Chỉ một ngày đã có 400.000 tỷ đồng vốn đầu tư đổ về Hà Nội

20/06/2018 14:42
Hồ Thu
(GDVN) - Ngày 17/6, Thành phố Hà Nội đã trao quyết định chủ trương, giấy chứng nhận đầu tư cho 71 dự án với tổng số vốn gần 400.000 tỷ đồng (gần 20 tỷ USD).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, con số 400.000 tỷ đồng là sự cố gắng rất lớn của Hà Nội.

Tại Hội nghị “Hà Nội 2018 - hợp tác đầu tư và phát triển” diễn ra ngày 17/6, với sự tham gia của khoảng 1.500 đại biểu trong nước và quốc tế, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã trao quyết định chủ trương, giấy chứng nhận đầu tư cho 71 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư gần 400.000 tỷ đồng (gần 20 tỷ USD).

Trong đó có 11 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 130.061 tỷ đồng, 60 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư là 267.274 tỷ đồng.

Bà Đỗ Thị Kim Liên - Chủ tịch Công ty Cổ phần Nước AquaOne đại diện Liên danh: Công ty Cổ phần Nước AquaOne và Tập đoàn Aone Deutschland AG lên sân khấu trao, nhận biên bản ghi nhớ do ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội trao.
Bà Đỗ Thị Kim Liên - Chủ tịch Công ty Cổ phần Nước AquaOne đại diện Liên danh: Công ty Cổ phần Nước AquaOne và Tập đoàn Aone Deutschland AG lên sân khấu trao, nhận biên bản ghi nhớ do ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội trao.

Đáng chú ý, trong số 71 dự án được trao quyết định chủ trương, giấy chứng nhận đầu tư 2018 có sự góp mặt của nhiều siêu dự án về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, … với tổng vốn đầu tư khổng lồ như:

Dự án Tổ hợp công viên vui chơi giải trí và phụ trợ tại số 151-153 Yên Phụ, quận Tây Hồ do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và Phát triển dịch vụ vui chơi giải trí Hà Nội đầu tư với kinh phí 1.927 tỷ đồng;

Dự án Trường quốc tế Park City Hà Nội kinh phí 115 tỷ đồng; Dự án Mở rộng, hoàn thiện Hệ thống giáo dục TH School/TH Education; kinh phí 255 tỷ đồng;

Dự án Trường Đại học Thành Tây, phường Yên Nghĩa và Dương 1.516 tỷ đồng;

Chỉ một ngày đã có 400.000 tỷ đồng vốn đầu tư đổ về Hà Nội ảnh 2

Bà Đỗ Thị Kim Liên: "Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội đầu tư tại Nam Phi"

Dự án Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cơ sở 2.689 tỷ đồng; Dự án Tổ hợp bệnh viện T'Hospital…

Đặc biệt, trong năm 2018, Thành phố Hà Nội chú trọng đầu tư vào các dự án về môi trường, an sinh xã hội như:

Dự án Xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn với số vốn 2.050 tỷ đồng;

Dự án Nhà máy xử lý rác thải đô thị thành năng lượng (tại Khu xử lý rác thải Xuân Sơn số vốn 1.366 tỷ đồng);

Hệ thống cấp nước Xuân Mai, huyện Chương Mỹ (Hợp phần tuyến ống truyền tải nước sạch và trạm bơm tăng áp) do Công ty Cổ phần nước Aqua One đầu tư với kinh phí là 1.255 tỷ đồng; …

Cũng tại Hội nghị, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, các tỉnh, thành phố trong vùng, Ban quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã trao 24 biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực với tổng mức đầu tư dự kiến trong thời gian tới khoảng gần 70.000 tỷ đồng.

Đồng thời Hà Nội cũng trao quyết định Khen thưởng, vinh danh các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có thành tích đóng góp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và đóng góp tích cực thúc đẩy hợp tác, liên kết vùng.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, con số 17 tỷ USD (tương đương gần 400.000 tỷ đồng) là con số thể hiện sự cố gắng rất lớn của Hà Nội.

Lý giải kết quả này, Thủ tướng cho rằng, tinh thần doanh nhân đã thấm sâu và bền vững vào văn hóa của người Hà Nội, góp phần làm nên Hà Nội 36 phố phường.

Tinh thần ấy là tài sản vô hình thu hút các nhà đầu tư, làm động lực tăng trưởng kinh tế”, Thủ tướng cho biết. 

Là một trong những doanh nghiệp có dự án được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội trao quyết định đầu tư năm 2017, ông Đỗ Văn Định - đại diện Công ty Cổ phần mặt Sông Đuống cho biết, ông đánh giá rất cao những chính sách đầu tư linh hoạt, nhanh chóng của Hà Nội thời gian qua. 

Dẫn chứng từ chính Dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống, ông Định cho biết:

Ngay sau khi nhận được quyết định đầu tư năm 2016, Dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống đã nhận được sự đồng hành, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính quyền Thành phố, nên chỉ trong một thời gian ngắn dự án nhanh chóng triển khai và hoàn tất các thủ tục cần thiết để khởi công xây dựng vào ngày 9/3/2017, hoàn thành toàn bộ công tác thỏa thuận, đền bù và di dời để tiếp nhận toàn bộ 61,5ha đất thuộc hai xã Trung Màu và Phù Đổng thuộc địa bàn huyện Gia Lâm chỉ trong 6 tháng tiếp theo.

Hiện, dự kiến nhà máy sẽ được đưa vào vận hành thương mại vào tháng 10/2018.

Đồng tình với ý kiến của ông Đỗ Văn Định, ông Christophe Hug – đối tác công nghệ của Tập đoàn AquaOne – đơn vị nghiên cứu đề xuất xây dựng, phát triển nhà máy xử lý bùn thải tại Hà Nội theo công nghệ cao với quy mô xử lý 2000-2500 tấn bùn/ngày, vốn đầu tư dự kiến khoảng 200 triệu đô USD cho biết:

Thành phố Hà Nội là một trong những thủ đô phát triển cực kỳ nhanh trong vấn đề thu hút đầu tư.

Hà Nội có những chính sách cởi mở và thông thoáng đối với những nhà đầu tư nước ngoài.

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội có những cam kết rõ ràng về chính sách nên chúng tôi yên tâm hơn khi đầu tư vào đây”.

Đáp lại kỳ vọng của doanh nghiệp, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cho biết, kể từ ngày 1/8/2018, Hà Nội sẽ là địa phương đầu tiên trong cả nước hỗ trợ toàn bộ chi phí và các dịch vụ tiện ích trong quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Khi thành lập doanh nghiệp người dân chỉ cần kê khai hồ sơ qua mạng.

Sau đó, toàn bộ thủ tục sẽ được giải quyết và kết quả được chuyển phát nhanh về đến tận nhà của người đăng ký thành lập doanh nghiệp. 

Hồ Thu