TS. Nguyễn Văn Khải: "30 năm trước, Việt Nam đã có nạn đạo văn"

30/05/2012 13:57
Xuân Trung
(GDVN) - Xung quanh chuyện Lê Đức Thông bị rút tới 7 bài báo khoa học chỉ trong hai năm, dư luận lo ngại về nạn đạo văn, bôi bẩn tên các nhà khoc học Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Khải cho rằng đó là chuyện bình thường, vì nạn đạo văn đã có từ 30 năm trước.
Trao đổi với Báo Giáo dục Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Khải (người thường được gọi là Ông già Ozone) thẳng thắn khi cho rằng nạn đạo văn như Lê Đức Thông vừa qua chỉ là số ít, không phải là điển hình. Thực chất nạn đạo văn này đã có từ thời công nghệ chưa phát triển, cho tới khi Internet bùng nổ, công nghệ phát triển mới biết tới các bài đạo văn.
TS. Nguyễn Văn Khải
TS. Nguyễn Văn Khải
TS Khải cũng cho rằng, chuyện đạo văn trong giới khoa học tự nhiên mới bị phát hiện nhiều trong thời gian gần đây, một người có thể có nhiều bài đạo văn như Lê Đức Thông: “Đấy không phải là vì trước đây không có, đấy không phải là vì người khác không có, mà chẳng may vào thời đại Internet phát triển thì nhiều người biết, một bài báo của anh Thông bị phát hiện là đạo văn thì tòa soạn sẽ kiểm tra các bài khác của anh. Nếu Việt Nam chỉ có 7 bài bị rút như của anh Thông thì mừng quá”, TS Khải chia sẻ.
Chia sẻ với chúng tôi, một lần nữa TS Khải thông tin, nạn đạo văn ở Việt Nam không chỉ bây giờ mới “rầm rộ” như vậy mà ngay từ những năm 1979 trong một Hội nghị ngành Vật lý được tổ chức đầu tiên ở Việt Nam, chính ông đã tự “vạch trần” những bài báo cáo khoa học được cho là copy của người khác. Cho tới năm 1986, ông tiếp tục phát hiện thêm hai bài đạo văn: “Cho tới bây giờ các hội thảo tôi không dám đi nữa vì tại các hội thảo bây giờ tôi thấy đạo văn rất nhiều. Ngay như trong các tập san khoa học, các kỷ yếu khoa học có rất nhiều tri thức sai, cái sai này không chỉ một người và không chỉ một lần, hơn nữa những người sai bao giờ cũng có bè cánh. Cái sai này có mục đích và mục đích cuối cùng là vì tiền. Dù có danh vọng, dù có là học vị này, học vị nọ thì cũng chỉ vì tiền mà thôi”, TS Khải thẳng thắn. Những sự việc liên quan tới các “công trình” đạo văn của Lê Đức Thông vừa qua nhiều người cho rằng đó chỉ là danh vọng  muốn được nổi tiếng, muốn được có tên tuổi cho công việc sau này của Thông. Tuy nhiên, TS Khải nhìn nhận, nguyên nhân sâu xa là do cách quản lí, cách dùng người của ta có vấn đề. Nói như TS Khải: “Chẳng có nguyên do gì ngoài việc bắt nguồn từ nạn copy bài của học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, gian dối từ bé, viết gian dối, nói gian dối, làm việc gian dối. Một nền giáo dục có nhiều thứ hư, thầy trò hư thì sẽ có những con người như vậy. Đã thế Bộ Giáo dục cũng chưa có biện pháp nào khắc phục, để giáo dục con người tốt hơn. Tất cả ở hệ thống tư tưởng, hệ thống giáo dục, hệ thống pháp lí là hỏng con người từ bé, thì gốc gác của nạn đạo văn có lẽ là ở đây". Chúng tôi xin mượn lời của TS Khải thay cho lời kết: “Muốn hạn chế phải cải cách giáo dục, cải cách tư tưởng, giáo dục không thể nói phục vụ nhân dân chung chung được mà phải là cứu sống cho tôi, để tôi nuôi sống gia đình và xã hội. Cuối cùng chung quy lại tất cả là do cách dùng người của chúng ta”.
Trước những thông tin cho rằng, theo quy định, trong một bài báo khoa học gửi đến các tạp chí khoa học quốc tế đều phải có thông tin đầy đủ (địa chỉ, đơn vị công tác, email...) của các tác giả và đồng tác giả bài báo đó. Khi tòa soạn nhận được bài báo, họ sẽ lập tức hồi âm cho tác giả và đồng tác giả (nếu có) để xác nhận về việc họ đã nhận được bài, đồng thời thông báo tiến độ xử lý bài báo và yêu cầu chỉnh sửa nội dung khi cần thiết. Vậy, đồng tác giả có được xem là một “nạn nhân” hay không?

Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, GS Hà Huy Bằng cho biết: “Có những tạp chí họ có quy định là tất cả các tác giả hay đồng tác giá phải ký vào thì họ mới đăng bài, nhưng cũng có những tạp chí chỉ có một người ký đại diện và họ chỉ dựa vào người ký đầu tiên. Hoàn toàn tùy từng tạp chí không nhất thiết là phải ký tên hết. Có tạp chí rất chặt chẽ ngay cả khi họ không nhận đăng nhưng lúc gửi bản thảo sang là phải có chữ ký của tác giả hoặc đồng tác giả. Tôi có đầy đủ chứng cứ cho việc mình bị đồng tên tác giả trên”.

GS Bạch Thành Công – Trưởng khoa Vật lý, trường ĐH KHTN (ĐHQGHN): “Do công việc của khoa hiện tại rất bận cho các kỳ thi nên chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra tiếp những bài báo liên quan tới cán bộ của khoa Vật lý”.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Hình phạt "tàn khốc": Đại học Công nghiệp TPHCM đổ lỗi cho sinh viên

Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bị... “lợi dụng”

Những nữ sinh diện áo dài đẹp hơn cả Hoa hậu Mai Phương Thúy (P2)

Đắng lòng nhà trọ ổ chuột sinh viên (P7)

Bức thư gửi mẹ đầy nước mắt của một ứng viên đề án 322

"Cậu ấm" chiếm trọn cảm tình của các Hoa khôi Hà Thành

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Xuân Trung