Phụ huynh thắc mắc một số vấn đề Hóa học, sách Khoa học tự nhiên lớp 6

20/07/2021 06:32
TMH
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Chúng tôi cảm thấy còn thắc mắc, rất mong các nhà biên soạn sách, cũng như các giáo viên dạy Hóa học góp ý để con em chúng ta có những điều hay từ sách.

Trong những ngày giãn cách, chúng tôi - những phụ huynh có con, em sang năm học lớp 6, chương trình Giáo dục phổ thông – 2018, tò mò lật bộ sách Cánh diều môn Khoa học tự nhiên được biên soạn bởi nhóm tác giả thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư – Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Đại học sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Có một số vấn đề chúng tôi thắc mắc như sau:

1. Về vấn đề danh pháp của các chất thuộc lĩnh vực Hóa học: Trong bộ sách, nhóm tác giả ghi tên các chất theo ngôn ngữ tiếng Anh, như vậy có tạo ra sự lệ thuộc về văn hóa không?

Tại sao chúng ta không khi theo cấu trúc ngôn ngữ của tiếng Việt mà bê nguyên từ tiếng Anh vào bộ môn. Và một thực tế là không phải tất cả các em học sinh vừa hoàn thành xong chương trình Tiểu học đều có học tiếng Anh ở cấp Tiểu học, như thế vô hình trung chúng ta lại tạo thêm một kiểu "ngôn ngữ" khác với những gì học sinh đã làm quen ở cấp Tiểu học.

Ví dụ :

🡪 tại sao ta không ghi là “acid acetic” nhỉ?

2. Về các dụng cụ và các thao tác liên quan đến hóa chất trong phòng thí nghiệm:

A. Trong phần

Ở phần 2, nhóm tác giả viết như sau:

Theo kiến thức của chúng tôi thì:

a. Để đo thể tích của chất lỏng trong phòng thí nghiệm trường phổ thông thì ta hay dùng: bình định mức (đo chính xác), ống đong (đo tương đối), chứ không có dùng becher (cốc có mỏ) và erlen (bình tam giác, bình nón) như nhóm tác giả nói trong sách và minh họa ở hình 2.3). Trong sách giáo khoa, nhóm tác giả không nói gì tới bình định mức.

Trên hình 2.3, nhóm tác giả còn không chú ý tới chi tiết: lượng chất lỏng cho vào bình becher thì lượng chất lỏng chỉ chiếm tối đa 50% dung tích của bình; trong bình erlen thì chiếm 1/3 dung tích của bình, vì bình becher và erlen thường dùng để chuẩn độ trong bộ môn Hóa phân tích.

b. Thao tác với ống nhỏ giọt trong hình 2.4 là không an toàn.

Thứ nhất: tay phải mang găng tay cao su 🡪 trong hình 2.4 là để tay trần.

Thứ hai: trong hình 2.4 b, nếu hóa chất là acid đặc (như H2SO4) hoặc kiềm đặc thì thao tác này không an toàn🡪 có thể gây bỏng, không an toàn cho người thực hành thí nghiệm.

Thứ ba: khi nhỏ hóa chất từ ống nhỏ giọt sang các dụng cụ khác thì thường nhỏ men theo thành của dụng cụ, không ai nhỏ tưng tưng giữa cốc như hình 2.4b 🡪 rất không an toàn.

c. Cách đưa mắt quan sát hóa chất lỏng trong các dụng cụ như bình định mức, ống đong,…nhóm tác giả nói rất sơ sài. Nhóm tác giả chưa nói rõ cách quan sát khi hóa chất lỏng có màu và không màu thì quan sát như thế nào?

B. Trong phần

Ở mục:

Cách thiết kế để 3 nhiệt kế với đầu nhiệt kế nhúng thẳng vào 3 cốc nước như hình 4.4 ý trên là không hợp lý. Và trong hình 4.4 ý dưới, đầu nhiệt kế được cắm vào bình becher hay gì đó không rõ và bên dưới có đốt đèn là không an toàn trong phòng thí nghiệm.

C. Trong phần

Khi so sánh, thì thường phải để các vật trong cùng điều kiện, vậy sao không bố trí hình 6.4 b tương tự như hình 6.4a và có 1 cái đồng hồ bấm giây bên cạnh nhỉ 🡪 mới có cơ sở để trả lời câu hỏi “So sánh thời gian các viên đá tan hoàn toàn thành nước trong cốc A và B. Quan sát và nhận xét bề mặt ngoài của cốc B.”

Trên đây là một số ý mà chúng tôi cảm thấy còn thắc mắc, rất mong các nhà biên soạn sách, cũng như các giáo viên dạy Hóa học góp ý để con em chúng ta có những điều hay từ sách!

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

TMH