Phòng tham vấn học đường "cứu" cô học trò từ "bất cần đời" đến đỗ đại học

16/01/2021 13:30
Thùy Linh
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Em X đến Phòng tham vấn khi là học sinh lớp 11 với những triệu chứng cực kỳ nghiêm trọng như trầm buồn, cắt tay đến mức cả cánh tay không còn chỗ nào để cắt.

Nền kinh tế phát triển, đồng nghĩa với việc nhu cầu về vật chất của con người được đáp ứng ở mức cơ bản. Khi vật chất đầy đủ, chúng ta có xu hướng mưu cầu thoả mãn về mặt tinh thần. Điều này khiến cho sức khoẻ tinh thần trở thành vấn đề được quan tâm và chú trọng trong khoảng 5-7 năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, lứa tuổi học đường là giai đoạn mà các em học sinh dễ bị tác động về tâm lý và chịu tổn thương về mặt tinh thần. Cơ hội đến từ những biến đổi nhanh và mạnh kinh tế - xã hội cũng đem đến những thách thức về sự phát triển nhân cách của trẻ.

Bản thân hoạt động giáo dục trong mô hình trường học truyền thống chưa đáp ứng đủ nguồn lực để có thể hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu sức khoẻ tâm lý của học sinh.

Nhận thấy vấn đề về sức khoẻ tinh thần là xu thế và được quan tâm trong tương lai, tháng 12 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 31 về “Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông”. Trong đó, nhấn mạnh việc mỗi nhà trường phải có tổ tư vấn để hỗ trợ và can thiệp giúp đỡ khi học sinh gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập, cuộc sống.

Thực tế đã cho thấy, khi vấn đề sức khoẻ tinh thần được quan tâm và chú trọng, xã hội để ý nhiều hơn tới những trường hợp thương tâm có khó khăn trong tâm lý mà không được hỗ trợ kịp thời. Không khó để có thể tiếp cận với những câu chuyện như: nữ sinh trường X tự tử do bị bạo lực hay nam sinh tên Y bị trầm cảm do áp lực học tập ...

Từ những câu chuyện thật, chúng ta nhìn thấy cho thấy cần thiết thành lập tổ tham vấn học đường để hỗ trợ giải quyết khó khăn tâm lý một cách kịp thời.

Người đi bước chân tiên phong cho Phòng tham vấn học đường – Marie Curie

Thầy Nguyễn Xuân Khang – người chèo lái con thuyền Marie Curie, Hà Nội luôn tâm niệm: “Giáo dục có nhiều cách, không nhất thiết phải dùng biện pháp trừng trị, kỷ luật. Nếu dùng đúng cách như những sự vụ: bắt học trò uống nước giặt giẻ lau bảng hay yêu cầu cả lớp tát một bạn trong lớp, đuổi học 1 năm vì vi phạm kỷ luật thì giá trị nội hàm giáo dục bằng không...”.

Từ suy nghĩ chân phương, chân thành trong sự nghiệp giáo dục, thầy là người tiên phong trong việc xây dựng Phòng tham vấn học đường Marie Curie với hy vọng:

“Thầy cô cùng phối hợp, tương tác với các bậc cha mẹ để giúp học sinh sửa lỗi. Như vậy, bố mẹ và nhà trường cùng “chiến tuyến”. Tôi hy vọng, các chuyên gia tâm lý sẽ dừng phương pháp tâm lý để “cảm hoá” học sinh. Không chỉ giúp học sinh, các chuyên gia sẽ hỗ trợ các thầy cô “nghiên cứu” tâm lý học trò rồi cùng tháo gỡ.

Thay bằng việc kỷ luật, chúng ta có thể lắng nghe, chia sẻ, thuyết phục và đồng cảm để giúp các em trở thành người tử tế, biết học hành và chung sống tốt với bạn bè”.

Với mong muốn các chuyên gia tâm lý sẽ dừng phương pháp tâm lý để “cảm hoá” học sinh nên tháng 6/2018, thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội đã thành lập Phòng tham vấn học đường

Với mong muốn các chuyên gia tâm lý sẽ dừng phương pháp tâm lý để “cảm hoá” học sinh nên tháng 6/2018, thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội đã thành lập Phòng tham vấn học đường

Dù chặng đường đầu có những trở ngại khó khăn trong việc tiếp cận học sinh và phụ huynh do các em và cha mẹ, thậm chí giáo viên chủ nhiệm – giáo viên bộ môn chưa hiểu đúng về tầm quan trọng của sức khoẻ tinh thần và có thói quen đến phòng tham vấn khi có khó khăn về tâm lý cũng như chức năng nhiệm vụ phòng vì mặc định rằng những đứa trẻ lên Phòng tham vấn là khi trẻ có vấn đề.

Chính vì vậy nên mới có những trường hợp học sinh hư quá hoặc học sinh không bình thường thì giáo viên dắt học sinh lên Phòng tham vấn và nói các cô làm sao cho trẻ ngoan thì làm. Vì thế nên mọi người mặc nhiên nghĩ Phòng tham vấn là nơi những đứa trẻ hư mới lên đây.

Tuy nhiên, với phương châm luôn lắng nghe trẻ bằng cả trái tim yêu thương, đối thoại cởi mở với học sinh, Phòng tham vấn học đường, trường Marie Curie, Hà Nội rất hạnh phúc khi trở thành những người bạn mà các học sinh có thể tin tưởng để tâm sự, tìm đến khi gặp vấn đề rối nhiễu tâm lý.

Trải qua chặng đường 3 năm, Phòng tham vấn Marie Curie giờ đây trở thành địa điểm đáng tin cậy của không chỉ của học sinh và giáo viên mà có cả phụ huynh trong hành trình gỡ rối những vướng mắc tâm lý.

Học sinh giờ đây đã có thói quen lên phòng tham vấn để được hỗ trợ khi có khó khăn chưa tìm được giải pháp. Giáo viên trở thành cầu nối đáng tin cậy để giữa phụ huynh với Phòng tham vấn. Nhiều trường hợp phụ huynh chủ động liên hệ với phòng để được hỗ trợ về những giải pháp đồng hành cùng con trong giai đoạn học đường.

Làm tâm lý không thể ngày một ngày hai mà là cả hành trình

Khi có dịp lắng nghe chia sẻ của chuyên gia của Phòng tham vấn, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam được biết đến một trường hợp mà các chuyên gia đã tham vấn, điều trị rất thành công để em thay đổi và nhận ra giá trị của bản thân.

Đó là trường hợp của cô học trò X đã tốt nghiệp trường Marie Curie, hiện đang học tại một trường đại học và đã có người yêu.

Em X đến Phòng tham vấn khi là học sinh lớp 11 với những triệu chứng cực kỳ nghiêm trọng đó là uể oải, trầm buồn, cắt tay đến mức cả cánh tay không còn chỗ nào để cắt và thường xuyên đeo kính áp tròng màu đỏ chót. Đặc biệt, có vài lần sau khi cắt tay xong em đã đi lang thang trên sân thượng và nhà trường phải có giám thị giám sát.

Đỉnh điểm là trong lễ hội Halloween năm học lớp 11 khi các bạn cải trang bằng đồ giả thì cô học trò lại cải trang bằng đồ thật, trên người toàn dao kiếm thật nên nhà trường đã phải cho em về, không thể ở trường với những đồ đạc như vậy.

Các chuyên gia ở Phòng tham vấn học đường, trường Marie Curie, Hà Nội đồng hành tháo gỡ cùng các học trò

Các chuyên gia ở Phòng tham vấn học đường, trường Marie Curie, Hà Nội đồng hành tháo gỡ cùng các học trò

Nắm được tình hình đó, các chuyên gia trong Phòng tham vấn tìm hiểu thì được biết, cô học trò sinh ra trong gia đình rất phức tạp.

Mẹ là người rất nổi tiếng, rất giàu và là người kiếm tiền nuôi cả gia đình còn bố chỉ ở nhà lo nội trợ, cô bé là con cả trong gia đình và biết rất nhiều bí mật của gia đình đó là đứa em thứ hai của mình không phải là con của bố mà con của mẹ với một người khác.

Người bố biết nhưng bất lực do đó, bố thường xuyên đưa ra uy hiếp mẹ khiến mẹ ngày ngày phải cung phụng bố và mẹ luôn sống trong tội lỗi, thậm chí muốn ly hôn nhưng lại sợ bị bố đe dọa.

Đó là khung cảnh gia đình của cô học trò kéo dài suốt bao nhiêu năm, dấu mốc quan trọng đó là vào giai đoạn khoảng lớp 7- lớp 8 trở đi thì X không còn ăn cơm cùng với gia đình, tức là cứ hết giờ ăn của bố mẹ và em thì X tự xuống lấy cơm ăn một mình, ăn bằng tay chứ không ăn bằng bát.

Khi các chuyên gia ở Phòng tham vấn phát hiện vấn đề và xác định đây là trường hợp bị trầm cảm đã gọi mẹ đến chia sẻ những vấn đề mà chuyên gia nắm được thì người mẹ khóc rất nhiều và khẳng định đó là những vấn đề rất đúng. Từ đó người mẹ này tâm sự câu chuyện của chính mình mà lâu nay chưa bao giờ nói với ai.

Khi xác định được lâu nay X không ăn cơm cùng gia đình, vấn đề chính là từ bố thì những bữa cơm đầu tiên bố sẽ không ngồi ăn cùng với tần suất mời đứa trẻ 1 lần/ tuần, sau là 2 lần/ tuần. Dần dần bố ra ngồi cùng.

Kết quả là sau 3 tháng thì gia đình đã có bữa cơm đầu tiên mà có sự xuất hiện của cả bố - mẹ và 2 con ngồi cùng nhau và giờ đây X dám nhìn vào mắt mọi thành viên trong gia đình chứ trước kia em biệt lập hoàn toàn.

Song song làm việc với X, gia đình thì các chuyên gia còn làm việc cả với lớp – nơi mà X học tập để làm sao các bạn không kích hoạt cảm xúc của X, hoặc cách ứng xử khi X bùng phát cảm xúc thì nên làm thế nào.

Các chuyên gia ở Phòng tham vấn học đường, trường Marie Curie, Hà Nội chia sẻ với phóng viên rằng: “Đây là trường hợp khó cả về chuyên môn và nền tảng gia đình phức tạp nên Phòng đã phải họp chuyên môn rất nhiều. Và đây cũng là một trong những ca rất thành công mà Phòng đã làm được”.

Thùy Linh