Thầy cô nào dám nói hết sự thật với Hiệu trưởng?

21/05/2020 06:44
Phan Tuyết
0:00 / 0:00
0:00
(GDVN) - Làm gì để giáo viên dám nói lên sự thật để từ đó khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm? Khi và chỉ khi hiệu trưởng có đủ thực tài và không thích thành tích.

Trong các buổi họp hội đồng, họp liên tịch, thậm chí là họp chi bộ ở nhà trường, nội dung được bàn đến nhiều nhất bao giờ cũng là việc dạy và học.

Ý kiến thì nhiều nhưng đa phần chỉ là một nửa sự thật. Đó chủ yếu là những ý kiến khen ngợi, tung hô, tán đồng.

Một đoạn tin nhắn của giáo viên ở Thành phố Hồ Chí Minh nói về việc dạy học hình thức (Ảnh: Phan Tuyết)
Một đoạn tin nhắn của giáo viên ở Thành phố Hồ Chí Minh nói về việc dạy học hình thức (Ảnh: Phan Tuyết)

Một nửa sự thật còn lại là những ý kiến trái chiều mà khi được nói lên nó sẽ bóc trần giữa thanh thiên bạch và chôn vùi bao sự đẹp đẽ, long lanh mà nhiều người đang muốn che giấu đi.

Nhưng khốn nỗi, phần đông chẳng thầy cô giáo nào dám nói lên nửa sự thật trái chiều một cách công khai vì như thế có thể chính bạn sẽ gặp tai bay vạ gió.

Vì những lý do ấy, nhiều sự thật trong giáo dục được ẩn mình khá sâu.

Tâm sự gây sốc của giáo viên về việc dạy và học sau mùa dịch Covid-19

Để có được buổi trò chuyện này, chúng tôi phải hứa và cam kết với bạn ấy không được để lộ danh tính của bạn, không được nói tên trường thậm chí tên quận nơi bạn giảng dạy.

Thầy cô nào dám nói hết sự thật với Hiệu trưởng? ảnh 2
Kiểm tra lại học kỳ 1 vì 165 bài môn Địa được nâng điểm, cao nhất đến 6,5 điểm

Bởi, chỉ cần một trong những thông tin ấy lộ ra thì không chỉ có bạn mà trường bạn cũng sẽ chẳng được yên ổn với cấp trên.

Ngay cả việc học của học sinh mà cũng làm dối nữa. Mở đầu câu chuyện với chúng tôi, một giáo viên Thành phố Hồ Chí Minh kết luận như thế.

Nói rồi bạn kể: Trong mùa dịch Covid-19, mấy quận khác thì em không biết nhưng thật sự bên quận em có dạy online gì đâu.

Biết sở bắt báo cáo, bên em báo cáo láo không à. Đến tận tháng 4 mới dạy nhưng thật sự em thấy dạy không hiệu quả.

Giáo viên dạy theo kiểu làm video, rồi đưa lên mạng còn học sinh hiểu hay không là việc của các em.

Một tiết dạy quy định 45 phút mà 1 làm video chỉ tầm 10 đến 15 phút thì làm sao làm học sinh có thể hiểu được?

Ngày đi dạy lại, sở bắt làm lại phân phối chương trình thống kê những bài dạy online và công nhận là đã dạy nên chốt lại học sinh chỉ còn học có 6 tuần.

Thầy cô nào dám nói hết sự thật với Hiệu trưởng? ảnh 3
Bệnh thành tích ăn sâu vào cả lễ sơ kết học kì

Chỉ 6 tuần học mà phải hoàn thành 3-4 cột điểm kiểm tra. Giáo viên dạy như điên, học sinh học cũng như điên luôn.

Trường chúng em còn lách luật. Quy định xưa nay, 1 tiết học bậc trung học là 45 phút nhưng chỉ dạy khoảng 30 phút là trống hết tiết để tiết khác vào, làm thế là để dạy cho được nhiều tiết.

Giáo viên cũng khá bức xúc vì lên lớp dạy, mới nói mấy câu là hết bài đành nói với học sinh về nhà tự nghiên cứu.

Đã thế, cấp trên còn chỉ đạo miệng (không dám chỉ đạo bằng văn bản sợ để lại bằng chứng) là "tạo điều kiện" cho học sinh.

Giáo viên chúng em chỉ nghe 3 tiếng đó là hiểu cấp trên muốn nhắn nhủ gì rồi. Có vị còn bỏ nhỏ là cho đề kiểm tra thật cơ bản.

Học mà toàn diễn không à, học diễn nên làm khổ cả đôi bên. Giáo viên khổ vì phải chạy chương trình, vì lo cho chất lượng của học trò. Học sinh khổ vì học nhưng không hiểu bài, mất căn bản.

Chúng em thấp cổ bé họng nên phải im và làm theo. Dù không thích nhưng chúng em cũng không dám lên tiếng vì sẽ trở thành người cá biệt

Chưa có ngành nghề nào mà tinh thần đấu tranh vì lẽ phải lại yếu như ngành giáo. Trên bảo sao làm vậy dù biết sai, biết chưa đúng.

Sự im lặng và thỏa hiệp của thầy cô nên hậu quả là học sinh lãnh đủ.

Làm gì để giáo viên dám nói lên sự thật để từ đó khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm? Khi và chỉ khi hiệu trưởng có đủ thực tài và không thích thành tích.

Phan Tuyết