và anh em đã bị công an bắt, bị đói rách…Thực tế, giang hồ “chât” có giúp nhau thật, họ không kể công mà người nhận được phải trả ơn như thế nào. Khánh “trắng” không hề giúp tôi và anh em của tôi nên chẳng có ơn huệ gì cả. Hắn đã làm mất mặt băng nhóm của tôi thì bị “ăn đòn” là đúng rồi. Tôi không trả thù thì anh em cũng không phục. Thế là đành phải “tạo dấu ấn” – bằng axit – để Khánh”trắng” nhớ mình là ai, vị trí của mình như thế nào”.

Hai lần “dính” axit đều có người …đỡ đòn

Theo T “con” thì Khánh “trắng” quá tự cao, tự đại, cho rằng hai lần bị tạt axit mà đều qua được thì chẳng có gì có thể làm hắn “ngã”. Chính suy nghĩ đó làm cho Khánh “trắng” càng dấn thêm vào tội lỗi trong quá trình kiếm tiền để không bị nghèo đói như hắn mơ ước lúc nhỏ. T “con” thừa nhận: “Làm nghề dịch vụ, hay va chạm nên Khánh “trắng” có nhiều kẻ thù là đương nhiên. Đi đâu, tôi cũng dặn anh Khánh là phải cẩn thận. Những chỗ không cần thiết phải xuất hiện thì cử đàn em, gửi quả cũng được.

Anh Khánh đồng ý “đề xuất” đó. Lần bị tạt axit đầu tiên là vào thời điểm nhập nhoạng tối, tôi đã đỡ hộ anh Khánh nên bị bỏng và phải ra nước ngoài để điều trị. Lần ấy, điều trị ở Singapore cũng khá tốn kém nhưng anh Khánh lo hết. Bây giờ tôi vẫn còn “dấu ấn” của vụ đó trên người. Cũng làm đủ kiểu phẫu thuật rồi nhưng không thể hết sẹo được Bác sỹ khẳng định, bỏng axit rất sâu nên tôi không thể không có sẹo. Tôi mang theo nó đến tận bây giờ. 
Tôi hỏi: “Anh chứng kiến lần thứ hai Khánh bị tạt axit thế nào?”. T “con” thuật lại như mới xảy ra: “ Chiều đó, tôi, anh Khánh và anh em trong Nghiệp đoàn đến mừng sinh nhật con của T “săm”. Vừa mừng sinh nhật nhưng cũng là cơ hội để anh em tụ tập đông đủ, đập phá” sau nhiều ngày làm việc vất vả. Tôi và anh Khánh vừa ra khỏi xe ô tô, đứng xuống mặt đường còn chân trước, chân sau, thấy một thằng nhóc con lao hùng hục tới. Tôi linh cảm có điều không hay, đứng nhanh và áp sát gần anh Khánh.

Thằng nhóc vừa chạy vừa hất một ca nước đặc. Nó chạy nhanh ra bên ngoài và nhảy lên xe máy chờ sẵn. Hôm đó, nếu bị bắt, thằng ranh đó sẽ “sống không bằng chết”. Tôi và anh Khánh cùng phải đi cấp cứu ở Viện bỏng quốc gia. Anh Khánh bị dính axit nhẹ hơn, ra viên trước và thường xuyên động viên tôi. Tôi rất cảm kích về điều đó. Anh Khánh bị bắn một ít lên mặt, không vào mắt, mũi. Bác sỹ phẫu thuật phải lột da mặt, đắp lại…Anh Khánh đã trắng lại càng trắng hơn”
T “con” phân trần lý do bị trả thù mà không báo công an: “ Lúc xảy ra sự việc, anh em lo lắng đi cấp cứu cho nhau, hỏi bác sỹ xem tình hình thế nào, có ảnh hưởng đến tính mạng không. Chẳng đứa nào có tâm trạng báo công an. Hơn nữa, anh Khánh chưa chỉ đạo thì không được làm, đó là nguyên tắc của Nghiệp đoàn. Mãi sau này, anh Khánh có giải thích rằng : Biết kẻ thù của mình để tránh mới là điều cần thiết, làm “to chuyện” chẳng ích gì. Anh Khánh định gọi V.D lên nói chuyện nhưng lại thôi”. 
                                                                                                                                                                                                                                                                              (còn nữa)
Vũ Hoàng/ Đời sống và Pháp Luật