Trường ĐH KD&CN - Mô hình phi lợi nhuận vì nền giáo dục

06/12/2011 19:30
Tường Vi
(GDVN) - Mô hình đào tạo phi lợi nhuận suốt 15 năm qua đã đưa trường ĐH Kinh Doanh và Công nghệ lên một tầm cao mới trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Trường Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội tại Vĩnh Tuy

Là một trong những trường tư thục đầu tiên được thành lập theo chủ trương xã hội hóa giáo dục của Nhà nước từ năm 1996. Trường ngày càng mở rộng quy mô đào tạo, tăng cường đổi mới trang thiết bị cơ sở vật chất đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Sau khi hoàn thành ngôi trường ở Vĩnh Tuy rộng 20.000 m­2, trường lại đang cho xây dựng ngôi trường thứ hai với diện tích đủ chỗ học cho 10 ngàn sinh viên.

Cơ sở mới tại Hoàng Mai

Với 850 sinh viên đại học hệ chính quy năm học đầu tiên 1996 – 1997 đến nay trường đã tiếp nhận tổng số 52.794 sinh viên thuộc 4 cấp độ đào tạo (sinh viên đại học chiếm 86,6 %). Ngoài ra trường đã tiến hành liên kết đào tạo với nước ngoài ngay từ sớm.

Từ ba ngành đào tạo trong 7 năm đầu, trường đã mở thêm 10 ngành chủ yếu tập trung vào Quản lý kinh doanh, Kế toán, Tài chính, Ngân hàng, Thương mại… Quy mô đào tạo không ngừng tăng lên. Năm học 2011 – 2012 toàn trường có 30.730 sinh viên.

Đội ngũ gồm 400 giảng viên cơ hữu đã có hơn một nửa đạt từ trình độ từ thạc sỹ trở lên, nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ đầu ngành. Trường đã đào tạo được gần 18.000 sinh viên, trong đó có khoảng 200 thạc sỹ. Tỷ lệ tốt nghiệp đạt khá, giỏi từ 30% trong khóa đầu tiên tăng lên 75-80% trong những khóa gần đây.

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã được Nhà nước ta ghi nhận và tặng Huân chương Lao động lần thứ hai. Giáo sư Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, người đã có công sáng lập và lãnh đạo trường được Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao bằng Huân chương Hồ Chí Minh.

Khám sức khỏe của sinh viên đầu vào

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Lễ kỉ niệm 15 năm thành lập trường

Bước đột phá của một nền giáo dục tư thục

GS Trần Phương Hiệu trưởng trường đã nói: “Thành công của một trường đại học không phụ thuộc vào số vốn góp lớn mà phụ thuộc vào trí tuệ”. Do đó ngay từ khi mới thành lập trường đã và luôn đi theo quan điểm đạo tạo phi lợi nhuận, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội.

Đặc điểm nổi bật của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là không chỉ xây dựng chương trình cho ngành đào tạo (13 ngành) và chuyên ngành (2 - 4 chuyên ngành trong mỗi ngành), mà còn thiết kế chương trình cho từng môn học (học phần).

Sinh viên KD CN

Phòng học vi tính hiện đại phục vụ cho thực hành của sinh viên

Liên kết đào tạo với nhiều nước trong khu vực

Một giải pháp căn bản giúp hạn chế tiêu cực trong thi cử đã được trường áp dụng trong 15 năm qua là đổi mới cách thi và kiểm tra. Trường áp dụng khá triệt để cách thi trắc nghiệm khách quan trên máy đối với tất cả các kỳ thi kết thúc học phần, học kỳ cho gần 100% môn học thuộc lĩnh vực đào tạo các ngành Quản lý kinh doanh, Công nghệ thông tin và nhiều môn học ngành tiếng Anh kinh doanh.

Mô hình đào tạo 2 năm học tại Việt Nam, 2 năm tại nước ngoài rất được sinh viên quan tâm. Sau hai năm học đại cương và các kiến thức nền, các bạn sinh viên có thể lựa chọn đi học tập nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo liên kết này, các bạn sinh viên đều được bố trí đầu ra.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng căn dặn trường cần phải: “Tạo cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ; kết hợp chặt chẽ giữa dạy kiến thức với giáo dục đạo đức, pháp luật, lý tưởng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; quan tâm rèn luyện kỹ năng tự học, tự lập, chủ động sáng tạo, phát triển tư duy để sinh viên đạt được kết quả học tập cao nhất”

Trường ĐH KD&CN - Mô hình phi lợi nhuận vì nền giáo dục ảnh 8

Cuộc thi Duyên dáng sinh viên được tổ chức thường xuyên tại trường

Trường ĐH KD&CN - Mô hình phi lợi nhuận vì nền giáo dục ảnh 9

Nhà ăn sạch sẽ, giá chỉ 10.000 đồng/ suất

Trường ĐH KD&CN - Mô hình phi lợi nhuận vì nền giáo dục ảnh 10

Hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đem lại nhiều cơ hội du học cho sinh viên


Tường Vi