Sai sót trong Atlat địa lý:Chỉ là một vài thiếu sót mang tính kỹ thuật

10/04/2012 14:20
Theo GD&TĐ
Cô Nguyễn Thị Nga - Giáo viên trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm HN khẳng định, sai sót trong Atlat địa lý 12 chỉ là một vài thiếu sót mang tính kỹ thuật.
Atlat Địa lí Việt Nam vẫn là một phương tiện hữu hiệu trong quá trình dạy, học và kiểm tra đánh giá, đáp ứng chương trình chuẩn và phù hợp với sách giáo khoa.
Atlat Địa lí Việt Nam vẫn là một phương tiện hữu hiệu trong quá trình dạy, học và kiểm tra đánh giá, đáp ứng chương trình chuẩn và phù hợp với sách giáo khoa.
Theo cô Nguyễn Thị Nga, Atlat Địa lí Việt Nam là phương tiện dạy và học rất hữu ích, đặc biệt đối với những địa phương không có đầy đủ phương tiện dạy – học hiện đại như máy tính, phòng dạy học đa năng. Atlat bao gồm các bản đồ và các biểu đồ phụ trợ có nội dung phù hợp với chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 12. Các thông tin địa lí trong Atlat rất phong phú, số liệu cập nhật, hình thức khoa học, tính thẩm mĩ cao. Hầu hết giáo viên và học sinh khi khai thác thông tin địa lí trong Atlat đều thấy thuận tiện và dễ hiểu.
Về việc đánh giá các thông tin bị cho là sai trong Atlat, với kinh nghiệm giảng dạy của mình, cô Nga cho rằng, ở trang 10 (Các hệ thống sông), biểu đồ tròn “Tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông” có trục chuẩn không thẳng đứng mà bị lệch. Việc đặt trục chuẩn thẳng đứng là quy định trong vẽ biểu đồ tròn. Tuy nhiên, biểu đồ này vẫn được thể hiện đúng nội dung. Vì vậy, đánh giá biểu đồ này sai là chưa chính xác, mà chỉ là chưa chuẩn về mặt hình thức. Hơn nữa, trong Atlat chỉ có duy nhất biểu đồ tròn này bị lệch trục chuẩn, còn lại tất cả các biểu đồ tròn khác đều chính xác. Thứ hai, việc ghi chữ và số trong biểu đồ là đúng. Đối với biểu đồ tròn, tên và tỉ lệ của mỗi thành phần có thể ghi trực tiếp vào biểu đồ hoặc dùng hệ thống kí hiệu. Biểu đồ này thể hiện rất nhiều thành phần (10 thành phần) nên nếu dùng chú giải sẽ dài dòng, phức tạp hơn.
Ở trang 15 (Dân số), ý kiến cho rằng “biểu đồ Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế thiếu đơn vị “%” ở trục tung và “năm” ở trục hoành là sai”. Tôi thấy rằng, đơn vị của biểu đồ đã được ghi ngay dưới tên biểu đồ nên thiếu tên đơn vị “%” ở trục tung không ảnh hưởng gì đến nội dung. Tương tự, thiếu tên đơn vị “năm” ở trục hoành cũng thế. Thiết nghĩ, đọc biểu đồ là một kỹ năng cơ bản trong dạy và học Địa lí. Nên trong trường hợp này tôi đánh giá là người sử dụng đều có thể đọc thông tin từ đây một cách nhanh và chính xác. Bên cạnh đó, các biểu đồ trong Atlat, đặc biệt là biểu đồ cột đều chọn cách thể hiện ẩn trục tung và trục hoành, ở dưới mỗi cột chỉ ghi số của năm, số liệu mỗi cột đều được ghi tương ứng từng cột, đơn vị của biểu đồ đã ghi ở ngay dưới tên biểu đồ vì thế người sử dụng vẫn thấy gọn gàng, dễ hiểu. Cá nhân tôi thấy, các biểu đồ trong Atlat đều đã được lựa chọn cách thể hiện đơn giản, gọn gàng, dễ hiểu, đảm bảo đúng nội dung. Với ý kiến “trình tự theo cột từ trên xuống là nông lâm thủy sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ là sai”, tôi thấy, cách thể hiện này không hề ảnh hưởng gì đến nội dung vì tỉ lệ của các thành phần vẫn đúng.
“Tôi nhận thấy, không có gì nghi ngờ về Atlat. Atlat Địa lí Việt Nam vẫn là một phương tiện hữu hiệu trong quá trình dạy, học và kiểm tra đánh giá, đáp ứng chương trình chuẩn và phù hợp với sách giáo khoa. Từng trang Atlat đã chứa đựng rất nhiều kiến thức địa lí. Có thể một vài thiếu sót mang tính kỹ thuật nêu trên cần được chỉnh sửa lại về hình thức ở lần tái bản sau để Atlat ngày càng hoàn thiện hơn” – cô giáo Nguyễn Thị Nga nhận định.

Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Ôn thi Đại học

Tư vấn tuyển sinh

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Theo GD&TĐ